bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM GỌN VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÙI PHƯƠNG THẢO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÃ THANH TÙNG!THƯƠNG NHỚ ĐĂNG BẤY, NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG VUI TÍNH , HÒA ĐỒNG, GIẢN DỊ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 

VU NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN!KÍNH MỜI CÁC ANH CHỊ DỰ BUỔI TỌA ĐÀM ĐÓ XEM HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 219
Trong tuần: 985
Lượt truy cập: 719288

TRẢ GIÁ

TRẢ GIÁ
(Truyện ngắn – Trích trong tập truyện ngắn trả giá do Hội nhà
văn Hà Nội ấn hành năm 2022)

         LƯU BÁ THỊNH


Những ngày này hơn một năm về trước, khu trang trại nghỉ
dưỡng đặc biệt THỦY TIÊN luôn ồn ào náo nhiệt. Một không
khí ăn chơi, nhảy múa thỏa thích của chủ và khách gần, xa, nhất
là các đại gia và nữ chủ nhân trang trại.
Họ phấn khởi chào mừng ngày khánh thành con đập Thủy
Điện R.TR- niềm tự hào của tỉnh.
Đứng tứ sân căn “lều tranh” lý tưởng của nữ chủ nhân Lệ
Hoa này, ngắm cảnh hồ Thủy Điện mênh mông, lộng gió, hai
bên hồ là những triền đồi thấp nhấp nhô, đằng sau là những dãy
núi cao chạy thẳng ra con đập của thủy điện, ai cũng phải thích
thú, trầm trồ khen ngợi.
Nhất là vào những đêm trăng sáng, bóng những quả đồi soi
trên mặt hồ thật thơ mộng. Trời trong txanh, mây trắng bay trôi
lững lờ, mặt hồ như giát vàng, giát bạc.
Lẽ ra khung cảnh này còn đẹp và thơ mộng hơn nhiều, nếu
như các rừng cây trên đồi không bị chặt chụị.
Bởi vì các nhà thiết kế thủy điện đã ‘tính nhầm”: họ tính
rằng các rừng cây này sẽ chìm trong nước của hồ thủy điện, nên
chúng đã bị khai thác trước khi đắp đập tạo hồ.
Nhưng khi đập xây xong, mặt đập cũng chỉ ngang mức hai
phần ba chiều cao của quả đồi gần nhất. Họ thú thật là “tính
nhầm”. Vì họ chỉ ở trình độ Thủy Điện nhỏ cấp tỉnh?


Nhưng hiểu rõ ngọn nguồn lại là nữ chủ trang trại, các nhà
thiết kế, các đại gia và ông Phó chủ tịch tỉnh trực tiếp phụ trách
ngành công nghiệp. Thì ở cấp tỉnh tất nhiên những chuyện đó là
chuyện nhỏ mà?
Chính vì vậy mấy năm trước, để có thành công này, họ đã
phải vượt qua bao khó khăn. Trong đó phái nói tới sự đóng góp
không nhỏ bằng tính khôn khéo và tính quyết đoán có phần liều
lĩnh của vị phó chủ tịch. Nhưng đây lại là mấu chốt của truyện,
xin quý vị kiên trì đọc tiếp.
Để quý vị thỏa mãn trí tò mò, tôi phải thú thật giới thiệu
trước là trong đó công chính lại là của vị nữ chủ nhân trang trạị
trên đây.
Thưa quý vị: phải nói là nữ chủ nhân Lệ Hoa rất đẹp. Một
vẻ đẹp cao ráo, mang dáng dấp của người trí thức, ăn nói dịu
dàng, nhẹ nhàng, có duyên, lại biết cách trang điểm, biết cách ăn
chơi, đặc biệt là rất thạo đời.
Mặc dù năm nay nữ chủ nhân sắp tới tuổi ba mươi, đã có
một con, mới sớm mất chồng, vì anh ta ra đí sau một cơn đột
quỵ.
Nhưng cô ta vẫn thực sự hấp dẫn, như có một ma lực
mãnh liệt hút hồn các vị đàn ông và ngay cả các thanh niên chưa
vợ. Đúng như câu nói của người xưa để lại.”Gái một con trông
mòn con mắt”. Quả là cấm có sai.
Nói thế nào nhỉ? Theo giới ăn chơi sành điệu ngày nay thì
Lệ Hoa thuộc đội tuyển các cô gái chân dài chính hiệu.


