bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM GỌN VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÙI PHƯƠNG THẢO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÃ THANH TÙNG!THƯƠNG NHỚ ĐĂNG BẤY, NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG VUI TÍNH , HÒA ĐỒNG, GIẢN DỊ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 

VU NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN!KÍNH MỜI CÁC ANH CHỊ DỰ BUỔI TỌA ĐÀM ĐÓ XEM HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 55
Trong tuần: 823
Lượt truy cập: 716958

ÔNG CỤ

ÔNG CỤ
Elenakrigianova – Brindova    (Tiệp khắc)
 
          Vũ Nho dịch
 
Cạnh vườn trẻ là công viên. Công viên có bãi dành cho trẻ em trải cát mịn và đặt những chiếc ghế đu. Ngay cạnh đó có một chiếc ghế dài. Trên chiếc ghế này lúc nào cũng thấy ông cụ đội mũ ngồi. Khi trẻ em cùng với cô giáo đi chơi công viên, ông cụ đã ngồi trên ghế. Lúc tất cả đã ra về rồi, ông cụ vẫn cứ ngồi đó.
Một hôm I van nói về ông cụ :
  • Tớ biết ông cụ không biết đi.
Rồi I van ngồi xuống ghế khác, còng lưng xuống, đặt tay lên gối.
  • Tớ là ông cụ - cậu nói - Tớ chẳng biết đi.
Trẻ em cười vang.
Nhưng ông cụ biết đi. Lần đó lũ trẻ đến công viên sớm hơn thường lệ và bọn trẻ nhìn thấy ông cụ đi đến chiếc ghế của mình như thế nào. Nhưng ông cụ đi lạ lắm. Ông đưa chân chậm ơi là chậm. Cuối cùng, ông cũng tới được chiếc ghế của mình.
  • Tớ là ông cụ - I van lại kêu - Tớ chỉ biết đi như thế này thôi.
Và cậu cũng lê lê chân trên đường.
Lũ trẻ cười bò ra.
  • Ông cụ quái gì cậu? – Đu san kêu lên – Bây giờ tớ sẽ làm ông cụ. Xem đây này!
Cậu gù lưng xuống, chân lê đi, vừa thở vừa than vãn.
Lũ trẻ cười chảy cả nước mắt.
Khi đó cô giáo chạy đến.
  • Các em đang làm gì thế? – Cô giáo rầy la Đu san và I van.
  • Chúng em đóng vai ông cụ - Đu san giải thích.
Cô giáo chau mày :
  • Các em trêu ghẹo ông cụ làm gì?
  • Nhưng sao ông ấy lại đi buồn cười như thế? – Đu san nói.
  • Bởi vì chân ông cụ đau, ông già và yếu – cô giáo nói nho nhỏ - thế mà các em lại cười ông ấy. Thật xấu hổ!
Lũ trẻ im lặng.
  • Đấy chỉ là Đu san và I van – Đút ca mách.
  • Em có lần cũng dẫm phải giai – sau khi im lặng, Đu san nói – Chân em cũng đau. Đau ghê lắm.
  • Thế nào, khi đó em dễ chịu lắm hả? – Cô giáo hỏi – Hãy cho tất cả các bạn xem em đã đi như thế nào!
Đu san nghĩ ngợi, sau đó nói :
  • Thế này này.
Cậu đi tập tễnh, khập khà khập khiếng. Tất cả các bạn đều cười cậu, riêng Đu san không cười. Cậu luôn liếc nhìn ông cụ. Hóa ra chân ông cụ bị đau, cũng như cái chân sưng tấy của Đu san hồi đó. Trong chuyện này, chẳng có gì dễ chịu và buồn cười cả.
          Đu san thấy ông cụ đánh rơi gậy  và buông một tiếng thở dài nặng nề khom người xuống nhặt. Đu san chạy tới đưa chiếc gậy cho ông.
  • Nếu nó rơi nữa, ông cứ gọi cháu - cậu nói- cháu sẽ nhặt cho ông. Cháu sẽ nhặt ngay.
                          
 Từ cuốn “Đu san”, bản dịch tiếng Nga, nxb Văn học thiếu nhi, Matxcơva, 1981. Trang 10-13.
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)