Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển
Có lẽ, nếu là nhà thơ, câu hỏi đầu tiên mà bạn đọc muốn biết: Họ là ai? Họ đến từ đâu? Đôi lúc người biên tập cũng lúng túng thế nào là “Tác phẩm Tuyển chọn”? Trong 4 tập của chi hội, đây là tập sách có số lượng tác giả thơ đông nhất (44). Nhưng “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Để có thành tựu, để có phong cách và dấu ấn trong thơ, thật hiếm. Đó cũng là hiện trạng chung của thi ca hôm nay. Lần này, mỗi người viết tự chọn thơ để gửi đăng. Nhưng chính thơ và thời gian lại lặng lẽ lựa chọn bạn đồng hành.
Hầu hết tuổi đời của các tác giả đã ngoài sáu mươi. “Hoàng hôn đã trĩu hai vai” (Phạm Minh Tân). Thời gian mang lại trải nghiệm, vốn sống, nhưng tuổi tác cũng đè nặng lên ngòi bút. Bên cạnh những sáng tác mới là những bài thơ cũ. Cả đời viết có được một bài, thậm chí một câu thơ làm người đọc nhớ mãi đã là quý lắm, khó lắm. Trên đường xa, bóng ai đang ngoái lại. Vì thế, trong thơ ta gặp nhiều hoài niệm, ký ức, gặp sự trở về. Đó là âm vang của tâm hồn thi nhân. Tôi chợt nhớ câu thơ của Trương Đăng Dung “Đêm nay trời đầy mây/ Điều gì xảy ra nếu ký ức không cất giữ cuộc đời ta an toàn nhất”.
Có thể nói, từ ảnh hưởng sâu đậm của mỹ cảm truyền thống trong thơ, phần lớn bút pháp đã thành thói quen. Tuy không còn là âm chủ nhưng đại tự sự vẫn thấp thoáng đâu đây, vẫn vang lên qua âm hưởng tráng ca, một trong những đặc điểm nổi bật của giọng thơ một thời. Chiến tranh đã lùi xa, mỹ cảm và điểm nhìn trong thơ đã thay đổi lâu rồi. Vẻ đẹp nhân bản của thi ca ánh lên từ những câu chuyện đời thường, từ những tiểu tự sự, gắn liền với buồn vui khuất lấp mà thấm thía. Từ hướng ngoại, người viết trở về đối diện với bản ngã, với tâm linh: “Khi không nhìn vào đâu cả/ Là lúc ta nhìn thẳng vào mình/ Lời ai đó/ Ta giật mình thảng thốt/ Về cõi người/ Những bí ẩn tâmlinh” (Lại Hồng Khánh). Không còn là đồng ca, thơ hậu chiến coi trọng đơn ca. Phải có giọng, phải có nội lực mới tự hát một mình.
Viết về cái gì không quan trọng bằng viết như thế nào. Tuy là đề tài cũ nhưng thơ vẫn làm người đọc lặng lẽ rưng rưng: “Nắm xương bọc tấm vải cờ/ Mẹ ngồi như tượng bên bờ nhân gian” (Nguyễn Đức Bình), “Mẹ cúi nhặt hạt rơi trên mặt đất/ Cha ngẩng đầu lượm trái sáng trùng khơi” (Cố nhà thơ Lê Ngọc Bảo). Tác giả Phương Đông viết câu thơ ở nơi lộng gió: “Ta áo mỏng hay cánh diều trên phố/ Thấy trời xanh mà khao khát bao điều”. Đây là câu thơ lấp lánh ánh sáng tình yêu của nhà thơ Trần Thị Nương: “Ngày anh sang nắng vô tình dát ngọc/ Chiếc mũngười cầm hay lá sen thơm”. Còn đây là tờ lịch cũ trong thơ Nguyễn Mạnh Thắng: “Đời cần hai mặt nghĩ suy/ Saokhông lật trái để ghi đôi điều” Và thơ Phan Văn Ấu vẫn một nét riêng trong lối nói: “Ta tháng Chạp nảy mầm về thuở trước/ Xe máy ô tô rát ruột đường làng”.
