bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ BÀI VIẾT CÔNG PHU, THÚ VỊ!CHÚC BÁC VUI KHỎE!TRÂN TRỌNG!VŨ NHO

 

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM GỌN VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÙI PHƯƠNG THẢO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÃ THANH TÙNG!THƯƠNG NHỚ ĐĂNG BẤY, NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG VUI TÍNH , HÒA ĐỒNG, GIẢN DỊ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 14
Trong ngày: 43
Trong tuần: 1064
Lượt truy cập: 723892

THƠ DO NGUYỄN ĐÌNH NHỮ DỊCH

Tuyển dịch thơ                                              

DANH NHO VIỆT NAM

 

LỜI GIỚI THIỆU

Với chiều dày bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước bằng những chiến tích vẻ vang, anh hùng, Việt Nam còn là một nước có nền văn hiến lâu đời. Cha ông ta đã để lại một kho tàng văn học đồ sộ, đáng tự hào. Trong đó có tiếp thu nền văn học của thế giới với sự sáng tạo, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Đó là thơ Đường luật - Một di sản văn học của Trung Quốc - Thể thơ cổ mang tính Hàn lâm có niêm luật chặt chẽ, rõ ràng. Mà người Trung Quốc hiện đại muốn đọc hiểu, phải dịch ra Bạch thoại (ngôn ngữ Hán hiện đại) mới thấy được ý nghĩa của bài thơ. Trong khi đó người Việt xưa đã tiếp thu, sáng tác thơ Đường bằng chữ Nho. Và ngày nay, người Việt Nam sáng tác, giao lưu, xướng - họa thơ Đường thông thạo đều do thừa hưởng kế thừa di sản văn học cha ông ta để lại.

Các nhà Nho Việt Nam xưa đã tiếp thu và phát triển một cách sáng tạo nghệ thuật thơ Đường của Trung Quốc, sáng tác nhiều tác phẩm nổi  tiếng bằng chữ Nho. Các bậc danh Nho, đặc biệt các danh nhân Văn hóa thế giới như Nguyễn Trãi,  Nguyễn Du và ngày nay là Hồ Chí Minh và những nhà Nho danh tiếng khác như Thiền sư Vạn Hạnh (Thế kỷ thứ 10). Một trong những trí thức Phật giáo làm cố vấn cho vua  Lê Đại Hành , đồng thời là người thầy của  Lý Công Uẩn , là người có tài tiên đoán, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, mở ra triều Lý - Triều đại lâu dài đầu tiên trong  lịch sử Việt Nam . Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông - Người sáng lập  phái Trúc Lâm Yên Tử; Phạm Sư Mạnh, làm quan thời nhà Trần, học trò xuất sắc của Chu Văn An; Nguyễn Phi Khanh, phụ thân của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Đặng Dung, danh tướng thời Hậu Trần, khi bị bắt giải về Trung Hoa, ông đã tuẫn tiết “Thù trả chưa xong đầu đã bạc/ Gươm mài bóng nguyệt mấy thu nay”; Thái Thuận, nhà thơ quan lại Việt Nam thời Lê sơ; Tiến sĩ Phạm Công Trứ, Tham tán Trấn Sơn Nam - một Tể tướng giỏi thời Lê Trung Hưng. Ngô Thì Ức, ông nội Ngô Thì Nhậm, tài hoa, ưa cuộc sống tiêu dao, nhàn tản, thoát khỏi mọi công danh tục lụy. Nhà bác học Lê Quý Đôn, ban quản tu Quốc Tử Giám, thị giảng viện Hàn lâm, làm trong phủ chúa.... Ngô Thì Nhậm, cháu Ngô Thì Ức, danh tướng thời hậu Lê. Nguyễn Hạnh, cháu gọi Nguyễn Du là chú, ở nhóm “An Nam ngũ tuyệt”. Thơ chữ Hán của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Phan Huy Chú, Hàn Lâm biên tu, con trai nhà Nho nổi tiếng Phan Huy Ích. Nguyễn Văn Siêu, đỗ Phó Bảng, làm Án Sát, bạn thân Cao Bá Quát, hai nhà thơ nổi tiếng, được mệnh danh “Thần Siêu thánh Quát”. Nguyễn Quang Bích với “Ngư Phong thi tập”, sáng tác trong những năm ông lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp. Nguyễn Khuyến với “Yên Đổ thi tập, “Quế Sơn thi tập”... Phan Đình Phùng, lãnh đạo phong trào chống Pháp thế kỷ 19, là nhà thơ sáng tác nhiều câu đối và các tập thơ “Đáp hữu nhân kỳ thi”, “Thắng trận hậu cảm tác”,... Phan Bội Châu, nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp, người thành lập phong trào Duy Tân, khởi xướng phong trào Đông Du với nhiều tác phẩm nổi tiếng “Hịch Bình Tây thu Bắc”, “Hải ngoại huyết thư”, “Việt Nam vong quốc sử” ...