Cô cao một mét sáu nhăm, mình trắm, thân hình tròn lẳn,
do cô thường xuyên tập thể dục AERÔBIC hàng ngày, nước da
trắng hồng, mái tóc đen mượt mà, dài óng ả. Miệng cười tươi
như hoa hồng chớm nở. Khuôn ngực đầy đặn.
Trừ những lúc tiếp khách, hay cần giao dịch công việc, là
lúc cô thường mặc những bộ đồ thượng hạng, đúng mốt, đắt
tiền, còn ở nhà cô hay mặc bộ đồ thể thao bó sát người, nên càng
tôn lên vẻ đẹp thẩm mỹ, hấp dẫn mà tạo hóa đã dày công vun
đặp cho cơ thể phụ nữ.
Có thể nói, đi đâu, ở đâu, cô đều được người ta ngắm
nhìn, lúc công khai, khi lén lút, đôi khi buột lên những lời trầm
trồ khen ngợi.
Chỉ có điều, không biết kẻ độc miệng nào đó lại bảo cô
có tướng sát chồng dựa vào đôi gò má hơi cao của cô? Nhưng
chính đôi gò má ấy lại làm cho cô thêm hấp dẫn, thêm ửng hồng,
nhất là những khi cô uống rượu say chếnh choáng, hay hăng hái
tranh luận vì một vấn đề nào đó mà cô chưa ưng ý?
Đôi khi điều đó, lại làm cho các vị tai to mặt lớn có tiếp
xúc với cô phải ngưỡng mộ, xuống giọng, hoặc nê nể cô?
Thì đấy, ngài phó chủ tich tỉnh này chứ ai? Đã nhiều lần
phải xuống thang, chấp nhận các yêu cầu của cô trong lĩnh vực
xét duyệt giao đất trồng rừng trên những quả đồi trong dự án
Thủy Điện R. Tr. cho công ty của cô quản lý đấy thôi?
Mặc dù trong thời gian đó có rất nhiều công ty trong tỉnh có
đủ năng lực và rất muốn trồng rừng. Nhưng cô đã lên tiêng xin
giao các quả đồi trên cho công ty cô quản lý, trồng rừng keo lai


mới, để một phần chuộc lỗi vì chính công ty cô trước đây đã
được phép khai thác các giải rừng nguyên sinh ở các quả đồi này
và các khu rừng lân cận.
Thế là công ty cô đươc giao hơn một ngàn ha để trồng
rừng. Sau gần hai năm, khi các quả đồi đã có màu xanh, cô liền
cho xây lên căn lều lý tưởng THỦY TIÊN: có thiết kế độc đáo,
được xây dựng toàn bằng tranh, tre, nứa, lá.
Nhưng các thiết bị bên trong lại rất hiên đại, gọn nhẹ, bắt
mắt, đắt tiên, rất hợp với cảnh quan xung quanh.
Cô còn cho trồng các hàng rào dâm bụt. trúc cảnh, xen hoa
giấy đủ màu, được thiết kế hợp lý, trang nhã mà lại kín đáo,
cách xa khu công nhân trang trại.
Khu lều lý tưởng được bảo vệ nghiêm ngặt, bằng đội ngũ
những chú chó béc giê được huấn luyên bài bản và hai vệ sỹ có
số má hẳn hoi trong giơi giang hồ, cúc cung tân tụy bảo vệ Lệ
Hoa
Căn lều trên chỉ dành cho bà chủ tiếp đón, hội họp với các
đối tác làm ăn, hay các vị quan chức cần thiết nào đó, rất thuận
tiện, lại kín đáo, khó có vị nào có thể từ chối được yêu cầu của
Lệ Hoa.
Có thể nói nhiều quyết định, hoặc hợp đồng quan trọng
đều được ký kết tại đây một cách nhanh chóng. Cho nên người
ta nói: Lệ Hoa là nhà ngọại giao thông minh và sành sỏi, không
hổ danh là ngừơi đẹp đã có hai bằng Đại học (Kế toán tài chính
và Lâm học)


