Cầm Sơn
Hà Thị Diến sinh ra ở xóm Chuôi xã Khả Cửu, giống như những đứa trẻ khác, cứ lăn long lóc cùng suối rừng cây lá mà lớn lên ở một bản Mường nghèo xác nghèo sơ nằm giữa rừng già xa xôi, hẻo lánh miền núi Tây Bắc. Diến là chị cả ở một gia đình có năm chị em gái. Đã nghèo lại đông con nên những ngày giáp hạt là bố mế Diến phải bán lúa non để lấy tiền mua gạo cầm cự. Nợ cũ chưa trả xong nợ mới đã chồng lên. Năm 14 tuổi, Diến phải đi ở đợ làm công cho nhà cụ Bá Tứ để cụ trừ vào nợ cho bố mế.
Nhà cụ Bá Tứ ở tận ngoài xóm Dè Chỏi cách nhà bố mẹ Diến một con dao quăng. Nhà thì ở xa mà Diến lại làm những công việc không tên chẳng có giờ giấc nào nên cụ Bá Tứ sắp xếp cho Diến một chỗ ngủ lại ở khu vực chuồng trại chăn nuôi trong gia trang nhà cụ. Nhà cụ Bá phía trước là hàng chục mẫu ruộng chưa kể cụ còn có ruộng ở những cánh đồng khác, tiếp đến là khu vực có mấy cái ao chuôm thả cá rồi đến khu nhà ở. Một dãy nhà sàn chín gian bưng vách bằng gỗ, sàn nhà cũng bằng gỗ, ngôi nhà này chỉ có một gian đặt bếp dùng cho khách vào những tháng mùa đông rét mướt ngồi chứ không nấu nướng thức ăn tại đây, một gian dành làm buồng nghỉ cho ông bà chủ nhà còn lại là nơi làm việc, giao tiếp với khách khứa thập phương. Nhà ngang là khu vực làm bếp nấu ăn và cho đàn bà trẻ con cùng một người hầu thuộc tầng lớp trên Diến ở. Phía sau là chuồng trại, nương rẫy nhà cụ và nối tiếp là rừng nứa, rừng gỗ tự nhiên trùng điệp bạt ngàn. Đàn trâu nhà cụ có đến hơn hai chục con, một dãy chuồng nuôi lợn, gà, ngan, vịt không thiếu thứ gia cầm nào. Gia trang nhà cụ tọa lạc trên một sườn đồi trông xuống cánh đồng và phía xa hơn là con suối Giày chảy ôm một nửa vòng cung với những cọn nước kẽo kẹt ngày đêm tải nước lên tưới cho cánh đồng màu mỡ.
Tuy làm việc vất vả đầu tắt mặt tối suốt ngày nhưng càng lớn, Diến càng phổng phao, dáng dấp thon eo mềm dẻo, uyển chuyển, nước da mịn màng trắng bóc và đặc biệt là mái tóc, mỗi khi Diến sổ búi đầu ra chải là suối tóc dài trùm xuống đến đất kín cả đôi bàn chân.
Đinh Văn Chảnh là người xóm Chầu Trống thuộc xã Võ Miếu nhưng rất gần với xóm Dè Chỏi. Không chỉ những vụ cày bừa mà hễ nhà cụ Bá có việc gì cần xốc vác là có mặt Chảnh. Không phải lao động làm thuê thường xuyên như Diến nhưng Chảnh cũng không mấy khi vắng mặt ở nhà cụ Bá. Những ngày thời vụ, buổi sáng đi cày hoặc bừa thì đám thợ cày được nghỉ đến tận chiều gần tắt nắng mới phải ra đồng hoặc lên rẫy làm việc khác, cũng có hôm cụ Bá cho nghỉ luôn tính nửa công cày. Thời gian nghỉ đầu giờ chiều Chảnh thường cùng lên rẫy cắt cỏ trâu giúp Diến. Thường xuyên gặp mặt thành người một nhà, ra đụng vào chạm mãi thành ra có tình, có ý với nhau. Những khi Diến được sai lên rừng lấy măng mà không trùng với buổi cày thì Chảnh cũng tút lên rừng bóc măng cùng Diến, cùng lên núi, cùng xuống khe, tâm tình, trao gửi. Nhất là những khi trời oi bức, Diến sổ búi tóc ra nhúng đầu xuống suối, còn Chảnh thì dùng tay vò sạch rồi dùng lược chải tóc chảy dài theo dòng nước, những sợi tóc mềm mại đung đưa trong nước chạm vào đôi tay cứ nhồn nhột gai gai đánh thức từng nơ ron thần kinh báo về não bộ một khoái cảm hạnh phúc, bình yên. Chảnh nói tóc của Diến là một suối tóc mát như dòng nước suối Giày mùa hạ. Thực ra cũng đã có đôi lần bản năng đàn ông trỗi dậy, Chảnh ôm ghì Diến vào lòng rồi vật ngửa Diến ra bên bở suối. Nhưng những lúc ấy, Diến vẫn nhẹ nhàng nhỏ nhẹ:
Vậy là Chảnh khựng lại được, buông Diến ra nhảy ùm xuống suối lặn ngụp một hồi cho hạ hỏa. Công bằng mà nói thì họ là một cặp đẹp đôi.
