Người gửi / điện thoại
Lời bình của nhà phê bình văn học , nhà thơ MAI THANH về Bài thơ VÀO CHÙA CÙNG EM của nhà thơ LƯƠNG TOÁN - LƯƠNG MẠNH HẢI. Thơ tình nói chung thường gây rung động lòng người. Thơ tình nỗi niềm lại cộng thêm nỗi cảm động, khiến bài thơ trở nên xúc động lạ thường.”Vào chùa cùng em” của Lương Mạnh Hải là một bài thơ như thế! Bài thơ tạm chia thành ba mạch ý tưởng. Bốn câu thơ đầu: Em đang tu ở chùa nào? Để anh xuống tóc xin vào cùng tu. Ngày ngày cùng niệm ... Nam mô Thỉnh chuông, gõ mõ, tự ru lòng mình... Tình yêu dang dở, em trốn chạy vào chùa đi tu, nhưng anh không thể xa em được, quyết đi tu cùng em – đã rõ, vì em, chứ không phải vì Phật Thiền mà anh đi tu, để được “Thỉnh chuông, gõ mõ, tự ru lòng mình...”, để niệm ru nỗi niềm chia ly! Mười sáu câu ở thân bài tiếp theo là cảm kể về chuyện tình của anh và em với bao điều trái ngang: Trái ngang và những chuân chuyên Theo em phận gái thuyền quyên một đời Để rồi em quên mọi tính cách con người, như tham lam, ghen tỵ, si mê, lạc thú, giận hờn, yêu thương và khinh ghét, đặc biệt là quên đi tình yêu nồng nàn, đằm thắm của chúng ta để chỉ nghe tiếng chuông chùa khỏa lấp hồn yêu: Xa rồi, xa mãi thật rồi Vòng tay ai... của một thời yêu thương Chỉ còn những tiếng chuông buông Binh bong đọng nỗi vấn vương trời chiều. Bốn câu kết của bài thơ như là lời van vỉ tình yêu “xin em…”: Xin em giữ cặp môi mềm Trái tim và những nỗi niềm riêng anh... Những lênh đênh, những chông chênh Gửi theo tiếng mõ, tiếng kinh, nguyện cầu... ! Biết là em khó quay lại với tình yêu ngang trái, ý định của anh cùng em xuống tóc đi tu có thể không thành, vậy nên chỉ mong em luôn nhớ anh, nhớ mãi tình yêu của chúng ta mà gửi niềm yêu thiêng liêng ấy vào tiếng mõ, tiếng kình thỉnh cầu… Thơ và nói rộng ra là văn chương – nghệ thuật về tình yêu nỗi niềm đã nhiều.Câu chuyện tình “Lan và Điệp” điển hình cho đề tài này mà nhiều người biết đến. Tình yêu nỗi niềm được gắn với yếu tố Phật thiền khiến trở nên huyền bí và thiêng liêng. “Vào chùa cùng em” là bài thơ như vậy! Về nghệ thuật, vẫn với lối thơ cảm kể quen thuộc, Lương Mạnh Hải dẫn dắt người đọc vào nỗi niềm xa xót của tình yêu ngang trái, tạo nên một thi trường tràn đầy xúc động. Ngôn từ bài thơ chọn lọc và đắc địa với tình yêu xót xa - ngang trái, với cảnh quan Phật thiền thiêng liêng và với sức truyền cảm qua ngôn từ cảm kể của nhà thơ. Thể thơ lục bát chuẩn luật, mượt mà là lối thơ quen thuộc của Lương Mạnh Hải. Chúc mừng Lương Mạnh Hải về bài thơ mới “Vào chùa cùng em” - bài thơ khẳng định một lần nữa về phong cách thi ca Lương Mạnh Hải. VÀO CHÙA CÙNG EM Tặng TM & MT Em đang tu ở chùa nào? Để anh xuống tóc xin vào cùng tu. Ngày ngày cùng niệm ... Nam mô Thỉnh chuông, gõ mõ, tự ru lòng mình... Đời người muôn nẻo đường tình Thuyền em ngược nước, chòng chành bão xô Gửi lòng qua những trang thơ Thơ không chở nổi con đò lỡ duyên Trái ngang và những chuân chuyên Theo em phận gái thuyền quyên một đời " Tham, sân, si " của kiếp người " Hỉ, nộ , ái, ố "... một đời, đành buông... Buông luôn cả những vấn vương Nụ hôn còn đượm mùi hương cõi người... Xa rồi, xa mãi thật rồi Vòng tay ai... của một thời yêu thương Chỉ còn những tiếng chuông buông Binh bong đọng nỗi vấn vương trời chiều. Buồn vui trong cõi phiêu diêu Thơ yêu níu với cánh diều đời em. Xin em giữ cặp môi mềm Trái tim và những nỗi niềm riêng anh... Những lênh đênh, những chông chênh Gửi theo tiếng mõ, tiếng kinh, nguyện cầu... ! Lương Mạnh Hải - Lương Toán Xin hỏi BQT.Tôi muốn gửi đăng bài : Thơ, Tiểu luận, truyện ngắn., thì vào đâu nhỉ. ở đây chữ nhỏ quá. 84 tuổi rồi, nhìn khó qua. Xin cảm ơn BQT.
Trả lời