bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 29
Trong ngày: 173
Trong tuần: 1640
Lượt truy cập: 779862

HÀNH TRÌNH CỦA MỘT DI SẢN

Cầm Sơn

HÀNH TRÌNH CỦA MỘT DI SẢN

  Một năm sau Hội thảo “Từ di cảo đến di sản” về tác phẩm “Đồi thông hai mộ” của tác giả Tùng Giang Vũ Đình Trung tại Hòa Bình. Vào tháng 8 năm 2020 đã có một cuộc họp tại Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình kiểm điểm tình hình thực hiện nội dung cuộc hội thảo. Cuộc họp kiểm điểm ấy được công bố rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và đã được nhiều nhà văn, nhà khoa học cùng các nhà quản lý văn hóa, văn nghệ hồi âm. Phần lớn các ý kiến hồi âm đều đồng thuận với nội dung kết luận của cuộc hội thảo nhưng cũng có những ý kiến phản biện, trái chiều. Chính vì vậy, cuộc trao đổi về tác phẩm “Đồi thông hai mộ” vẫn còn là một đề tài gây được sự chú ý của các nhà khoa học và các nhà văn.
  Một trong những nhà khoa học quan tâm đến chủ đề này là Giáo sư sử học Lê Văn Lan, là công dân Việt Nam thì ít ai lại không biết đến tên tuổi của giáo sư. Giáo sư Lê Văn Lan sinh năm 1934 tuổi Giáp Tuất, là sinh viên Khoa sử khóa đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ngày nay). Ông tốt nghiệp Đại học năm 1959, năm 1960 ông làm việc tại Ban Cổ sử Viện sử học Việt Nam. Ông là một trong những đồng tác giả tham gia viết cuốn “Địa chí Hòa Bình” - Là cuốn sách viết về địa chí của một tỉnh đầu tiên ở nước ta thời kỳ là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính vì vậy mà ngay từ những năm 60 thế kỷ trước ông đã từng đạp xe đạp lăn lộn ngược xuôi đi thu lượm tư liệu về Hòa Bình, vì thế cho nên ông khá thông thuộc các địa danh, địa bàn và con người thời kỳ ấy ở vùng rừng núi Kim Bôi.
  Hôm nay, ngày 16 tháng 3 năm 2021- Chúng tôi, những người đang theo đuổi thực hiện chương trình nội dung cuộc hội thảo “Từ di cảo đến di sản” gồm ông Vũ Đình Thảo, cháu nội tác giả Tùng Giang Vũ Đình Trung; nhà văn Lã Thanh Tùng; nhà văn Cầm Sơn đã tháp tùng Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhà thơ Đào Ngọc Du và nhà báo Kim Thu có chuyến lên Kim Bôi thăm khu di tích “Đồi thông hai mộ”; làm việc với lãnh đạo xã Hùng Sơn huyện Kim Bôi và tới thành phố Hòa Bình làm việc với Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình.
  Giáo sư sử học Lê Văn Lan năm nay 88 tuổi, nhà thơ Đào Ngọc Du năm nay 85 tuổi, vậy mà hai cụ vẫn trèo lên đến tận khu mộ của Đinh Lăng và Mỵ Dung. Đi cùng với nhà sử học, chúng tôi được biết thêm nhiều điều về mảnh đất Kim Bôi. Giáo sư Lê Văn Lan sau khi đi qua dãy vách đá dựng đứng để tới khu mộ cổ, ông chú ý đến những mảnh đá nhỏ, mỏng nhặt lên xem xét và ông giải thích: Cứ nói người tiền sử “ăn lông ở lỗ” hoặc nói hang nọ, hang kia là nơi ở của người tiền sử, nhưng thực ra phần lớn họ thường ở dưới những mái đá, những vách đá nghiêng có thể che mưa, chắn gió nhưng vẫn thông thoáng, sáng sủa chứ không tối tăm, ẩm thấp như ở trong hang. Tại nơi này, có những mảnh đá do có sự tác động lực vào hòn đá làm nó vỡ ra, người ta dùng những miếng đá mỏng làm dao cắt, nạo, gọt. Người tiền sử thường sinh sống nhờ rừng, nhờ suối, những mái đá ở đây có độ cao không lớn và gần mặt suối nên có giả thiết nơi đây đã từng có người tiền sử sinh sống.
 Khi cầm trên tay những mảnh gốm vỡ do bà Bảy là dân bản xứ đi thu nhặt xung quanh đem lại, giáo sư Lê Văn Lan cho ý kiến đây là những mảnh vỡ của đồ gốm thời nhà Lê thế kỷ thứ 15 bởi nó rất nhẹ. Ông nói: “Thời ấy người ta có kỹ nghệ băm trộn cỏ vào trong đất sét để tạo ra vật dụng gốm, vì vậy khi nhìn vào mặt cắt của mảnh vỡ ta thấy có rất nhiều những chấm đen đó chính là cỏ bị cháy khi nung gốm trong điều kiện yếm khí, nó tạo ra những khoảng rỗng làm cho chất liệu gốm thời kỳ này xốp hơn, nhẹ hơn”
