bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 142
Trong tuần: 1600
Lượt truy cập: 778714

NGỖNG

NGỖNG



                

                                           


  v_cng_hoan_nheo_mt

         NHÀ VĂN VŨ CÔNG HOAN

                                                                                                              Tạ Chí Cường


                                                                                                         Vũ Công Hoan dịch


          Chờ học sinh hát hết một bài, tôi bước lên bục giảng. Toàn thể học sinh đứng dậy, đồng thanh nói: Chào thày giáo!

          Tôi đáp: Chào các em!

          Nhìn các em đứng ngay ngắn, tôi nhớ đến những cây chúng tôi trồng mùa xuân, bên rìa sa mạc, một cánh rừng non – những cây táo cát. Ánh mắt tôi rơi trên chỗ ghế hàng cuối cùng, hình như còn bỏ sót một cây giống.

          Học sinh ngồi xuống, tôi bắt đầu giảng bài.

          Các em mở sách, chắc chắn mở đến trang có bài tôi sắp giảng. Tiếng mở sách kêu soàn soạt, như một cơn gió thổi qua rừng cây. Sau đó tĩnh lặng như cơn gió đã thoảng qua.

          Tôi nghe ngoài cửa lớp học có tiếng động. Ánh mắt tôi để vào chiếc bàn hàng cuối cùng. Sau đó bước khỏi bục, ra mở cửa.

          Quả không sai, Lưu Thái Hà đang đứng ngoài cửa. Em cúi đầu, mái tóc ngắn  ngang tai, hơi rối bung. Có lẽ không kịp chải, hoặc bị gió lùa rối tung.

          Có bạn nhắc: Thưa thầy đi!

          Lưu Thái Hà khe khẽ cất tiếng: Thưa thầy!

          Tôi giục: Vào đi!

          Một em khác lên tiếng: Phạt đứng! Đến muộn thì phạt đứng, nhắc mãi vẫn không chịu sửa!

          Câu nói này học sinh cả lớp đồng thanh lên tiếng dành riêng cho Lưu Thái Hà   chuyên đến muộn.

          Tôi nói: Em cứ về chỗ ngồi trước đã.

          Trong những tiếng xuýt xoa, Lưu Thái Hà bước vào, đến ngồi cạnh bàn của em. Cả lớp đều sắp xếp cứ hai học sinh  ngồi một bàn, nhưng không em nào muốn ngồi cùng bàn với em. Em nào cũng chê  người cô bé có mùi quái gở, buồn nôn. Dáng em cao trung bình không thể không xếp ngồi hàng cuối cùng.

          Tôi nói: Tập trung nghe giảng, bây giờ bắt đầu lên lớp.

          Ánh mắt của em xuyên qua khe hở giữa thân thể các bạn phía trước tìm kiếm chữ tôi viết trên bảng. Khi tan học, tôi gọi Lưu Thái Hà vào văn phòng. Tôi nhặt một cọng cỏ xanh xanh trên mái tóc em. Em di di chân trên đất như đào một cái lỗ, hận chẳng thể chui xuống. Em liên tục đến muộn, nhưng không nói lý do.

          Tôi bảo: Hôm nay sau khi tan học, thầy sẽ đến nhà em.

          Em  đáp: Thưa thầy, liên đội chúng em ở rất xa!


         

          Xẩm tối, bước lên lối cày máy dẫn đến liên đội của Lưu Thái Hà. Một bên lối đi là rừng táo cát, một bên là ruộng lúa nước. Gió thoảng qua cách đồng bát ngát gợn lên những con sóng màu xanh. Có lẽ cọng cỏ xanh trên tóc em đến từ cánh đồng này? Đó là cỏ lồng vực. Trên quần áo em tỏa mùi cỏ tươi, ngai ngái chan chát, trong đó có vị rau diếp đắng.

         

          Lưu Thái Hà đã nhìn thấy tôi. Đứng trước cổng em nói : Em chào thầy!

          Tôi vừa bước vào sân, liền giật thót người. Một chú ngỗng đã ngoạm ống quần tôi.

          Em quát một tiếng: Bạch tuyết! Đây là thầy giáo của tao, mi có mắt mà không có con ngươi hả!

          Có mắt không có con ngươi là một từ trong trong ngữ văn. Em đã đặt một câu:  Bạch Tuyết nhà chúng em có mắt không có con ngươi. Lúc ấy tôi chưa rõ, “Bạch Tuyết” là chỉ người hay động vật?

          Tôi hỏi: Đây là vai gì trong câu em đặt?

          Em nhắc nhở tôi: Thưa thầy, thầy cẩn thận!

          Quả tình, trong sân như một vườn động vật. Nào gà, thỏ, ngỗng  còn có một chú dê. Trên đất có vết phân, có lẽ trước khi tôi đến, em đã từng quét dọn.

