bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 14
Trong ngày: 155
Trong tuần: 883
Lượt truy cập: 747787

GIỚI THIỆU TẬP TRUYỆN NGẮN TIẾNG CHUÔNG CHÙA TỬ ĐẰNG

VIẾT NHƯ
VỢT GIẤC MƠ MÌNH
Phan Đình Minh
Khi mới quen nhau, Nguyễn Đức Hạnh (NĐH) đã hay kể cho tôi nghe về những “nguồn cảm xúc” - Luôn cảm giác chuyện này thường trực trong tâm trí nhà văn. Là căn cớ để anh có thơ và truyện ngắn hay, ra đời ngay sau đấy. Nhớ lần, NĐH tự sự với tôi về một cốt truyện hay. Nói là cốt truyện nhưng đã hội đủ các chi tiết một truyện ngắn hoàn chỉnh. Sau đấy không lâu, “Hoa huê tình còn thơm” được in trên báo Văn nghệ số 44 (ngày 30/10/2021) - Cuối năm, truyện được tuyển vào top ten truyện hay của Báo Văn nghệ 2021. Đã nghe NĐH kể rồi mà khi báo giấy ra, tôi vẫn bị truyện ma mỵ, cuốn hút. Hoa huê tình còn thơm được viết hoàn toàn bằng cảm xúc. Tôi nghĩ, chữ sẽ cứ chảy ra khấp khởi vội vàng mà không hiểu sao chi tiết truyện vẫn tròn đầy, ấn tượng, chinh phục người đọc dầu phần nhiều là siêu thực. “Mình khâm phục nhà văn nào biên tập truyện này. Hầu như để nguyên vẹn các chi tiết, không đụng gì vào bản gốc”. Tôi nói với NĐH khi vừa đọc xong báo giấy. Đồ rằng, nếu cắt xén, sửa chữa có thể sẽ làm mất đi cái không khí bảng lảng, khấp khởi, bước đi hụt hẫng của chữ nghĩa, mà coi… Nhà văn đã không hề dụng công nhiều trong thủ pháp xây dựng nên một truyện ngắn hay.
Nói về khuynh hướng sáng tác của Nguyễn Đức Hạnh thì đã có nhiều nhà phê bình hoặc bạn bè văn chương đề cập đến. Tôi chỉ xác định tiếp cận tác phẩm ở góc độ một độc giả yêu thích sẻ chia những sáng tác mới - ở đây chủ yếu là văn xuôi. Tôi đồng cảm và hưởng ứng những khuynh hướng văn chương của NĐH, ngay từ truyện ngắn đầu tiên khi tiếp xúc - Nước mắt đá. Cũng không nhớ là đã đọc ở đâu. Trên trang mạng nào hay báo giấy. Đây là một trong những truyện ngắn ấn tượng của NĐH. Từ câu chuyện ngẫu nhiên nhân vật “hắn” gặp gỡ cô gái đẹp tên Say, bán ngô nướng kiếm sống ở một thị xã du lịch miền núi cao. Rồi câu chuyện “dịch vụ quan hệ” đến tình cảm quý mến yêu nhau tự nhiên giữa “hắn” và Say dẫn đến việc chiếm đoạt viên đá cổ quý giá. Vật gia bảo của người cha Say và dân bản khi mọi người lỡ yêu quý “hắn”… Tác giả muốn bóc trần thói tham sân si của con người dù với mục đích động cơ gì đều sẽ bị tẩy chay và tất nhiên cái kết của nó là sự hủy hoại lòng tin, chết chóc và đổ vỡ. Cái mất đi là tình yêu thuần khiết. Thứ, dường như quý giá nhất trong tất cả cung bậc tình cảm và đức tính con người ta, dầu ở thế giới thực hay siêu thực.
Lại nói về tập truyện Tiếng chuông chùa Tử đằng, gồm 18 truyện ngắn xinh xẻo dầy dặn hội đủ bút pháp và tư duy truyện ngắn Nguyễn Đức Hạnh lúc này. “Nếu chỉ cần bỏ đi những nhan đề như những ngăn cách rời rạc và lỏng lẻo, chỉ cần xếp lại những trường đoạn câu chữ ấy cạnh nhau, sẽ có một tiểu thuyết” - Nhà phê bình văn học Nguyễn Kiến Thọ. Nói vậy có vẻ cơ bản đúng, lại khiến tôi vô cùng tâm đắc. Tôi hiểu ý nhà phê bình: Cái biên độ rộng, co dãn trong câu chữ NĐH khá bất thường. Thì kể về ý nghĩ mình mà, lại khi "Chộp" được gì đó xung quanh. Vợt cả trong giấc mơ mỏi mệt. Cảm xúc nó sẽ dễ gắn vào, dễ pha trộn. Liên kết ý, từ,… các