                Trong khi chọn dịch tuyển tập các bài thơ Đường luật bằng chữ Hán của các nhà thơ tên tuổi Việt Nam, tôi vô cùng khâm phục kiến thức uyên bác, thể hiện nội dung phong phú về lịch sử chống ngoại xâm, ca ngợi phong cảnh quê hương tươi đẹp, cuộc sống qua nhiều triều đại của nhân dân ta.

 Khi dịch thơ chữ Hán, tôi cố gắng thể hiện trung thực nội dung bài thơ, giữ nguyên niêm luật thơ Đường, diễn tả sao cho người đọc vẫn cảm nhận phong vị thơ nước ngoài nhưng đã được Việt hóa. Với những bài thơ Đường luật, tôi thường dịch theo hai thể loại: dịch nguyên thể thơ Đường và chuyển lục bát. Đồng thời có một số bài tôi dịch sang thể lục bát cho gần gũi với tâm hồn và sự thưởng thức của người Việt Nam.

 Với khả năng có hạn, trong khi biên dịch không tránh khỏi khiếm khuyết. Mong bạn đọc gần xa chỉ giáo. Xin chân thành cảm ơn!

 

Hà Nội, xuân 2024

Nguyễn Đình Nhữ

 

VẠN HẠNH THIỀN SƯ

(938 - 1018)

Vạn Hạnh ( chữ Hán : ) ( 938  -  1018 ) là một tu sĩ  Phật giáo   Đại Cồ Việt , người châu Cổ Pháp (Bắc

Ninh). Ông là một trong những trí thức Phật giáo làm cố vấn cho vua  Lê Đại Hành , đồng thời là người thầy của  Lý Công Uẩn , đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước và sau khi triều Lý thành lập. Ông được xem là người có tài tiên đoán, đã vận dụng khả năng này để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, mở ra triều Lý, triều đại lâu dài đầu tiên trong  lịch sử Việt Nam .

 

THỊ ĐỆ TỬ

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Vạn Hạnh thiền sư

 

Dịch nghĩa:

DẶN HỌC TRÒ

Người đời như chớp bóng, có rồi lại không

Như muôn cây cối, mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo

Mặc cho vận đời, dù thịnh hay suy đừng sợ hãi

Vì thịnh suy cũng mong manh như giọt sương đầu

ngọn cỏ.

 

Dịch thơ:

DẶN HỌC TRÒ

1/ Đời như chớp bóng, có rồi không

Cây cối xuân tươi, thu héo cong

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Thịnh suy - ngọn cỏ giọt sương trong.

N.Đ.N.

2/ Đời như chớp bóng sắc, không

Ngàn cây xuân thắm, thu trông héo tàn

Mặc đời suy thịnh đừng than

Thịnh suy sương đọng trên làn cỏ non.

  1. Đ. N.

 

NGUYÊN PHI Ỷ LAN

(1044 - 1117

Ỷ Lan ( chữ Hán : ,  7 tháng 4 ,  1044  -  24 tháng 8 ,  1117 ) hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu (靈仁皇太后), là  phi tần  của Hoàng đế  Lý Thánh Tông , mẹ ruột của Hoàng đế  Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà đã hai lần đăng đàn  nhiếp chính , khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh. Những đóng góp cho hoàng triều nhà Lý nhất là về  Phật giáo  và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Tuy vậy, để có thể có quyền hành nhiếp chính đất nước, bà đã mưu kế dựa vào  Lý Thường Kiệt , phế truất và sát hại Thái hậu nhiếp chính tiền nhiệm là  Thượng Dương Hoàng thái hậu . Việc làm này đã gây nên nhiều tranh cãi xung quanh bà.

 

SẮC KHÔNG

Sắc thị không, không tức sắc

Không thị sắc, sắc tức không

Sắc không câu bất quản

Phương đắc khế chân tông.

Lê Thị Ỷ Lan

 

Dịch nghĩa:

CÓ và KHÔNG

Có là không, không tức là có

Không là có, có tức là không

Có, không đều chẳng quản

Mới hợp với tông phái chân chính

 

Dịch thơ:

CÓ VÀ KHÔNG

1.

Có là không, không tức có

Không là có, có tức không

Có không đều chẳng quản

Mới hợp với chân tông.

N.Đ.N.

2.

HỮU HÌNH VÀ HƯ KHÔNG

Hữu hình là cái hư không

Hư không là cái có trong hữu hình

Hư không là cái hữu hình

Hữu hình là cái bóng hình hư không

Dù là hiện hữu hư không

Đều nên hợp với chân tông mới là.

N.Đ. N.

chim_cuoc

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)