          Chỉ duy nhất là không nuôi chó. Tôi kiêng chó, bởi vì có một lần bị chó cắn vào mông. Chó không sủa, càng đáng sợ. Khu tập thể gia đình liên đội hầu như nhà nào cũng nuôi một con chó.

          Tôi hỏi: Không nuôi chó hả em?

          Em đáp: không cần chó. Có chó ầm ĩ lắm, gà chó không an ninh.

          Từ ngữ này em cũng đã từng đặt câu. Vẫn là cái mô thức : Nhà chúng em...

          Ống quần tôi lại bị cắn. Vẫn là chú ngỗng bất khuất.

          Lưu Thái Hà chạy đến. Con ngỗng vẫn trong tư thế nghển cổ thách thức tôi cách xa tôi mấy bước.

          Lưu Thái Hà nói: Lần đầu tiên thầy giáo đến nhà. Nó thường dọa người lạ. Nó không tự có sức.

          Lại một từ ngữ đã đặt câu, đều được em vận dụng trong sân nhà mình. Thì ra trong sân này có thể đặt nhiều câu.

         

          Xuyên qua chiếc sân huyên náo, tôi bước vào ngôi nhà gạch mộc. Bố Lưu Thái Hà bị liệt nằm trên giường. Mẹ em đã qua đời. Bố em định ngồi dậy khách sáo một vài câu, song không gượng dậy nổi.

          Ông nói: Người lớn như tôi đã làm đứa con nhỏ mệt theo. Thưa  thầy giáo, khiến thầy phải lo lắng.

          Bỗng chốc tôi không biết nói sao. Gặp phải hiện thực này, ngôn ngữ của tôi lập tức trở nên nghèo nàn.

          Ông ho sù sụ, y như có cục đờm chẹn họng. Lưu Thái Hà đỡ cổ bố lên, vừa vỗ vừa xoa lưng bố. Sau đó em rót một cốc nước đưa cho bố uống từng ngụm.

          Ông chỉ chỉ cái cốc. Lưu Thái Hà  biết ý đem rửa cốc thủy tinh.

          Tôi nói: Thầy không khát, khỏi cần rót.

          Lại đi ra sân. Chú ngỗng vươn vươn cổ dài ngoẵng hình như không chịu buông tha tôi.

          Lưu Thái Hà nói: Thưa thầy, ở đây đều là động vật ăn cỏ.

          Tôi nói: Con ngỗng này rất biết coi nhà!

          Lưu Thái Hà nói: Thưa thầy, thầy biết không? Tại sao ngỗng không sợ người?

         

          Tôi nhìn cô bé lớp sáu tiểu học. Em như một người lớn, hoàn toàn không có nét ngây thơ của trẻ con. Trái lại hình như em là cô giáo nhỏ đang nêu câu hỏi. Tôi như không trả lời được, hỏi lại: Tại sao không sợ người?

         

          Em đáp: Mắt ngỗng nhìn người đã làm cho người co nhỏ lại, co tới mức còn nhỏ hơn chính nó. Nó cứ tưởng mình vĩ đại, nên nó không sợ người.

          Tôi nói: Trong mắt ngỗng, con người y như người tí hon của vương quốc  người tí hon phải không? Thảo nào ngỗng cứ chủ động khiêu khích người!

         

          Chúng tôi đều cười. Lần đầu tiên tôi thấy em cười. Cười tới mức trở về lứa tuổi của em. Nụ cười của một bé gái, tôi thật khó tưởng tượng. Phải thay đổi góc nhìn. Mình ngẩng nhìn chú ngỗng, giống như đang đứng trước một vật to khổng lồ.


          Hôm sau, Lưu Thái Hà suýt nữa lại đến muộn. Em thở có vẻ hơi hổn hển, một thứ hơi thở của đồng ruộng, hình như đã cuốn theo gió từ chính cánh đồng thổi đến.


          Tôi đã kể lại tình hình gia đình của Lưu Thái Hà. Lưu Thái Hà đã khóc. Lớp học đột nhiên  trở nên im phăng phắc.


          Lưu Thái Hà thường lợi dụng thời gian trên đường đi học buổi sáng cắt cỏ xanh hoặc bẻ táo cát trong rừng cây trên cánh đồng cất một chỗ, sau khi tan học lấy về nhà. Kể từ đó trở đi, các bạn học trong lớp luân lưu đem cỏ xanh hoặc táo cát đến trường trao cho Lưu Thái Hà  như nộp bài tập.


          Lưu Thái Hà không còn bao giờ đến lớp muộn. Mà  chỗ ngồi cuả em đã  đươc xếp lên hàng thứ hai trước mặt. Có một bạn đề nghị ngồi cùng bàn với em. Khi vào lớp, đầu em không bao giờ còn ngoái bên này, ngó bên kia tìm kẽ hở nom chữ viết trên bảng.


                                                               Vũ Công Hoan dịch ngày 5 tháng 7 năm 2013


                                                               (Theo Tiểu tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012)

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)