truyện ngắn trong Tập kết cấu theo một tạng “hành văn” đặc trưng con người NĐH. Cứ rủ rỉ, miên man, liêu trai, chảy đi như thế. Cả khi diễn đạt các chi tiết đắt: Nghĩa địa chôn các hài nhi, dưới những gốc sim của một ông già - Truyện ngắn Tiếng chuông chùa Tử đằng - trang 35; Hay những lời kể đầy tính cách của bốn sư ông trong cổ tháp - Truyện ngắn Cổ tháp - trang 85; hoặc như tả cảnh ăn chơi tiệc tùng phát rợn người ở một bãi vàng - Truyện ngắn Năm canh bên bờ vực, trang 103… mọi thứ cứ dễ dàng, thiếu hụt, chênh chao… tải không dứt. Tự sự trong văn NĐH mạnh và nuột. Rất hoạt trong cách đối thoại bộc lộ trực diện tính cách của nhân vật. Dù là đối thoại giữa người với ma, với thần, quỷ… giữa thế giới thực và thế giới âm ty, cứ thể, như mọi nhẽ để bộc lộ mình. Tôi rất thích cách xây dựng nhân vật Bảo Ngọc trong truyện ngắn Kỳ nữ số đỏ. Đây sẽ là ước ao phiên bản của nhiều cô gái mới lớn thời nay - nhưng cầu mong đừng xảy ra cái kết lao đầu xuống, từ tầng bảy.
Lại nói về những giấc mơ.
Tác giả phải chăng đã bị xói mòn lòng tin hy vọng vào cái lề luật có từ ngàn xưa của chính thể loài người trên Trái đất này. Nó đã không sắt đá bảo vệ hiệu quả công lý số đông con người. Vậy nên Nhà văn đã mượn những giấc mơ, mượn thần thánh, hồn ma… mượn sự dịu dàng của mẹ thiên nhiên và cả những luân lý đúc rút ở dân gian để bứt phát, gắng tìm phép thuật mong bình ổn tâm can trong cõi người đúng sai hỗn loạn này.
Trang 118 - Truyện ngắn Năm canh bên bờ vực:
Nhân vật hắn: “Trong cơn mê sảng, thấy túi vàng đẫm máu bay lượn trên mái nhà dột nát của cha mẹ mình, cha thều thào “Giấy rách phải giữ lấy lề, con nhé…” Cầm một thỏi vàng đưa cho mẹ, mẹ hắn lắc đầu nói trong nước mắt: “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo, mẹ không cần của phi nghĩa, con hãy nhớ lấy…” Hoang mang, xách túi vàng tìm em, em nhìn hắn ghê sợ, lùi dần về phía vực sâu… Giơ tay muốn níu lại, em bỗng hét lên khủng khiếp rồi buông mình rơi xuống vực. Nhìn lại tay mình, hắn cũng hét lớn vì hai bàn tay đỏ máu tươi”.
Trang 178 - Truyện ngắn Âm dương
“… Cỗ cưới cũng chia đôi, người xóm tôi bày thịt rượu ê hề, bên bàn nhà gái bày toàn ếch sống ngồi chồm hỗm, thở phì phò trên những cái đĩa tết bằng cây thanh hao non xanh mướt. Bên nhà gái cho ếch sống vào mồm nhai ngồm ngoàm… Rồi đêm tân thôn, em bé nhỏ và lạnh lẽo trong vòng tay tôi. Đang hôn em thì bỗng hét lên vì một con cá trê từ miệng em trườn sang miệng tôi, chui qua cuống họng xuống dạ dày… cứ mỗi lần hét lên thì bừng tỉnh, rồi nôn thốc nôn tháo… vài hôm tôi lại mơ thấy giấc mơ hãi hùng ấy mà chẳng hiểu vì sao.
Mà cũng thật kỳ lạ, cứ vào đêm hôm ấy, tôi không thể không vào thăm ngôi nhà cũ, như có một lực hút vô hình lôi kéo tôi đi. Còn nếu cố tình không đi, tôi sẽ bị ốm thập tử nhất sinh, gặp ác mộng kinh hoàng, thấy mình bị chôn sống trong một quan tài đầy nước và hàng trăm con cá trê béo mẫm thở phì phò trong đó, bộ xương trong quan tài bỗng ôm ghì lấy tồi rồi cười sằn sặc".
Đọc những giấc mơ trong “Âm dương” mà nghẹt thở. Phải chăng đây là những bức bối tác giả muốn vượt thoát và phá bỏ những thâm căn cố đế. Cứ phá, cứ vượt được đã, dầu có thể sẽ gặp phải điều biến cố ở phía bên kia.
