bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 254
Trong tuần: 906
Lượt truy cập: 748091

MẸ TÔI của NGUYỄN TRỌNG TẠO VỚI LỜI BÌNH

NGUYỄN TRỌNG TẠO

 

MẸ TÔI

 

Mẹ tôi dòng dõi nhà quê

Trầu cau từ thuở mới về làm dâu

Áo sồi nâu, mấn bùn nâu

Trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên

Cha tôi chẳng đỗ Trạng nguyên

Ông đồ hay chữ thường quên việc nhà

Mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca

Hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu

Chồng con duyên phận phải chiều

Ca dao ru lúa câu Kiều ru con

Gái trai bảy đứa vuông tròn

Chiến tranh mình mẹ ngóng con thờ chồng.

Bây giờ phố chật người đông

Đứa Nam đứa Bắc nâu sồng mẹ thăm

Tuổi già đi lại khó khăn

Thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên.

Mẹ tôi tóc bạc răng đen

Nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.


 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

Nguyễn Trọng Tạo (1947-2019) là người con xứ Nghệ có tài năng nhiều mặt. Không chỉ là nhạc sĩ tài hoa, hoạ sĩ, nhà báo giàu kinh nghiệm, ông còn là nhà thơ nổi tiếng. Trong số các thi phẩm của ông, tôi rất thích bài "Mẹ tôi”.Với ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh gần gũi, thân thương, đây là tiếng lòng của người con thương yêu, quý trọng và biết ơn sâu sắc mẹ mình, người phụ nữ nông thôn bình dị, đảm đang, hết lòng hy sinh vì các con và gia đình.

Dùng thể thơ lục bát truyền thống chân phương, nhà thơ dựng lên cuộc đời người mẹ rất chân thật với các nét hoạ bằng ngôn từ vừa rất riêng vừa tiêu biểu cho bao bà mẹ Việt Nam khác. Từ nỗi nhớ thương mẹ da diết, thi sĩ mở bài bằng những dấu ấn về mẹ sâu đậm nhất: “Mẹ tôi dòng dõi nhà quê / Trầu cau từ thuở mới về làm dâu”. Trầu cau là sự xuất hiện tối quan trọng ở các lễ dạm hỏi, cưới xin trong đời sống người Việt. Ăn trầu là thói quen thường ngày của người dân, trong đó có mẹ. Sau khi nói rõ xuất thân, thi sĩ tái hiện chân dung mẹ với trang phục giản dị như đồng đất quê nhà "Áo sồi nâu, mấn bùn nâu / Trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên". "Mấn" là phương ngữ, chỉ cái váy vải thô sau khi nhuộm nâu còn nhuộm thêm bùn cho bền chắc. Sự đăng đối màu nâu áo váy và màu "trắng trong" của dải yếm - biểu trưng của sự trinh trắng - gợi tả vẻ đẹp bình dị mà nề nếp gia phong ở người phụ nữ nông thôn khi "nên duyên" lập gia. Trong nỗi nhớ về mẹ, tác giả có liên tưởng về cha thật ấn tượng: "Cha tôi chẳng đỗ Trạng nguyên / Ông đồ hay chữ thường quên việc nhà". Một nhà nho chính gốc nhưng cái sự "quên việc nhà" ở cha tác giả có nét tương đồng với cụ Tú Xương thuở trước. Tuy vậy, "Mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca / Hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu". Phép liệt kê thật cô đọng cho thấy mẹ đảm đang việc nhà từ chăn nuôi lợn gà đến vườn tược đồng áng, nội trợ. Một gia đình đông con, biết bao thứ phải lo toan nhưng mẹ chẳng phàn nàn bởi mẹ sẵn tấm lòng bao dung và thấu hiểu lẽ đời: "Chồng con duyên phận phải chiều" / Ca dao ru lúa câu Kiều ru con". Tình yêu ruộng đồng, tình quê, tìn người mẹ dồn vào lời "ca dao ru lúa". Song điều tác giả cảm động và trân quý nhất là cho dù vất vả,  bận rộn mẹ vẫn luôn chăm lo bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho thế hệ sau qua lời ru con bằng những câu thơ Kiều tuyệt tác. Lời thơ “câu Kiều ru con” giàu tính thẩm mỹ và nhân văn có sức lay động lòng người. Đây là nét đẹp tinh tế trong phẩm chất của mẹ chỉ người con Nguyễn Trọng Tạo mới nhận ra. Về hoàn cảnh riêng, thi sĩ nêu lên cụ thể món quà tuyệt vời tạo hoá ban tặng mẹ: “Gái trai bảy đứa vuông tròn” nhưng vì "chiến tranh" nên“Đứa Nam đứa Bắc”, người vào quân ngũ, người lập nghiệp xa, mình mẹ lại “Ngóng con thờ chồng”; "Thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên", mẹ lại tự đi “Nâu sồng mẹ thăm”. Thăm con cháu, mẹ mang theo cả "nâu sồng" của đồng đất quê nhà hay hồn quê, hồn  ruộng đã hóa thân vào mẹ? Điều mẹ mong muốn nhất là các con sống ở nơi đâu cũng đừng quên gốc rễ và quê cha đất tổ.

Bài thơ dừng lại bằng những hình ảnh tuyệt đẹp vừa nền nã, chân thực vừa bay bổng,  lãng mạn: “Mẹ tôi tóc bạc, răng đen / Nhớ thương xanhthắm một miền nhà quê”. Thật là vi diệu khi màu bạc của tóc, màu đen của răng lại thắp lên được màu xanh thắm của niềm tin, hy vọng, của tình đời, tình người.

Khép thi phẩm rồi nhưng tình mẹ, tình quê, tình người trong bài thơ còn ngân mãi.

hoa-tuoi-go-vap_hoa-mai

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)