 Trao đổi tại trụ sở UBND xã Hùng Sơn cùng với chủ tịch Nguyễn Văn Thành và phó Chủ tịch Bùi Văn Tình. Khi nói về khu di tích hai ngôi mộ cổ của Đinh Lăng và Mỵ Dung, Giáo sư Lê Văn Lan nêu ý kiến: Lãnh đạo địa phương cần có những quy hoạch tổng thể về vị trí của các di chỉ, về điện chiếu sáng, về trồng cây, về kiến trúc xây dựng…tránh kiểu “ăn xổi” có đồng nào tiêu đồng ấy, làm theo cách “bấc đến đâu, dầu đến đấy”. Phát triển mà chỉ chú trọng đến kinh tế, không chú ý đến bảo tồn Văn hóa là đi bằng một chân kiểu người bị què, phải đi bằng hai chân mới đảm bảo bền vững. Ông nói cần nghiên cứu kỹ hơn nữa theo hướng khảo cổ học vì rất có thể ta lại thu lượm thêm được các chứng cứ khác cùng với những miếng đá ở thời kỳ mới ghè chưa biết mài thành công cụ rìu đá, búa đá xuất hiện ở đây để củng cố cho kết luận nơi đây đã từng là nơi sinh sống của người tiền sử có niên đại từ 10 ngàn năm trở lên. Triển vọng chỗ này vô cùng lớn, không chỉ có cái chốt của “Đồi thông hai mộ” mà nó còn có giá trị về mặt lịch sử cao hơn. Ông có một câu chuyện vui là một nhà sư ở Lạng Sơn mấy lần gặp ông đều nói ông sống đến năm 93 tuổi và sau một cú ngã sẽ đi luôn, như vậy là ông còn 5 năm nữa. Ông hy vọng với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ, khỏe, đẹp trai có văn hóa, có trình độ, có nhiệt huyết như hiện nay của xã, trong thời gian 5 năm còn lại, ông sẽ được chứng kiến sự đổi thay, phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở đi bằng hai chân vững chắc, trong đó một chân là cơ sở văn hóa của “Đồi thông hai mộ”.
  Tại trụ sở Hội VHNT Hòa Bình, đón tiếp và làm việc với đoàn gồm có: Nhà thơ Lê Va - Chủ tịch Hội VHNT Hòa Bình; ông Lưu Huy Linh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và bà Nguyễn Thị Thi – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hòa Bình. Tại đây, giáo sư Lê Văn Lan cũng đã có những ý kiến trao đổi: Thể thơ song thất lục bát bây giờ hầu như người ta không chú ý đến nữa nhưng thời ông còn đi học ở bậc đệ tam Trường Bưởi vào những năm 49, 50 thế kỷ trước thì thể thơ này đang rất thịnh hành. Ông đã từng phải học và nghiên cứu những tác phẩm thơ thể loại này, tiêu biểu là “Cung oán ngâm khúc” để thi lên bậc tú tài bán phần. Và thời ông, bạn học nào cũng đều biết đến tác phẩm “Đồi thông hai mộ”, không phải chỉ biết đến mà phải nói là mê thích hay có thể dùng từ “mê man” cũng được. “Đồi thông hai mộ” lúc bấy giờ không chỉ là một tác phẩm văn học đơn thuần mà nó được coi là một công trình, đã đi sâu và rộng trong quần chúng nhân dân. Về nội dung, vẫn còn có những ý kiến khác nhau nhưng phải khẳng định rằng đây là một sự tích của dân tộc Mường được diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt theo thể loại văn vần thể hiện mối liên kết, hợp tác văn hóa Việt – Mường. Để đánh giá “Đồi thông hai mộ”, chúng ta nên nhìn nhận tác phẩm ở góc độ vô cùng quan trọng ấy.  Tác phẩm được vua Bảo Đại tặng thưởng nhưng thực chất là do ông Nguyễn Đệ - Đổng lý Văn phòng của Bảo Đại dùng danh nghĩa Hoàng đế tặng thưởng. Ông Nguyễn Đệ có nhà ở Hàng Đường gần nhà gia đình giáo sư nên giáo sư biết rõ chuyện này. Người ta cứ đồn thổi rằng tặng thưởng năm nghìn đồng Đông Dương có giá trị rất cao chứ thực ra nó cũng không lớn như nhiều giải thưởng Văn học ngày nay, khi ấy gia đình giáo sư là một hãng buôn bán ngũ cốc lớn ở Hà Nội có thương hiệu Xuân Sinh do cụ thân sinh giáo sư, học trò cụ Lương Văn Can làm chủ hãng nên ông nhớ rất rõ một tạ gạo có giá 400 đồng tiền Đông Dương, vậy tặng thưởng này chỉ có giá trị bằng 12 tạ gạo, tương đương trên dưới hai mươi lăm triệu Việt Nam đồng bây giờ.
