bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 66
Trong tuần: 1451
Lượt truy cập: 774769

LÊ THÁNH TÔNG ĐÁNH GIÁ NGUYỄN TRÃI

LÊ THÁNH TÔNG ĐÁNH GIÁ NGUYỄN TRÃI

 

                        Vũ Nho

v_nho_nguyn_kh

                   PGS.TS.VŨ NHO

        Trang 6 của cuốn Văn thơ Nguyễn Trãi dùng trong nhà trường (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 1971) chúng ta gặp lời dịch câu thơ " Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" kèm với lời bình: "Hai mươi lăm năm sau, Lê Thánh Tông, con Lê Thái Tông, hiểu rõ nỗi oan của Nguyễn Trãi và đã nói về ông:

        Lòng dạ Ức  Trai sáng vằng vặc như Sao Khuê (Ức  Trai tâm thượng quang Khuê tảo).

        Lời nói đó đã nêu được tấm lòng và nhân cách cao quý của Nguyễn Trãi"

        Rất nhiều các thế hệ thầy giáo, học sinh đã sử dụng và tin theo tài liệu này. Gần đây, trong dịp tìm tư liệu cho chuyên đề về Nguyễn Trãi, chúng tôi thấy có đôi điều cần bàn lại để tránh sự hiểu nhầm.

  1. Đúng là vua Lê Thánh Tông, người hiểu rõ nỗi oan của Nguyễn Trãi và đã thanh minh cho ông. Tuy nhiên, câu thơ "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo " không phải là câu thơ viết riêng về Nguyễn Trãi nhằm mục đích giải  oan. Đây là câu thơ nằm trong bài thơ có tựa đề dài đúng băng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: "Thánh Tông chế văn, dư tĩnh toạ thâm cung, hà tư cổ tích, quân minh thần lương, dự đương kim cơ nghiệp chi thịnh, ngẫu thành nhất luật" (Chế văn của Thánh Tông "ta ngồi trong chính điện nghĩ tới các bậc vua sáng tôi hiền đời xưa và cơ nghiệp thịnh trị ngày nay, ngẫu tác một bài thơ").
  2. Như vậy tựa đề của bài thơ đã giải thích rõ nội dung của nó. Xin trích bốn câu thơ đầu1

Cao Đế anh hùng cái thế danh

Văn Hoàng trí cũng phủ doanh thành

Ức  Trai tâm thượng quang Khuê tảo

Vũ Mục hung trung liệt giáp binh

   (Đức  Cao Đế anh hùng danh tiếng trùm thiên hạ

    Đức  Văn Hoàng trí dũng kế thừa cơ nghiệp

    Trong lòng Ức  Trai rạng vẻ sao Khuê

Đầy ngực Vũ Mục chứa chất giáp binh).

  1. Xét câu thơ về Nguyễn Trãi trong mối liên quan với cả bài ta sẽ thấy vua Lê Thánh Tông không đánh giá tấm lòng và cũng không đánh giá nhân cách của Nguyễn Trãi. Mỗi câu thơ nói về tài đức của một vua sáng tôi hiền của triều Lê. Đức  Cao Đế thì anh hùng. Đức  Văn Hoàng thì trí dũng. Ức  Trai thì giỏi văn chương. Vũ Mục thì giỏi võ nghệ. Cố nhiên đây là cách nói bằng thơ bằng hình tượng, cho nên tài văn chương của Nguyễn Trãi được diễn tả bằng sự toả sáng của sao Khuê- ngôi sao chủ  về văn chương- ở trong lòng, cũng như tài võ nghệ của Vũ Mục - giáp binh đầy ở ngực.
  2. Trong nguyên chú dưới bài thơ này về từng nhân vật được nhắc tên, phần chú về Nguyễn Trãi như sau: "Thừa chỉ quang phục hầu Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, đậu khoa bảng từ đời Hồ. Khi Thánh tổ mới dựng nghiệp bèn theo về ở Lỗi Giang, trong thì bày mưu nơi màn trướng, ngoài thì phủ dụ các thành trì, văn chương làm vẻ vang cho nước, rất được tin dùng". Phần chú này cho thấy cũng không có sự đánh giá về nhân cách hay tấm lòng, mà chỉ nói về công lao và tài văn chương của Nguyễn Trãi.
  3. Căn cứ vào nguyên văn chữ Hán thì "Ức Trai tâm thượng" và "Vũ Mục hung trung" chỉ có thể dịch thành "trên tim Ức  Trai" hoặc "trong tim Ức  Trai ", "trong lòng Ức  Trai " và "trong ngực Vũ Mục". Trong quan hệ ngữ pháp, "tâm thượng" và "hung trung" chỉ vị trí, do đó "tâm" không thể trở thành chủ thể đóng vai trò chủ ngữ trong câu. Vì vậy mà lời dịch  "Lòng dạ Ức  Trai sáng vằng vặc như sao Khuê" là không sát với nguyên văn2
  4. Với những cứ liệu trên, thiết tưởng chúng ta không thể hiểu câu thơ " Ức Trai  tâm thượng quang Khuê tảo" là câu thơ đánh giá tấm lòng hay nhân cách của Nguyễn Trãi. Vua Lê Thánh Tông trong câu thơ này chỉ khen Nguyễn Trãi giỏi văn chương mà thôi. Còn bây giờ chúng ta viết rằng "Tấm lòng Nguyễn Trãi vằng vặc như sao Khuê", hoặc "Tâm hồn Nguyễn Trãi sáng trong lồng lộng như trăng rằm" hoặc "Lòng dạ ức  Trai ngời ngời toả sáng".v.v…thì đó là cách đánh giá cả chúng ta chứ không phải là của nhà vua-thi sĩ  Lê Thánh Tông.

 

 


 

1 Nguyên văn cả bài thơ và nguyên chú có thể đọc trong cuốn Thơ văn Lê Thánh Tông do Mai Xuân Hải chủ biên. NXB Khoa học xã hội 1986, tr. 216

2 Chính vì hiểu rõ nội dung của cả bài thơ cho nên các tác giả của tập Hoàng Việt thi văn tuyển đã dịch hai câu thơ nói về Nguyễn Trãi và Vũ Mục (tức Lê Khôi) như sau:

                Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng

                Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy.

 7583.jpg_wh860

 

 

               

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)