bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 30
Trong ngày: 157
Trong tuần: 1636
Lượt truy cập: 779842

TÂY ĐÔ NHẬT KÝ (Kỳ 4)

Cầm Sơn

VỀ MIỆT VƯỜN PHONG ĐIỀN

   Ngày 22/5 – Hôm nay nhóm bạn gồm Hồng Phương, Quang Thuyên, Cầm Sơn theo sự hướng dẫn của họa sĩ Ngọc Hiền đi trên chiếc xe năm chỗ ngồi do lái xe Lại Quang Phục điều khiển đến thăm các điểm du lịch tại huyện Phong Điền.

    Điểm đầu tiên chúng tôi đến là Khu nhà thờ và mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị. Trong khi chờ đợi người trông coi nhà thờ đến mở cổng, họa sĩ Ngọc Hiền đưa mọi người đến thăm một ngôi trường Trung học Phổ thông, ở đây lại thấy có cây hoa phượng Lào, đoàn chụp ảnh kỷ niệm rồi quay lại viếng và tìm hiểu về khu nhà thờ tưởng niệm. Di tích lịch sử mộ nhà thơ Phan Văn Trị tọa lạc ở ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 16 km. Khu đền thờ nằm bên một dòng kênh thuyền bè qua lại nhộn nhịp. Đây là nơi yên nghỉ của nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, một nhà nho đã suốt đời lấy thơ ca làm vũ khí đấu tranh cho sự tồn vong và phát triển của dân tộc và được người đời mệnh danh là nhà thơ chiến sĩ. Khu mộ đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1991.

     Trước đây, khu mộ của nhà thơ chỉ được xây dựng bằng xi măng đơn giản, nằm giữa bãi cỏ xanh với một chiếc mộ bia. Đến năm 1990, từ lòng tôn kính nhà thơ chiến sĩ của nhân dân, bà con đã chung tay trùng tu lại mộ nhà thơ Phan Văn Trị bằng đá mài, mộ thờ đi lên bậc tam cấp, với văn bia đá mài lộng lẫy, có hàng rào, có cỏ xanh tạo thêm chút thơ, đẹp, lại có chút góc cạnh như sự can trường từ ngòi bút và khí chất của nhà thơ khi còn sống.

   Đến năm 2005, nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài thành phố, UBND huyện Phong Điền tiếp tục đầu tư kinh phí để trùng tu Di tích với quy mô lớn hơn, trên diện tích rộng 2.060 m2. Bao gồm các hạng mục: nhà Tưởng niệm, nhà Trưng bày, phần mộ, cuốn sách và các bia đá, ao sen, cây kiểng, nhà chờ….

     Điểm tiếp theo là làng du lịch Mỹ Khánh. Làng du lịch Mỹ Khánh, một điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến Đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích hơn 30 hécta nằm bên dòng sông Cần Thơ hiền hoà của xứ sở miệt vườn trĩu quả bốn mùa và cách trung tâm thành phố chỉ hai mươi phút chạy xe, cùng vị trí nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng – Phong Điền nức tiếng giao thương sông nước bao đời…
    Làng du lịch Mỹ Khánh là một tổ hợp nghỉ dưỡng – vui chơi - ẩm thực – du lịch sinh thái với đầy đủ tất cả đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ. Đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm chìm với thiên nhiên, khám phá những nét độc đáo nhất của văn hoá Phương Nam trù phú và trải nghiệm những dịch vụ vui chơi thú vị - hấp dẫn khó quên. 

   Xe đưa đoàn về khu nhà hàng vườn Phi Yến dùng cơm trưa. Rất may là khi xe đỗ, trời lại tạnh mưa. Tại đây, chúng tôi còn được gặp gỡ với các bạn Nguyễn Hoàng Hôn là bạn đồng học với họa sĩ Ngọc Hiền tại trường Đại học Mỹ thuật hiện đang làm doanh nghiệp Quảng cáo ở thị trấn Phong Điền, họa sĩ Lê Thị Cẩm Lệ là cô giáo dạy mỹ thuật cho các cháu trong trường phổ thông ở Phong Điền. Đoàn được đưa đi vòng vèo trong một vườn cây đến một cái chòi được dựng trên ngọn cây để làm nơi cho thực khách dùng cơm, kết nối những cái chòi này là một hệ thống kênh rạch chằng chịt nằm dưới tán cây ăn quả kết hợp với cây sinh cảnh, người ta có thể chèo thuyền trên những kênh rạch này. Trong khi đoàn dùng cơm, trời lại đổ cơn mưa, gió thổi làm cái chòi đung đưa tạo nên một khung cảnh vô cùng mơ mộng….Mỗi một chòi có một em gái miền Tây trong bộ đồ bà ba chăm sóc, thực khách có thể mời bạn ấy uống bia, uống rượu, bạn ấy sẽ sẵn sàng chiều theo ý khách. Chăm sóc chòi của đoàn là một em gái trong bộ bà ba màu tím có tên Hồng Cúc, mấy bác đàn ông trong đoàn bác nào cũng muốn chạm riêng với Hồng Cúc một ly và “Áo tím” đã  chiều hết. Nhà thơ Quang Thuyên còn tán là sẽ ở đến mai mới về. Về thăm miệt vườn ở Phong Điền, địa chỉ để dùng cơm không thể không điểm tới nhà hàng vườn Phi Yến.

   Rời nhà hàng Phi Yến, xe đưa đoàn đến thăm Trúc Lâm Thiền Viện Phương Nam tọa lạc tại địa phận ấp Nhơn Mỹ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền . Thiền viện theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông cho nên hầu hết các hạng mục công trình đều mang đậm phong cách kiến trúc thuần Việt thời Lý – Trần. Đây là một nét đặc trưng rất rõ trong kiến trúc xây dựng của các ngôi Thiền Viện ở Việt Nam. Và đây cũng là yếu tố quan trọng để bất kỳ ai khi nhìn vào cũng đều phân biệt được với phong cách kiến trúc của những ngôi chùa Khmer Nam Tông hoặc Bắc Tông tại miền Tây Nam Bộ. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xem là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo nhất của xứ Tây Đô. Đến thăm nơi này là tìm về với không gian của cõi tĩnh, tâm hồn được gột sạch mọi bụi bặm của trần thế. Bước vào thiền viện có cảm giác như bước vào một thế giới khác, nơi mà mọi thứ xô bồ không tồn tại, chỉ có những tấm lòng thanh khiết hướng về cửa Phật. chúng tôi đã đi dạo nhiều nơi trong Thiền viện, đặc biệt là đến hai cái hồ sen thấy sen ở đây  rất lạ, lá nó to như một cái nong, đường kính ước chừng đến gần hai mét, cứ nghĩ một đứa trẻ trèo lên chưa chắc đã chìm.

  Rời Thiền viện Trúc Lâm, tạm biệt Phong Điền, kết thúc một chuyến đi vui vẻ, khám phá thêm được nhiều điều thú vị của miệt vườn xanh tươi trù phú trên xứ sở Tây Đô.

                                                                                                     C.S


 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)