Nhà Chảnh dưới Chầu Trống nằm ngay bên bờ con suối Giày sát Cửa Hẹ là nơi con suối Giày hợp lưu với suối Giát có bến sông thuận tiện cho việc tập kết lâm sản đóng bè trôi xuôi. Những dịp nông nhàn không đi làm công cho cụ Bá Tứ thì Chảnh lên rừng đẵn nứa, tre, luồng đóng bè xuôi bến. Vì cái nghề ấy nên Chảnh có nhiều bạn bè cả ở miền ngược lẫn miền xuôi dọc theo dòng chảy của suối Giát ra sông Bần, sông Vàng ra tận sông Hồng về Bạch Hạc Việt Trì. Có dạo một người bạn sông nước người miền xuôi tên là Vũ Mạnh ở luôn lại nhà Chảnh cùng hùn vốn thu gom lâm sản về xuôi. Ngoài thời gian phải làm việc và xuôi bè, Vũ Mạnh cùng Chảnh tập hợp được khá đông thanh niên xóm Chầu Trống họp thành một lớp để Vũ Mạnh dạy cho họ biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Khi lớp học đã đọc thông, viết thạo thì cũng là lúc Đội du kích Võ Khả được thành lập gồm học viên lớp học ở Chầu Trống làm nòng cốt cùng một số thanh niên thuộc các xóm khác ở xã Võ Miếu và thanh niên xóm Mu, xóm Chỏi, xóm Hắm, xóm Chuôi thuộc xã Khả Cửu. Trong thời gian này, Diến cũng được Chảnh dạy đọc, dạy viết, giác ngộ để trở thành đội viên có danh sách trong đội du kích.
*
Kháng chiến bùng nổ, với vị trí địa lý đặc biệt tiếp giáp giữa miền núi và trung du Bắc bộ, huyện Thanh Sơn trở thành vùng đất xảy ra chiến sự nóng bỏng. Người Pháp tràn xuống từ phía Sơn La đánh chiếm, kiểm soát và lập đồn bốt ở nhiều nơi trong huyện Thanh Sơn. Trung tâm huyện lỵ có Đồn Vàng, Mường Cúc có đồn Thu Cúc, Mường Kịt có đồn Cầu Voi, Mường Tằn có đồn Gò Đèn… ở Mường Khả người Pháp có kế hoạch xây dựng đồn tại xóm Mu nằm ở cuối xã Võ Miếu đầu xã Khả Cửu. Để tiến hành kế hoạch được nhanh chóng, Thực dân Pháp lập tức thành lập đồn Dè Chỏi sát xóm Mu là tiền thân của Đồn Mu sau này. Tạm thời sử dụng nhà Bá Tứ làm trụ sở. Quân số của đồn gồm có một viên thiếu úy làm Đồn trưởng và năm người lính Pháp. Đồn trưng dụng ký Hà Đình Phát, con trai Bá Tứ đang là thông ngôn ở Sở Lục bộ bên tỉnh Sơn Tây làm nhiệm vụ phiên dịch. Dự định sẽ thành lập Xứ Mường tự trị, đưa Bá Tứ lên cai quản vùng tự trị thì sau này sẽ để cậu Phát làm thông ngôn, giúp việc tại nhiệm sở của Xứ Mường tự trị. Nhiệm vụ trước mắt của đồn Dè Chỏi là bắt tay ngay vào việc xây dựng Đồn Mu. Được sự cộng tác đắc lực của Bá Tứ, thiếu úy đồn trưởng Barrak Bernard bắt dân công trai tráng ở hai xã Võ Miếu và Khả Cửu là địa bàn lân cận có thể ngày làm việc còn tối giải tán không phải tổ chức ăn nghỉ tập trung đến san đất, chặt cây, đẵn tre nứa xây dựng đồn.