Rồi nữa, ở truyện ngắn Nước mắt đá - Trang 198:
“Đêm ấy hắn mơ thấy Say bị trôi sông. Cô bị trói trên bè tre, một con rắn khổng lồ từ dưới sông ngoi lên mổ liên tục vào ngực cô, máu phun cao tới lưng chừng núi rồi bốc cháy. Dân bản dùng tên tẩm độc bắn liên tục vào hai bố con. Cha của cô bay lên, xòe tay, lấy thân mình che chắn. Hàng ngàn mũi tên đen sì cắm vào người ông như lông nhím. Rồi cả ông lão và Say bay đến quỳ bên giường, nhìn hắn bằng những đôi mắt đỏ lòm máu, miệng gào thét: Phản bội! Đồ phản bội. Hắn hét to rồi vùng dậy, mồ hôi và nước mắt đầm đìa trên mặt”.
Tiếng chuông chùa Tử đằng là một tập hợp giằng rịt sự giao tiếp cõi người, ma, thần, quỷ, loài vật, cây cối, thiên nhiên… hỗn độn. Ở đó Nhà văn bằng vốn sống dầy dặn đã “ngao du trí tưởng tượng” mình để tạo nên bức tổng phổ vũ trụ thực và siêu thực mà “tập hợp” cơ bản chính: là kể chuyện về cõi nhân gian cay đắng và chẳng thiếu cung bậc ngọt ngào này. Ở đó có một ông lão đêm đêm đi gói xác những hài nhi rồi vừa khóc vừa cố chôn các linh hồn mỏng manh bay lượn dưới những khóm sim... sự cắt nghĩa không rõ ràng cứ xói vào miền đau xúc cảm con người ta. Rợn quá; Ở đó kể về cây đa ngàn tuổi, giếng nước ngàn năm, nơi chứng tích bao thăng trầm ly khổ một phố huyện tối tăm Phiêu Bạt mà gian khó. Phải chăng đó cũng là những bước trải từng của một vùng đất, một dân tộc, một đất nước và con người. Ở đó từ những câu chuyện nhỏ ông lão làm thơ bắt cá. Lại tường tận một ông lão khác làm nghề lò rèn, tính tình lục lâm thảo khấu, trái phải phân minh. Có phải hai ông là những cuốn sử sống ghi lại cách giữ nước và trị nước thế nào; Ở đấy kể khắc khoải về người đàn bà bán sách khiến lòng ta đau xé khi chứng kiến sự cô độc, đắng cay của kiếp chinh phu; Rồi ẩn hiện cuộc đấu nội tâm, cái ác cái thiện có thể xảy ra khốc liệt ngay ở trong một trái tim của kẻ đào vàng bên bờ “vực người”. Cao thượng thanh bần hay chấp nhận mất nhân tính trong vòng luẩn quẩn tham sân si mà ai cũng không thể không đối diện, vướng phải; Ở đó xuất hiện những con người sống hiện sinh và cắt nghĩa sự đời chỉ giản đơn bằng hai chữ đen thui: Được và mất. Rồi mục đích không đạt, họ sẵn sàng mượn độ cao để hủy mình, lãng xẹt kết thúc sai lầm…
Gấp trang sách cuối cùng, ta bình tâm hồi tĩnh lại. Tiếng chuông chùa Tử đằng đã đưa ta hết miền suy ngẫm này đến miền liên tưởng khác. Nhiều lý lẽ được chắt ra khi ta đọc chậm và ngẫm ngợi. Tác giả đã dồn nén bao thứ trong 18 truyện ngắn nhỏ nhoi mà không hề nhỏ, cứ như thanh lọc và cứu cánh vỗ về tâm can ta dầu có những điều độc giả sẽ không dễ dàng hiểu và lý giải. Bạn ạ, hãy cứ nghĩ về một cuốn sách hay, rằng: Nguyễn Đức Hạnh đang kể câu chuyện ma, quỷ, chỉ để nói về con người và cuộc đời này. Đằng sau những khung cảnh ghê rợn, hình ảnh ma quái là nỗi đau nhân thế cùng khát khao hướng thiện không bao giờ phai nhạt. Với cách viết này, Nhà văn đã lặng lẽ tìm một lối đi riêng, gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả./.
Gelexia - Hoàng Mai - 2022
(2000 từ)
 
 
 
 
 
Bạn, Kim-Anh Bui, Nguyễn Thế Kiên và 152 người khác
 
56
 
1
 
 
Thích
 
 
 
Bình luận
 
 
Chia sẻ
 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)