Hôm nay nữ chủ nhân đang nóng lòng ngồi đơi vị phó chủ
tịch tỉnh đến để bàn bạc, để trả ơn sự chiếu cố của ông ta đã
dành nhiều ưu ái cho công ty của cô.
Cùng lúc đó ở căn biết thự sang trọng giữa thành phố S –
nhà riêng của vị phó chủ tịch. Ông cũng đang đắn đo suy nghĩ,
cố tìm một lý do nào đó hợp lý để trình bày với bà xã, để có thể
đến khu trang trại của Lệ Hoa.
Cách đây 2 ngày ông đã vui mừng nhận lời mời tới dự
buổi họp mặt với công ty Lệ Hoa. Ông chắc là sẽ có nhiều điều
thú vị, có phong bì hậu hĩnh và những lời dịu ngọt êm ái, cũng
như được hưởng sự chiều chuộng khéo léo của cô Lệ Hoa.
Nhưng đáng tiếc hôm nay lại là ngày chủ nhật? Thế thì có
việc gì quan trọng để đến nỗi phải đi? Lại còn phải điều anh lái
xe của cơ quan đi công tác đột xuất nữa chứ?
Rất may là trong lúc ông đang bí, thì có vị trửởng phòng
công nghiệp của tỉnh gọi đến xin ông cho ý kiến chỉ đạo việc xử
lý vụ tai nạn, mới xảy ra sớm nay trong nhà máy dệt may, đang
ăn lên làm ra lớn nhất của tỉnh. Ông liền bật loa ngoài điện thoại
cho bà xã của ông có thể nghe thấy.
Ông quát to vào máy: Lại tai nạn à? Bên kia trả lời: Vâng!
Mời anh đến gấp để chỉ đạo, vì có một số lý do ngoắt nghéo anh
ạ. Bọn em lúng túng quá! Ờ! được rồi tôi đến ngay. Rồi ông cúp
máy, nói với vợ: tôi phải đi, lại có việc đột xuất….
Tới trang trại ông cho cậu lái xe đưa ô tô về nhà riêng của
anh ta, hẹn khi nào có điện gọi của ông thì đến đón. Rồi ông đi
thẳng vào căn “lều tranh” có Lệ Hoa đang chờ.


Vừa thấy ông đi khuất vào bụi hoa giấy ở cổng, Lệ Hoa
chạy vội ra, ôm chầm lấy ông, hôn chụt một cái rõ kêu vào má
ông, rồi nũng nịu: Ôi anh yêu, em chờ anh muốn chết đi được,
chắc là con mụ già lại cấm cản anh phải không? Đàn ông các
anh là chúa sợ vợ…
Ông ghì chặt Lệ Hoa vào mình, rồi thẽ thọt: Anh sợ em thì
có? Lệ Hoa nguýt dài một cái, rồi véo nhẹ vào sườn, kéo ông
vào trong nhà.
Vừa lúc đó cô trợ lý giúp việc của Lệ Hoa bất chợt ngoài
vừơn đi vào làm cho hai người vội giãn nhau ra.
Lệ Hoa nhắc cô giúp việc chuẩn bị đón khách, rồi đến bên
ghế sa lông ngồi xuống. Vị phó chủ tich cũng nhẹ nhàng ngồi
vào ghế bên cạnh.
Lệ Hoa gọi: Sen! Em mang đồ uống và chút mồi nhẹ lên
trước nhé. Cô Sen nhanh nhảu bưng mọi thứ lên đúng như kế
hoạch đã được Lê Hoa dặn trước.
Hai người ngồi uống bia thân mật như một đôi tình nhân
lâu ngày mới gặp. Khi ông phó chủ tịch đã ngà ngà say, cô Lệ
Hoa mới trao cho ông một phong bì trong đó có một ngàn đô la.
Lúc đầu ông phó chủ tịch còn từ chối, nhưng sau một hồi lý
giải của Lệ Hoa, ông nhẹ nhàng cầm lên đút sâu vào túi áo ngực,
sau áo gi lê.
Vừa lúc đó có một tiếng sét đánh đinh tai, nhức óc vang
lên, rồi sấm chớp ầm ầm, tiếp theo là cơn mưa rào ào ào dội tới.
Ông phó chủ tịch tỏ ra lo lắng có ý muốn ra về. Cô Lệ Hoa liền
ôm chặt lấy ông, rồi nhẹ nhàng: Ôi anh sợ gì chứ? Mưa thế này