Từ khi những người lính Pháp về ở trong nhà Bá Tứ, mọi sinh hoạt của Diến bị đảo lộn đi nhiều. Ngoài những việc chăm sóc quản lý đàn trâu và gia súc, Diến còn phải thường xuyên lên nhà giúp người hầu trên bếp. Lúc đầu chỉ là những việc vặt vãnh như đun nước, nhặt rau, mổ gà, thái thịt nằm trong khuôn khổ điều động của người nhà Bá Tứ. Do nhanh nhẹn lại sạch sẽ, xinh tươi nên Diến được thiếu úy đồn trưởng Barrak Bernard quyết định thuê hẳn Diến làm việc trực tiếp do đồn trả công không phải thông qua người nhà Bá Tứ nữa. Bù lại, nhà Bá Tứ lại bắt con em gái sát Diến tuổi cũng đã 15 còn lớn hơn một tuổi lúc Diến mới về vào làm thay công việc của Diến. Việc làm người phục vụ cho đồn cần phải sạch sẽ, gọn gàng chứ không thể lôi thôi nhếch nhác được nên Diến được sắm sanh quần áo khá tươm tất.
Ở đời may đấy, rủi đấy, trong cái rủi có khi lại có mầm mống của cái may, ngược lại trong cái may đôi khi lại có một sự rủi do đang tiềm ẩn hình thành. Cùng với độ tuổi đang hừng hực thanh xuân kèm theo những bộ trang phục mốt mới tân thời đã làm Diến thay đổi rõ rệt trở thành cô Diến bếp Tây hồng hào, mơn mởn chứ không còn là con bé Diến con đòi con ở nhếch nhác nhà Bá Tứ khi xưa. Ngoài ra gần như suốt ngày Diến bận bịu với công việc bếp núc phục vụ cho bảy người thuộc biên chế lính đồn trong đó có cả cậu Phát cùng sinh hoạt với lính đồn chứ không ăn cơm cùng gia đình. Những lúc đồn có chút việc liên hoan đôi khi Diến còn phải hay còn có thể gọi là được ngồi chung rót rượu và không tránh phải uống một hai ly. Một buổi tối, sau cuộc rượu, Diến bị hoa mắt choáng váng vì bị ép uống hơi nhiều, Diến gọi cái Diện lên nhờ dọn dẹp mâm bàn, cọ rửa vệ sinh đồ dùng ăn uống giúp chị. Diến về chỗ nghỉ khu vực chuồng gia súc nằm vật xuống giường mê man. Trong cơn mê Diến thấy mình đang tắm, nằm giữa dòng suối nước chảy mạnh ve vuốt da thịt tạo nên cảm giác đê mê khó tả. Diến xỏa búi tóc cho Chảnh xoa vò vuốt chải cái mà Chảnh gọi là “Suối tóc” mà anh rất thích mân mê. Không chỉ chải tóc, Chảnh còn kỳ cọ cho Diến suốt từ ngực xuôi đến tận chân đùi… Diến run lên và co giật khi Chảnh chạm vào những vùng nhạy cảm…và rồi Chảnh chồm lên người Diến thúc mạnh vật gì đó đau nhói vào sâu trong Diến…Diến choàng tỉnh, đầu óc vẫn còn lơ mơ nhưng đã ý thức được việc gì đang xảy ra. Khuôn mặt cậu Phát đang gí sát vào mặt Diến, đôi bàn tay cậu bóp chặt vai Diến và cả thân hình của cậu đang hùng hục trên bụng Diến…Diến hét to co chân định đạp Phát nhưng không đạp nổi. Diến dùng tay quờ lên cào cấu vào mặt Phát. Cùng lúc ấy Bá Tứ đã có mặt nhưng cụ quay lại ngay, cái Diện đi phía sau bị cụ kéo trở về trước sân rồi quát: “Lên nhà dọn dẹp nốt đi”. Cái Diện trở lên bếp tiếp tục làm việc rồi thì cụ mới quay lại:
Diến đã lấy lại bình tĩnh, kéo chỉnh lại sống áo, xông vào đánh đấm, cào cấu Phát một hồi rồi gục xuống úp mặt xuống giường khóc rưng rức.
