bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 15
Trong ngày: 389
Trong tuần: 1498
Lượt truy cập: 651097

SA PA DU KÝ

Cầm Sơn
 
SA PA DU KÝ
 
    Hà Nội năm nay nắng nóng, đóng cửa bật điều hòa giam mình mãi trong nhà vừa túng bí, vừa tạo điều kiện cho virut viêm họng phát triển. Bèn nghĩ đến việc lên núi hưởng khí trời tự nhiên trong lành cho thư giãn. Điểm dự định đến là Sa Pa. Tuy đã đi nhiều lần nhưng đi theo kiểu tự hành thì dành cho lớp trẻ, nó phượt bằng xe máy chủ động muốn đến đâu thì đến chứ bây giờ tuổi đã cao, tốt nhất là tìm một Công ty du lịch để họ lo cho mình. Tôi nhớ đến ông Giám đốc một công ty du lịch trước đây hồi còn làm việc công ty này đã từng nhiều lần cộng tác với chúng tôi. Vậy là tôi phôn cho giám đốc Lương Duy Doanh - công ty Du Lịch Năm Sao.
   Chúng tôi được bố trí chuyến du lịch Sa Pa với thời gian 3 ngày 2 đêm. Xuất phát 6h00 sáng ngày 01 tháng 7 năm 2020 từ Công viên Thống nhất do Trương Mạnh Thăng làm hướng dẫn viên và Phạm Tiến Dũng lái xe. Mặc dù đoàn chỉ có ba cặp vợ chồng nhưng cũng vẫn được bố trí hành trình như một tou bình thường trên một chiếc xe Ford transit 16 chỗ ngồi.
  Khi xe khởi hành từ cổng công viên Thống Nhất thì du khách lên xe chỉ có 4 người gồm cặp Tạ Triều Dương – Lê Hồng Hạnh và vợ chồng tôi. Xe chạy đến điểm dừng chân thuộc tỉnh Phú Thọ thì đón thêm cặp vợ chồng Hà Huy Nguyên – Triệu Thị Nghiêm. Sau đó chạy lên đến Sa Pa vào hồi 11h00. Sa Pa hiện giờ đã được nâng cấp lên thành Thị Xã thay cho đơn vị địa danh là thị trấn ngày trước. Đoàn được bố trí nghỉ ở khách sạn Vista Sapa. Đoàn nhận phòng nghỉ và ăn trưa tại đây. Khách sạn Vista Sapa có tầm nhìn khá đẹp bởi nó nắm trên một sườn đồi, phía trước không có nhà cửa, không có vật che chắn, chỉ có những nương rẫy trồng su su và rừng cây lúp súp chạy suốt xuống đến chân núi nên có thể ngắm nhìn mây trắng giăng ngang dãy Fanxifan.
  Buổi chiều, hướng dẫn viên Trương Mạnh Thăng và lái xe Phạm Tiến Dũng đưa đoàn đi thăm bản du lịch Homestay của người Mông có tên bản là Cát Cát. 
   Bản Cát Cát có lợi thế là ngã ba của hai dòng suối và đoạn cuối trước khi hợp dòng của cả hai con suối là hai cái thác nước. Bản Cát Cát đã được đầu tư, cải tạo thành một điểm du lịch hấp dẫn. Đường xá được xây lát bằng những bậc đá cho du khách dễ dàng di chuyển, hàng quán mọc san sát hai bên đường, chủ yếu là bán y phục của người Mông. Đôi chỗ có điểm dừng chân cho du khách chụp ảnh. Khu vực sầm uất nhất và cũng là cảnh đẹp mê hồn nhất của bản Cát Cát là nơi hợp lưu của hai con thác nước.
 Ngoài đỉnh Fanxifan, nếu tới Sa Pa mà không qua thăm bản Cát Cát thì cũng coi như là chưa đến Sa Pa.
  Sáng hôm sau, ngày 02 tháng 7 năm 2020. Hướng dẫn viên đưa đoàn đến thăm Thác Bạc. Thác Bạc nằm ngay cạnh đường lộ đi qua đèo Ô Quy Hồ để sang Lai Châu. Thác Bạc là điểm du lịch đã có từ những ngày đầu của thị trấn Sapa rất quen thuộc nên xin được thôi không nói thêm gì về điểm du lịch này.
Đoàn quay về phía trung tâm Thị xã Sa Pa và rẽ vào Ga cáp treo.
Đoàn vào cabin đi cáp treo lên đỉnh Fanxifan