  Về việc phát triển du lịch thông qua “Đồi thông hai mộ”, Giáo sư Lê Văn Lan có ý kiến: Phát triển kinh tế là việc làm đương nhiên và là nhiệm vụ của các cấp chính quyền được nhân dân giao phó trên cương vị lãnh đạo. Nhưng nếu chỉ biết làm kinh tế đơn thuần thì không khác gì con tàu chỉ có một đường ray, nó sẽ bị nghiêng và nguy cơ lật đổ, lộn nhào sẽ nhìn thấy trước mắt. Việc chú trọng tới Bảo tồn và phát huy giá trị Văn hóa song hành với phát triển kinh tế giống như con tàu đi bằng hai đường ray. Các chiến sĩ trên mặt trận Văn hóa bao gồm cả các nhà lãnh đạo văn hóa, lãnh đạo chính quyền giống như những thanh tà vẹt gắn chặt, kết nối hai đường ray cho con tàu chạy nhanh, an toàn và bền vững. Chính vì vậy, việc sử dụng di tích và tác phẩm “Đồi thông hai mộ” để phát triển kinh tế là điều cần thiết, một địa điểm Trời cho! Nên làm trên cơ sở có quy hoạch tổng thể, phát triển bền vững đồng thời cần và rất cần đến việc kêu gọi được các nhà đầu tư có năng lực biết đến để họ tham gia.
   Khi trao đổi về cuốn “Địa chí Hòa Bình” mà ngày nay những người đang công tác trong ngành Văn hóa tỉnh Hòa Bình chưa biết đến vì trong kho thư viện của tỉnh có lẽ vì công tác lưu trữ ngày trước chưa khoa học nên có thể bị thất lạc nay không tìm thấy. Giáo sư Lê Văn Lan cho biết thư viện Quốc gia vẫn còn lưu trữ và hiện nay có một cuốn đang nằm ở chỗ cô con gái nhà thơ Quang Dũng sở hữu, khi ấy cô làm việc tại Phòng Bảo tồn, Bảo tàng thuộc Ty Văn hóa Hòa Bình do ông Cốc làm trưởng phòng, không nhớ chính xác họ tên đầy đủ của ông nhưng bấy giờ mọi người thường đùa gắn tên ông với tên của một người Pháp phát hiện ra Văn hóa Hòa Bình là bà Cô – La - Ny nên gọi là Cô La Cốc, còn trưởng Ty Văn hóa Hòa Bình bấy giờ là ông Mai Văn Trí. Mặc dù là chuyện vui nhưng chi tiết này được Giám đốc Bảo tàng Hòa Bình Nguyễn Thị Thi xác nhận. Giáo sư Lê Văn Lan cho biết: cuốn “Địa chí Hòa Bình” được xuất bản năm 1971 do ông Bùi Văn Kính, một trong những vị lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và Giáo sư Văn Tân đồng chủ biên. Tác giả cuốn sách này gồm hai người là Mai Văn Trí và Lê Văn Lan.
  Tác phẩm “Đồi thông hai mộ” của thi nhân Tùng Giang Vũ Đình Trung mặc dù đã được vua Bảo Đại tặng thưởng năm nghìn đồng tiền Đông Dương nhưng nội dung tác phẩm là ca ngợi tinh thần yêu nước, ca ngợi tình yêu thủy chung đôi lứa không hề có chi tiết nào trái ngược với đường lối, quan điểm chính trị của Nhà nước và lòng dân trong thời đại chúng ta. Mới đây, tác phẩm “Đồi thông hai mộ” đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho phép tái bản phát hành không những trong nước mà còn sang cả nước ngoài. Việc cho tôn tạo lại di chỉ về hai ngôi mộ tại xã Hùng Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình đã được ghi vào Nghị quyết Hội đồng Nhân dân xã Hùng Sơn và được lãnh đạo huyện Kim Bôi, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đồng ý, cho ý kiến tiếp tục khởi động, vận hành, củng cố tư liệu trình UBND tỉnh để được công nhận là di chỉ Văn hóa cấp tỉnh. Việc khẳng định giá trị của “Đồi thông hai mộ” là điều không còn có gì để phải bàn cãi. Tuy vậy, chúng tôi vẫn muốn tiếp tục đón nhận, lắng nghe những ý kiến trao đổi nhiều chiều của các nhà văn, các nhà khoa học và các nhà Quản lý văn hóa - xã hội. Rất mong được rộng đường dư luận.
                                                                           C.S

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)