Phát thì vẫn cứ trâng tráo, tưng tửng:
Sáng hôm sau, Diến nằm bẹp không dậy cơm nước cho cánh lính đồn Tây. Bernard hỏi Phát, Phát trả lời là Diến bị ốm. Bernard tỏ ra quan tâm muốn xuống nơi Diến nghỉ, Phát nói ốm cúm thường thôi không nên đến đấy dễ bị lây nhiễm nhưng Bernard vẫn nhất quyết đi và kéo luôn cả Phát cùng đi. Khi hai người vừa bước chân vào phòng ngủ, Diến lao ra lại đấm, tát, cào cấu Phát một hồi rồi héo gục, bẹp dí xuống giường. Phát không thể che dấu được sự việc đã phải thú nhận nhưng Bernerd không nói gì, viên sĩ quan Pháp lẳng lặng quay trở lại nhà làm việc. Bernard thống nhất với Bá Tứ là thôi cũng thông cảm cho tuổi trẻ, động viên lấy lòng cô Diến và ém nhẹm việc không hay này đi để khỏi tai tiếng, ảnh hưởng không tốt trong hoàn cảnh đồn mới thành lập chưa ổn định.
Hôm sau, Phát gặp riêng Diến nói:
Lúc đầu Diến có ý định bỏ về thoát vòng nguy hiểm rồi nộp đơn kiện nhưng việc cũng đến tai Chảnh và đội du kích. Một mặt có Bá Tứ dỗ dành nhưng quan trọng là chỉ thị của đội du kích thông qua cái Diện yêu cầu Diến bình tĩnh lại, giữ thái độ bình thường, coi như đã đồng ý với những lời dỗ dành, ngon ngọt của Bá Tứ và làm việc không để xảy ra điều gì bất thường. Sẽ có cơ hội trả hận.
Đội du kích Võ Khả nhận chỉ thị cấp trên phải nhanh chóng tiêu diệt đồn Dè Chỏi, không để địch xây dựng đồn Mu, khi chúng ổn định sẽ bổ sung quân, lúc ấy khó mà tiêu diệt được chúng. Một khó khăn lớn là đội du kích không có vũ khí phải dựa vào việc tập kích đánh giáp lá cà và vũ khí thô sơ tự tạo. Trong thời gian tập luyện, người ta tìm ra được cách dùng đoạn gốc của những cây vầu già, vót nhọn sau đó hơ trên ngọn lửa cho cháy bớt phần mỏng manh thì việc đâm thủng qua lần vải quần áo lính Pháp và cây chuối giả làm người là việc dễ dàng. Điều quan trọng nhất là phải giữ được bí mật, bất ngờ để địch không kịp sử dụng hỏa lực. Nếu chúng phát hiện ra thì sẽ thất bại hoàn toàn vì giáo vầu không thể đấu nhanh hơn súng trường của người Pháp.
Đồn Dè Chỏi có thay đổi về nhân sự. Hà Đình Phát phải trở về Sở Lục Bộ vì hết thời gian trưng dụng. Một lính ở đồn được rút đi chuyển sang đồn Gò Đèn bên Mường Tằn, đồn Dè Chỏi được bổ sung một lính từ Sơn La xuống biết tiếng Việt. Chiều tối hôm ấy, đồn Dè Chỏi có cuộc liên hoan đón anh lính biết tiếng Việt mới nhập về đồn và tiễn Phát ngày mai trở về Sơn Tây. Có thêm đặc sản Sơn La là thịt trâu khô, da trâu khô mà người lính mới mang theo nên bữa liên hoan càng mê mết, ngọt ngào. Trong bữa tiệc này, Diến cũng được gọi vào ngồi rót rượu và uống rượu cùng các người lính. Cũng có ly phải uống nhưng phần lớn là Diến kín đáo đưa cái tạp dề có khăn nhét trong túi nhổ vào, cũng có lúc lấy cớ xuống bếp nhổ đi hoặc móc họng nôn ra. Những người lính đang trong cơn say sưa vui vẻ nên không ai để ý đến những cử chỉ của Diến.