nhằm nhò gì. Mưa một tý rồi tạnh ngay ý mà. Ở đây với em đêm
nay, càng mưa, càng thích. Em sẽ chiều anh tới bến….
Ông phó chủ tịch trong lòng thực ra cũng thích, đây là cơ
hội hiếm có, nhưng sợ mưa kéo dài không thể về được, vội tranh
thủ nhanh chóng làm tinh với Lệ Hoa, hy vọng ngay sau khi
mưa ngớt sẽ gọi điện cho lái xe đến đón ông.
Nhưng cũng đúng lúc đó tay lái xe lại gọi điện tới báo: bà
nhà nhắn ông về gấp. Anh ta đã cho ô tô đến đón ông, nhưng đi
đến ki lô mét cách đập hơn 10 cây số thì phải quay lại vì đường
bị lở không thể đi tiếp đuợc nữa, do mưa bão dữ dội trên thượng
nguồn đổ về từ hôm trước.
Nghe tới đây ông phó chủ tịch tái ngừơi, chẳng còn bụng
dạ nào vui thú với Lệ Hoa. Nhưng cô dường như bất cần, cảm
giác có xen vào một chút thích thú, hài lòng nào đó.
Cô chủ đông ôm ông, vuốt ve ông, tìm lời an ủi ông. Ôi anh
yêu, mấy khi trời chiều chúng ta thế này! Chúng ta cứ việc vui
cho thỏa thích. Mưa gì rồi cũng sẽ tạnh mà….
Ông phó chủ tịch cuối cùng cũng bị cuốn hút vào những trò
ma mãnh của Lệ Hoa. Nhưng ác độc là trời mỗi lúc một mưa to
hơn, sấm chớp nhoáng nhoàng. Ông phó chủ tich tưởng như
trong đời chưa bao giờ gặp phải trận mưa lớn như thế, kể cả
những ngày ông lăn lộn trên chiến trường.
Thế rồi hết cơn này đến cơn khác mưa mỗi lúc một to lại có
gió xoáy nữa, hình như là có một cơn bão lớn đang ập đến mỗi
lúc một mạnh hơn, kinh hoàng hơn. Đến lúc này ông phó chủ
tịch mới thấy sợ thực sự.


Không phải vì ông sợ cho vợ con ông ở nhà, gặp mưa gió
này sẽ bị nguy hiểm. Ông biết chắc rằng ngôi biết thự nhà ông
được xây dựng chắc chắn thế, thi mưa thế này, hoặc mạnh hơn
nữa, có thể gấp hàng chục lần cũng chẳng hề chi.
Ông lo là lo cho cái con đập cơ, liệu nó có trụ vững được
không? Ông nhớ rất rõ tay kỹ sư - chủ công trình đã nhiều lần
thú thực với ông: Rằng vị trí xây đập có kết cấu địa tầng không
ổn định. Rằng cả khu đập và những quả đồi kia đều nằm trên
vùng đất trầm tịch phù sa cổ, nền đá bên dưới lại có kết cấu là
những mạch vỉa đá xám xếp lớp nghiêng, rất dễ bị trượt gẫy.
Cho nên để khắc phục điều này, khi thi công móng chân
đập cần phải tăng cường gia cố thêm một số móng cọc cần thiết,
các lớp bê tông bao phủ cũng phải đổ bắng các loại bê tông đặc
biệt có mác cao hơn.
Nhưng nếu cứ làm đúng với yêu cầu, thì công trình bị đội
vốn lên rất nhiều. Mà làm như thế thì làm sao có phần dư giả để
chia chác?
Chính ông đã liều góp ý: Cứ làm tương đối thôi, chỉ cần tồn
tại được dăm năm là chúng ta đã thắng lợi rồi, bây giờ chúng ta
rút bớt độ cao con đập xuống là được chứ gì! Biết đâu sau này ta
lại được xây dựng hồ thủy điện bổ xung lớn hơn?
Thế rồi ông bàn với Lệ Hoa tìm mọi cách thuyết phục các
nhà thiết kế, các nhà đầu tư, các cán bộ có vai vế trong tỉnh ủng
hộ, phê đuyệt dự án.
Quả nhiên con đập đã được hình thành như các vị đã thấy:
Công trình thủy điên của tỉnh đã thành công mỹ mãn.