  Lên đến ga bên trên thì trời đầy mây và có mưa nhỏ. Mọi người đều phải mặc áo mưa. Lần trước, vào tháng tư năm ngoái (4/2019) tôi có đi cùng đoàn Chi hội Nhà văn Phú Thọ lên đến đỉnh cũng gặp mưa như hôm nay. Tại độ cao trên đỉnh núi này, không khí rất loãng, đối với những người thiếu máu não như tôi do thiếu dưỡng khi nuôi bộ não nên thường dễ bị choáng ngất. Lần ấy, trong người tôi cảm thấy choáng váng, đề phòng nếu có xảy ra việc gì thì quá phiền phức cho anh em trong đoàn nên tôi ngồi lại chờ đoàn tại nhà ga. Lần này có vợ đi cùng vả lại nếu chưa được đặt chân lên đến đỉnh núi, “Nóc nhà Đông Dương” thì cũng sẽ còn phải áy náy nên tôi cố gắng đi tiếp. Thỉnh thoảng dừng lại thở sâu bổ sung oxy cho máu lên não nhằm triệt thoái cảm giác choáng váng. Qua một số bậc thang đá, qua một vài ngôi chùa thì đến ga Đỗ Quyên. Từ ga Đỗ Quyên đứng trong cabin kéo lên đến ga Trúc Mây là coi như đã lên đến đỉnh núi. Cabin kéo này có thể chứa khoảng sáy, bảy chục người mỗi lượt và ở đây chỉ có một cabin, thời gian cho một lượt kéo người lên núi theo bấm giờ của tôi là 12 phút. Với tốc độ này, nếu là vào ngày cuối tuần thì chắc sẽ bị dồn ứ nhiều người lắm.
   Được biết theo Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đưa ra tại cuộc họp báo cáo kết quả xử lý dữ liệu và xác định độ cao đỉnh Fansipan tổ chức tại Hà Nội ngày 26/6/2019 thì độ cao chính thức được xác định bằng các thiệt bị công nghệ tiên tiến thì đỉnh Fanxifan có độ cao là 3.147,3 mét. Độ cao này chênh hơn 4 mét so với kết quả vẫn được sử dụng chính thức trên nhiều tài liệu từ 110 năm qua là 3.143 mét do người Pháp đo đạc vào năm 1909.
  Ở trên đỉnh núi này còn có một hệ thống chùa chiền rất đẹp nhưng vì trời mưa mù nên không thể bấm máy ghi hình. Nhưng dù sao, cuối cùng thì tôi cũng đã chạm được vào cột mốc đỉnh cao fanxifan..
   Buổi chiều chúng tôi được đưa đến một địa điểm gọi là Swing Sapa, đây là một điểm mới xây dựng trên một đỉnh đồi có diện tích khoảng bảy, tám ngàn mét vuông, có những tiểu cảnh giúp du khách tạo hình chụp ảnh. Có điều điểm du lịch này còn đang xây dựng và có vẻ nó chỉ ở mức độ quy mô nhỏ. Nhìn tổng thể khuôn viên và diện tích xung quanh, tôi không thấy có hứa hẹn gì về việc phát triển ở đây.
  Buổi trưa và buổi tối đoàn được bố trí dùng cơn tại nhà hàng Dao Đỏ. Một ngôi nhà sàn bằng gỗ cách điệu ngôi nhà của người dân tộc Dao Đỏ. Có nhiều món ăn ngon và hợp khẩu vị, giá cả phải chăng không đắt, không chặt chém khách, thái độ phục vụ của nhân viên rất vui vẻ, chu đáo. Thậm chí có nhân viên nữ trẻ thấy tôi bấm máy nhiều còn gợi ý cho tôi chụp ảnh chung. Rõ ràng các cháu đã là những nhân viên có trình độ dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Có điều nhân viên ở đây không phải là người dân tộc Dao Đỏ mà toàn là người dân tộc Kinh. Vậy nên tôi mới viết mấy câu đề ảnh như sau:
Cháu bận y phục người Dao
Đội khăn mầu đỏ đi vào đi ra
Quán ăn Dao Đỏ là nhà
Tộc người cháu đích thị là....Dao Phay
(Dao Phay ở đây ám chỉ cháu là người Kinh đóng giả người Dao Đỏ chứ không phải chỉ thói chặt chém).
 Sáng ngày thứ ba, đoàn được tự do tìm hiểu. Tôi định nằm nhà nhưng vợ kéo đi chợ. Ở chợ tôi cũng bấm được một vài kiểu hoạt động của người Dao và người Mông.
  11h00 chúng tôi ăn cơm tại Khách sạn Vista Sapa rồi lên xe quay về. Kết thúc chuyên du hý thăm thú Sa Pa. Tất nhiên Sa Pa còn nhiều điểm thu hút khách hấp dẫn nữa như Núi Hàm Rồng, đi tàu điện từ trung tâm Thị xã lên Nhà ga cáp treo ngắm cảnh núi non hùng vĩ, Cầu Mây, Cổng Trời v..v...nhưng vì gói tou thăm thú có hạn nên xin khất bạn đọc để tiếp tục tường thuật về du lịch Sa Pa ở những chuyến đi sau.
                                                                           C.S

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)