Trung đội du kích đi theo đường rừng chờ trên rừng tự nhiên, theo kế hoạch hẹn đến 10h30 khi thấy ánh đèn pin rọi lên nhấp nháy ba lần là tín hiệu an toàn sẽ tiến xuống tập kết trên rẫy nhà Bá Tứ và tùy từng tình hình, đội trưởng sẽ ra lệnh tiếp. Tuy là cuộc liên hoan có uống rượu nhưng dù sao cũng là chiến binh nên thiếu úy Barrak Bernard cũng rất chừng mực. Khoảng 9h30 giờ tối, trong lúc cánh binh sĩ còn đang say sưa chúc tụng, đổ rượu cho nhau thì Bernard yêu cầu dừng cuộc tiệc. Thường mọi khi vào giờ này đến phiên của ai thì người ấy phải đi tuần một vòng quanh đồn dùng đèn pin soi rọi các nơi xem có gì khả nghi bất thường không rồi mới được quay về trực gác tại ngoài sảnh ngôi nhà. Hôm nay thông cảm với binh sĩ, vả lại đã qua mấy tháng kể từ ngày thành lập đồn tình hình vẫn yên ả không hề có hiện tượng nghi ngờ gì nên Bernard không thúc dục anh lính đến phiên trực mà tự mình đi kiểm tra. Tình hình này nếu hắn thức đêm làm thay nhiệm vụ của lính trực luôn thì có nguy cơ kế hoạch không thành bởi hắn uống ít, rất tỉnh táo. Kể từ khi Bernard đi tuần, có đến 15 phút rồi vẫn chưa thấy quay lại. Trong lúc dọn mâm, lòng Diến nhấp nhỏm như có lửa đốt…rồi 20 phút… 25 phút…Diến không đừng được nữa, cô cầm chai rượu dở đi xuống cầu thang. Thấy ánh đèn của Barnard đang nhập nhoàng trên rẫy. Chết cha! Sắp đến giờ quy định rồi, đội du kích tưởng ám hiệu an toàn của mình mà dò xuống thì nguy. Diến đi thẳng ra phía sau lên rẫy. Gặp Bernard, Diến giả vờ nửa say nửa tỉnh chỉ vào chai rượu:
Bernard tưởng Diến say, hắn đỡ Diến dìu quay trở lại
Về đến sân nhà hắn nói tiếp:
Diến nghĩ phải cho thằng này say hẳn thì mới ổn, cô vẫn vờ như trong cơn say:
Bernard dìu Diến lên nhà, hắn đưa luôn Diến vào phòng riêng của đồn trưởng, hắn vơ thêm hai cái ly rồi rót rượu đổ vào miệng Diến. Diến lắc đầu sặc sụa phì rượu ra ngoài.
Có hơi gái, sẵn men rượu, bản năng con đực trong người ngài đồn trưởng bốc lên:
Hắn cầm cả chai ngửa lên tu ừng ực một hồi rồi vật Diến xuống sàn nhà.
Diến nghĩ, còn cái gì nữa mà giữ. Thôi thì cho nó để được việc mình! Diến nằm im lìm đúng y như là người say thật, mặc cho Barrak Bernard muốn dày vò kiểu gì cũng được…
Sau một hồi hùng hục điên cuồng thỏa mãn, Bernard lăn ra giường ngủ ngáy khò khò. Yên trí hắn đã ngủ kỹ, Diến ngồi dậy mặc lại áo quần rồi nhẹ nhàng ra nhà ngoài, Diến ngó qua cái đồng hồ quả lắc thấy kim chỉ 10h45p. Muộn chút nhưng không sao. Diến mở chốt cửa đi ra chỉ khép hờ lại rồi xuống cầu thang. Bá Tứ thì đã ngủ lâu rồi nên không có gì phải lo lắng. Cô đi nhanh về phía sau nhà lên rẫy nháy ám hiệu an toàn rồi quay lại xuống gầm sàn nhà. Việc xử lý lũ chó không có gì khó, cho chúng thức ăn ngon có trộn thuốc ngủ là xong. Để yên tâm, Diến còn chuẩn bị sẵn một ít cơm rượu nếp đang cữ thơm ngon bồi thêm cho chúng, đảm bảo trong vòng lâu nhất là 10 phút đồng hồ nữa chúng sẽ ngủ say như chết đến tận sáng mai.