Cùng với viết như thế nào, một trong những yếu tính để thơ trở nên ấn tượng, thấm thía, lan tỏa, đó là thơ mang nỗi niềm, hơi thở, nhịp điệu… và tâm thức của những ngày ta đang sống. Đây là những câu thơ làm người đọc phải nghĩ ngợi, được phát hiện từ đời sống, từ sự nhạy cảm của tâm hồn: “Những con mực câu được đưa lên vỉ nướng/ Dài thượt ra chờ đợi cuộc hành hình/ Chỉ cặp mắt longlanh/ Cứ nhìn vào ta ứa lệ” (Câu mực đêm – Hạnh Mai). Suy tư về nhân dân, về mối quan hệ giữa cá nhân và lịch sử đã hóa thân vào “Viên gạch dưới móng HoàngThành” trong thơ Xuân Lai: “Những số phận ở tầng sâu lặng lẽ/ Bỗng hóa thànhlịch sử ngàn năm”. Ưu tư và dự cảm, chữ nghĩa thao thức giữa vùng sáng tối, thao thức trước mong manh hành trình của Cái Đẹp trong “Đêm họa mi” (Lê Anh Phong): “Tàu vẫn chạy trong giấc sen xào xạc/ Trong ánh sao sa cát lở phía đầu nguồn/ Tàu vẫn chạy dùng dằng toa năm tháng/ Chuyện đường dài có ai quên ga xép/ Bao đồ đạc dồn ta vào chật hẹp/Mở lại chân trời cho âm tính bay đêm/ Đi và đến/ Bao ga đời chộn rộn/ Trăng cứ trôi, thơ đợi ở ga nào/ Đi và đến/ Buồn vui sương khói/ Đã hẹn với ban mai, hoa lặng lẽlên đường…”. Vẻ đẹp Xứ Đoài hiện lên qua chùm thơ sâu lắng tình tự quê hương của tác giả Quốc Toản, cũng nhiều lo âu trăn trở: “Con phố nhỏ bỗng chật tà áo trắng/ Cho Sơn Tây thanh khiết đến vô cùng”, “Ta vẫn cứ lo xa trước bao điều mất mát/ Những vô tình, cố ý, ngu ngơ”, “Cạn chiều rồi chưa hiểu hết lời quê/Như rễ si già miết lên đá ong Thành Cổ”. Vượt qua cách nhìn quan phương, không đi theo vết tụng ca một chiều, “Chẳng có gì là quan trọng” của nhà thơ Trần Nhương vừa trực diện vừa an nhiên và “vừa đủ” để tác giả tự họa chân dung mình: “Những cuốn sách một thời như sấm trạng/ Giờ bán cân bà đồng nát mua về/ Những quy phạm một thời như thước ngọc/ Thành vết hằn ghi dấu sự ngô nghê/ … Em của anh ơi, chẳng có gì là quan trọng/ Đến tình yêu cũng có thể già/ Ta hãy sống vô tư như trẻ nhỏ/ Sáng xuân này lối ngõ nở đầy hoa”. Có thể nói, cảm hứng đời thường nhân bản trong mối quan hệ con người với thiên nhiên, con người với thời cuộc, bản ngã với tha nhân, xa lạ với véo von son phấn, thơ vì thế tham dự vào đời sống.
Chúng ta chọn thơ làm người bạn đồng hành. Thơ luôn hướng đến con đường lộng gió thanh tân. Nhưng chớ nên đối lập truyền thống với cách tân. Đổi mới trên nền truyền thống là sự lựa chọn phù hợp với “khí hậu, thổ nhưỡng văn hóa Việt”. Bên cạnh miền phù sa của tâm hồn, thơ hôm nay rất cần phẩm chất “trí tuệ cảm xúc”. Tuy chỉ là số ít, tuy mờ tỏ khác nhau, nhưng một số gương mặt thơ đã mang đến làn gió mới trong biểu đạt. Tinh thần dân chủ cùng những quan niệm mới, tâm thức hậu hiện đại khiến cách nhìn về thơ không cứng nhắc, nó trở nên phóng khoáng hơn, đa chiều hơn trong một thế giới mở. Nhưng sự làm mới nếu chỉ loanh quanh ở hình thức, thơ khó đi xa. Không còn đơn điệu tuyến tính, thơ chồng lấn biểu ý, biểu cảm với những tưởng tượng mới, liên tưởng lạ mang hơi thở của đời sống đương đại: “Bên kia bức tường là ngày, mặt người dán đầy tem/ Những thùng loa tạo lập miền ngôn gió/ Dưới mặt trời là thế giới bị lẫn cực”, “Từng chiếc gai cấu cào vào quá khứ/Mình đã qua bao mùa hoa cỏ, những vết đau đã lặng lẽ khô” (Hà Linh). Diễn ngôn mới đã mở ra một không gian khác, thực và hư, không tả chân mà chỉ gợi cho suy tưởng: “Bờ bến lạ bao giờ đến được/ Những bậc đá mê man mây nước/ … Toan đắm gió ánh ngàyem hong tóc/ Lộng lẫy mơ hồ mây trắng sang sông” (Lê Anh Phong); “Giọng đồng run sương bạc/ Quạ vẳng… bóng trăng ngà/ Lửa chài chưa kịp thắp/ Cõi trời đã rải hoa…” (Thăm chùa Hàn Sơn Bến Phong Kiều – Doãn Ngọc Bạch). Theo mạch thơ ảo mờ ấy, quan niệm về hiện thực cũng mở rộng. Không chỉ là khách quan của “mục sở thị”, mà còn là hiện thực của tâm tưởng, tâm linh, mặc khải. Sự huyền ảo đó đã mở ra những giấc mơ cho tưởng tượng. Tương truyền, ngôi mộ Hồ Xuân Hương dưới đáy Hồ Tây. Phải chăng vì thế nhà thơ Chu Thị Linh Quang đã viết “Nhớ Xuân Hương” trong phảng phất du mê: “Nàng đi trong trăng/ Gót hồng thoăn thoắt/ Hương sen ngào ngạt/ Tà áo bay tung/ Nàng quăng tấm lưới/ Rồi cấtlên ngay/… Lũ dốt lũ ngây/ … Gót sen nhẹ nhàng/ Lội qua ngàn năm”. Mơ hay thực, chuyện xưa hay chuyện nay… sự mơ hồ ấy cũng khởi nguồn từ chính hiện thực của đời sống. Cố thi sĩ Trúc Thông có nói: “Nhà thơ, nếu không mơ hồ anh sẽ chết”. Bài thơ như “tảng băng trôi”, chỉ có 1/3 nổi trên mặt nước. Theo nguyên lý sáng tạo ấy của Hemingway, còn gì để nói, còn gì là dư ba nếu toàn bộ bài thơ đều nổi trên mặt nước của ngôn từ.
Rất dễ lẫn vào đám đông, con đường của thơ không dành cho ảo tưởng, cho sự dễ dãi. “Chiếc áo không làm nên thày tu”, nhưng “Chữ bầu nên nhà thơ”. Tác phẩm ra mắt bạn đọc cũng là lúc mùa xuân đến. Cái nhìn đầu tiên thường xanh mãi. Ai đi tìm đức hạnh câu thơ trong những hạt bụi đường…