bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 39
Trong ngày: 192
Trong tuần: 1020
Lượt truy cập: 883488

TẠ PHƯƠNG GIỚI THIỆU

AI LÀ NGUYÊN MẪU NHÂN VẬT NỮ TRONG BÀI THƠ TÌNH SAU CỦA S. ESENIN?

t_phng

                   TẠ PHƯƠNG
“Một số người tin rằng bài thơ “CHẲNG CÒN LANG THANG, LÀM NÁT LÙM CÂY THẮM” được Sergei Yesenin viết ra từ tình yêu của ông dành cho Anna Sardanovskaya (đã đề cập trong 2 bài thơ mà TP đăng tải gần đây) - một cô gái sống cùng nhà thơ ở ngôi làng Konstantinovo. Chàng trai Yesenin trẻ tuổi chưa bao giờ dám thú nhận tình cảm của mình với người bạn gái, điều này khiến anh hối hận trong một thời gian dài, khi nhớ lại tình cảm của mình thực sự trong sáng và chân thành. Vì lý do này, nhiều người coi bài thơ này có tính tiên tri. Nỗi nhớ nhung người yêu đã mất, “mãi mãi” cũng trở thành dấu hiệu cho cái chết sắp xảy ra của cô gái, người đã qua đời vào năm 1921 trong một ca sinh khó.
Tuy nhiên, những người khác lại nêu tên một “ứng viên” khác – một cô gái tên là Natalya, cũng là người cùng làng với nhà thơ, người mà anh đã phải chia tay khi rời khỏi làng quê. Trước khi xa cách lâu dài, đôi tình nhân thậm chí đã quyết định đi nhà thờ, nhưng việc không thành vì họ còn quá trẻ. Sau này khi Natalya đi lấy chồng, Yesenin đã vô cùng phật ý…”
(Bản dịch này đã được dùng minh họa, phân tích trong 1 giáo trình về Văn học Nga của Đại học KH Xã hội và Nhân văn HN)
S. Esenin
“CHẲNG CÒN LANG THANG, LÀM NÁT LÙM CÂY THẮM”
Chẳng còn lang thang, làm nát lùm cây thắm
Cũng không tìm dấu vết rau lê.
Cùng lọn tóc óng ánh màu yến mạch
Trong giấc mơ tôi em đã mãi xa lìa.
Với làn da mọng hồng như trái chín,
Em từng xinh tươi, từng rất dịu dàng,
Em như hoàng hôn thắm màu rạng rỡ
Lại sáng trong như tuyết mịn màng.
Hạt mắt em giờ đã héo hon, rơi rụng,
Tên nhẹ nhàng tan biến tựa âm thanh,
Nhưng còn đọng trong nếp khăn nhàu nhĩ
Hương mật ong từ những ngón tay lành.
Giờ tĩnh mịch, khi bình minh trên mái,
Như chú mèo con, rửa mặt bằng chân,
Tôi nghe được về em lời êm ái
Tiếng bầy ong cùng gió hát vang ngân.
Đôi lúc chiều xanh vẫn cùng tôi thủ thỉ,
Rằng em từng là bài ca, là giấc mơ đời,
Dẫu ai tạo nên bờ vai, dáng em mềm mại -
Cũng đã kề môi vào điều bí ẩn sáng tươi.
Chẳng còn lang thang, làm nát lùm cây thắm
Cũng không còn tìm dấu vết rau lê.
Cùng lọn tóc óng ánh màu yến mạch
Trong giấc mơ tôi em đã mãi xa lìa.
1916
“НЕ БРОДИТЬ, НЕ МЯТЬ В КУСТАХ БАГРЯНЫХ”
Не бродить, не мять в кустах багряных
Лебеды и не искать следа.
Со снопом волос твоих овсяных
Отоснилась ты мне навсегда.
С алым соком ягоды на коже,
Нежная, красивая, была
На закат ты розовый похожа
И, как снег, лучиста и светла.
Зерна глаз твоих осыпались, завяли,
Имя тонкое растаяло, как звук,
Но остался в складках смятой шали
Запах меда от невинных рук.
В тихий час, когда заря на крыше,
Как котенок, моет лапкой рот,
Говор кроткий о тебе я слышу
Водяных поющих с ветром сот.
Пусть порой мне шепчет синий вечер,
Что была ты песня и мечта,
Все ж, кто выдумал твой гибкий стан и плечи -
К светлой тайне приложил уста.
Не бродить, не мять в кустах багряных
Лебеды и не искать следа.
Со снопом волос твоих овсяных
Отоснилась ты мне навсегда.
1916
hoa_sung_1
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com