Đúng 0 giờ đêm ngày 06 rạng sáng ngày 07 tháng 8 năm 1948, Bốn nhóm du kích mỗi nhóm ba người khiêng một bàn chông vót bằng gốc cây vầu đặt dưới cửa sổ và đứng luôn ở đấy túc trực, đề phòng địch nhảy qua cửa sổ sẽ đạp trúng bàn chông và cũng sẽ không thoát khỏi ba mũi giáo đang sẵn sàng. Còn lại 15 người nữa vác giáo vầu xông thẳng lên nhà Bá Tứ tiêu diệt hoàn toàn 6 lính Pháp trong nhà, gọn gàng mà không gây ra chấn động gì. Cả xóm làng Dè Chỏi vẫn chìm trong giấc ngủ yên bình. Trong khi những đội viên du kích khác xử lý toán lính Pháp ở nhà trên, Chảnh xộc thẳng xuống nhà ngang nơi cậu Phát ngủ. Chảnh dùng chân đá một cái thật mạnh vào người Phát. Phát giật mình tỉnh dậy chưa hiểu điều gì đang xảy ra.
Chảnh dùng cây giáo vầu gí vào ngực Phát. Phát đau quá kêu lên á…á…
Phát đã hiểu ra sự tình, run lập cập chắp tay lạy rối rít. Chảnh nói tiếp:
Sau khi đã xử lý xong toán lính Pháp ở nhà trên, Đội trưởng du kích chạy xuống nhà ngang:
Chảnh chạy lên khu chuồng trại chăn nuôi, xộc luôn vào buồng chị em Diến. Chảnh chỉ thấy có cô em Diện còn không thấy Diến đâu.
*
Chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 190 năm ngày thành lập huyện Thanh Sơn, là hội viên Hội Văn học nghệ thuật huyện Thanh Sơn, chúng tôi đi một vòng quanh huyện lấy được khá nhiều hình ảnh và tư liệu từ vị trí nơi họp Đại hội Đảng lần thứ nhất của Đảng ủy huyện Thanh Sơn ở xóm Bục xã Sơn Hùng đến vị trí đồn Cầu Voi, đồn Gò Đèn, đồn Hương Cần… Riêng tại xã Khả Cửu, tôi gặp một cụ gìa tuổi đã ngoài chín mươi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Cụ đã từng làm công tác Mặt trận Tổ Quốc ở huyện Thanh Sơn rồi nghỉ hưu kể cho chúng tôi nghe câu chuyện tôi ghi chép lại như trên. Khi sắp chia tay, cụ lấy từ trong dương ra một cái hộp gỗ, mở hộp gỗ kéo ra một cái gói. Cụ nói tiếp:
Ông cụ cẩn thận lật giở từng lớp vải để lộ ra một bó tóc và phía trên là một mảnh giấy được xé ra từ góc còn trắng của một tờ báo có dòng chữ viết nắn nót nhưng vẫn xiêu vẹo, thể hiện là chữ của một người mới biết viết. Dòng chữ ghi: “Trao cho Chảnh tất cả suối tóc của Diến”. Ông cụ cầm đầu bó tóc nhấc giơ cao. Đúng là một bó tóc dầy, đen và dài. Tay ông cụ run run, bó tóc cũng đung đưa lay động theo nhịp rung, những thớ tóc mượt mà trải dài, sóng sánh như nước trên dòng suối.
Người kể câu chuyện ấy chính là anh thợ cày làm công ở nhà cụ Bá Tứ và là một đội viên của Đội Du kích Võ Khả có tên Đinh Văn Chảnh năm xưa. Cụ Chảnh nói tiếp:
C.S
Người gửi / điện thoại