Ông phó chủ tịch được cán bộ các ngành ca ngợi hết lời:
Nào là cán bộ năng động, nào là cán bộ trẻ có tầm nhìn, dám
nghĩ, dám làm, dám quyết đoán.vv.
Căn biệt thự của ông cũng được đầu tư thêm của các nhà
thiết kế thủy điện, các nhà đầu tư, các công ty khai thác rừng,
các cán bộ, các cơ quan nội chính trong tỉnh, mỗi nơi đóng góp
một tý, nhẹ nhàng mà kín đáo, dù chẳng ai bảo ai. Ai cũng nghĩ
mình có đóng góp một chút, sau này sẽ có phần nhờ?
Nhưng bây giờ liệu công trình, nhất là con đập, có trụ được
qua cơn bão này hay không, đó mới là điều chúng ta cần lưu ý!
Trái với lo âu của vị phó chủ tịch, với chuyên môn là nhà
kỹ sư lâm nghiệp, cô Lệ Hoa chẳng cần biết đến địa chất, địa
tầng làm gì.
Cô chỉ nghĩ là sau bao ngày hạn hán, cô phải chạy đôn,
chạy đáo, lo phòng chống cháy rừng, thì bây giờ những cơn
mưa, hay là cơn bão này sẽ rót vàng, rót bạc cho cô, chúng làm
cho rừng cây keo lai của cô xanh tươi hơn, nhanh chóng phủ
xanh các quả đồi trứơc mặt.
Chỉ cần 6 đến 7 năm thôi các rừng keo lai gỗ lớn của cô sẽ
được khai thác, làm gỗ ván thanh, gỗ đóng đồ vừa đẹp, vừa bền,
đem đi xuất khẩu, thu về ngoại tệ.
Cô sẽ lại đầu tư trồng rừng cho các chu kỳ tiếp theo, trên
những quả đồi này và biết bao khu đồi khác mà cô đã đầu tư như
một đại gia thực thụ.


Cô sẽ kết hôn với chính nhà khoa học, tác giả thiết kế Thủy
điện trên, đúng như bao lần cô đã hứa hẹn thực thực, hư hư với
ông ta.
Bởi vì ông chính là mẫu người chồng lý tưởng mà cô đang
cần. Vì đối với cô bây giò: tiền bạc, đia vị, danh vọng, tất cả
không quan trọng nữa. Những cái đó cô đã có, mà có thể nói cô
có thừa.
Nhưng cái cô cần bây giờ chính là sự chân thành, là khoa
học thực sự, nhất là cần một người chồng hiền lành, nhất mực
thương yêu cô?
Nhưng ở đời vẫn có câu, nhân tính không bằng trời tính. Sự
vui thú của cô không thể kéo dài mãi trứơc sự nổi giận của thiên
nhiên.
Cơn mưa ngày càng lớn hơn rối chuyển thành bão. Bão nhỏ
biến thành bão lớn. Đất lở, lũ quét khắp nơi. Dòng sông ngầu
đục, cuồn cuộn chảy, hung dữ như chưa từng có. Tiếng cây đổ,
những cột điên gãy gục, nhiều nhà bị tốc mái, bay tôn.
Biết bao nhiêu ngôi nhà ngập chìm trong nước. Bộ đội,
công an, thanh niên, tự vệ, dân quân, bao nhiêu người dân lao
vào giữa những làn mưa cứu hộ, cứu nạn….
Nỗi lo trong ông phó chủ tịch bây giờ càng bùng lên dữ
dội. Bất ngờ ông nghe thấy tiếng nước réo, tiếng thác đổ và
tiếng âm của con đập bị vỡ. Cả hồ thủy điện biến thành dòng
sông lớn gầm réo ầm ào, cuốn đi tất cả.


Nước từ các triền núi miền Trung dốc lớn đổ xuống. Rừng
đầu nguồn, rừng phòng hộ khắp nơi bị tàn phá nghiêm trọng,
nên bây giờ không thể giữ đất, cản nước được nữa.
Đất lở từ những sườn đồi, mái núi khắp nơi. Mặt hồ thơ
mộng bầy giờ thành ngàn con ngựa chiến tung bờm trắng xóa,
chúng rú gầm, sôi réo thỏa sức tung phi. Nước từ các triền núi
đổ xuống qua các mái núi, đồi hoang trơ trọc tạo thành các dòng
nước lớn chảy xiết lao vào các quả đồi đối diện, rồi ngoặt về phá
tan con đập, khoét sâu, xối thắng vào quả đồi có căn “lều
tranh” lý tưởng của Lệ Hoa, làm cho cả quả đồi sụt lún.
Tất cả cuốn theo dòng nứớc xoáy đục ngầu. Ông phó chủ
tịch dắt vội tay Lệ Hoa lao ra, nhưng một dòng nước lớn lại ở
đâu ập đến, nhấn chìm tất cả. Đôi tình nhân không kịp kêu một
tiếng, rồi mất hủt trong những dòng xoáy ác nghiệt của thiên
nhiên .
Thế là cả khu đồi có căn lều tranh biến mất cùng con đập.
Tất cả trơ ra, nham nhở, lởm chởm, nhức nhối. Kết thúc nhanh
chóng những đời người một cách nghiệt ngã, để trả giá cho sự bị
tàn phá của RỪNG./.

trechantrau


In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)