bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 209
Trong tuần: 1090
Lượt truy cập: 750641

TRẦN ĐĂNG KHOA VỚI THÚY GIANG

Trần Đăng Khoa với Thuý Giang

(Về bài thơ Đánh tam cúc)

                    VŨ NHO

 trn_ng_khoa_1

              NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

          Có lẽ trong những bài thơ dành cho người thân của mình, Trần Đăng Khoa đặc biệt chú ý đến em gái Thuý Giang. Cô em gái bé bỏng là độc giả, là nhà phê bình và truyền bá thơ anh Khoa đã in đậm hình ảnh của mình vào thơ của anh rất tự nhiên.

          Có một bé Giang với hình ảnh ngộ nghĩnh "nhoẻn cười/ Nhăn nhăn cái mũi, hở mười cái răng" (Vườn cải). Ông anh của bé phát hiện ra "cái mũi nhăn nhăn", còn "hở mười cái răng" thì anh nhặt ra từ thành ngữ. Ấy thế nhưng sự "lắp ghép" đã rất hoàn hảo khi miêu tả nụ cười trẻ thơ.

          Khi Giang lên bốn tuổi, cô bé đã nghe ông anh dặn dò cặn kẽ, tỉ mỉ:

                    - Dặn em đừng có chơi xa

                    - Đừng ra ao cá trước sân

                    Đuổi con bươm bướm trượt chân ngã nhào

                    Đừng đi bêu nắng nhức đầu

                    Đừng vầy nghịch đất mắt đau lấm người

                                                    Dặn em

          Lúc bé Giang ngủ là khi anh Khoa thức đưa võng và tình cảm dào dạt thương em đã thăng hoa thành "Tiếng võng kêu". Tiếng ru thầm thì của người anh "Em ơi cứ ngủ, tay anh đưa đều" hoà vào giai điệu kẽo cà kẽo kẹt làm cho "ba gian nhà nhỏ đầy tiếng võng kêu" đưa bé Giang vào giấc ngủ êm đềm:

                             Kẽo cà kẽo kẹt

                             Bé Giang ngủ rồi

                             Tóc bay phơ phất

                             Vương vương nụ cười

                                        Tiếng võng kêu

          Khi thức dậy đã sẵn có bài thơ “Kể cho bé nghe” với bao nhiêu là chuyện thú vị. Bé vừa nghe chuyện vừa học cách nhận diện các vật ở quanh em. Nó là một thứ đồng dao mới vì có những "dây điện", "trâu sắt", "máy bơm", "súng trường"...

          Rồi có lần máy bay Mĩ cháy, mọi người chạy ra cánh đồng bắt giặc lái, bé Giang chạy với con chó Vàng:

                    Bé Giang mang que cời

                    Con chó Vàng mang hàm răng nhọn hoắt

                           A! Em biết thằng Mĩ rồi

          Bé Giang cứ thế lớn lên.

          Khi ta gặp lại bé trong cuộc "Họp báo Chim Họa Mi", thì Giang đã thành một vị chủ nhà hào phóng và tháo vát. Ở đầu bài thơ:

                                                Chủ nhà đã sẵn sàng

                                                Ngả ra con lợn béo

          Đến cuối bài thơ, cuộc họp chưa xong, nhưng cỗ bàn đã tinh tươm:

                                                Chưa bàn xong công việc

                                                Chủ nhà đã bưng lên

                                                Toàn là chả với nem

                                                Những khoanh khoai lang luộc!

                                                          Họp báo "Chim Hoạ Mi"

          Lên mười tuổi Giang ngắm những bông hoa, anh Khoa dạy em biết quý những chùm rễ "làm lụng âm thầm, cần cù dưới đất" để làm nên sắc mầu (Ngắm hoa).

          Bài thơ Trần Đăng Khoa dành cho Thuý Giang độc đáo nhất là bài "Đánh tam cúc". Ở đây tình cảm thương mến em không bộc lộ trực tiếp mà đằm vào trong những câu thơ trong trẻo hồn nhiên nhưng có tính khái quát cao và tính nhân văn sâu sắc:

                                      Bố vào lò gạch

                                      Mẹ ra đồng cày

                                      Anh đi công tác

                                      Chị săn máy bay

                                      Cả nhà vắng hết.

          Như thế là cái thời chiến tranh, thời đánh Mĩ đã hiện ra rất đặc trưng. Vì trai tráng ra trận nên mẹ phải đi cày. Vì có tàu bay bắn nên sinh ra công việc đi "săn máy bay". Vì cả nhà đều "ra mặt trận" sản xuất và chiến đấu nên bé Giang, dù rất được chiều cũng phải thui thủi một mình. Bé đành chơi tam cúc với con mèo khoang. Chơi tam cúc với mèo. Vừa hồn nhiên, ngộ nghĩnh mà cũng thật đáng thương. Nhưng tấm lòng người anh đã nhìn sự việc theo một hướng lạc quan:

                                      Nắng hồng chín rực

                                      Bỗng nhiên bay vào

          Thêm một người bạn nữa cho cuộc chơi ấm áp và đỡ tẻ. Thuý Giang bắt đầu cuộc chơi với mèo khoang. Trước hết Giang phải huấn luyện cho mèo nhận mặt quân bài đã. Thế là "lớp học cấp tốc" được mở trước khi bắt đầu cuộc chơi. Mỗi quân bài đều được giảng về đặc trưng riêng để dễ bề nhận dạng:

                                      Đây là tướng ông

                                      Chân đi hài đỏ

                                      Đây là tướng bà

                                      Tóc hiu hiu gió

                                       Đây là con ngựa

                                      Chân có bụi đường

                                      Và đây quân sĩ

                                      Thuộc làu văn chương

          Bé Giang thật là người biết nhịn biết nhường. Mèo khoang vừa học xong đã thắng ngay quân dầu tiên nên "phổng mũi". Đến lượt mình, vị thầy tam cúc cũng phải thắng để giữ uy tín với cậu học trò mèo khoang. Thuý Giang bắt bài và tuyên bố "Quân này tao được!"  Xét ra tỉ số là một hoà. Thế cũng đã là chiều anh bạn mèo lắm rồi. Nhưng hình như mèo ta không khoái thua. Bé Giang đành chịu nhường và dỗ dành:

                                      - À thôi, mày được!

          Giang nhường bạn để bạn thắng, bạn vui, để cuộc chơi tiếp tục... Đã đánh bài ai chả thích thắng. Nhưng cô bé này phải nhường phần thắng cho mèo, phải nịnh con mèo, không nó chán, nó bỏ cuộc thì còn ai chơi với mình nữa. Bài thơ đề cập đến cảnh ngộ của trẻ con trong chiến tranh. Không thấy có bom đạn nhưng cuộc chiến rất khốc liệt. Người lớn ra trận hết, chỉ còn trẻ con. Lẽ ra các em phải được chăm sóc, nhưng không có ai cả. Bốn câu thơ mở đầu phác hoạ cảnh thời chiến mà hồn nhiên như là kể mỗi người một việc khiến bé Giang phải lủi thủi một mình...

          Và thế là đã hết một buổi sáng. Và thế là Giang đã làm đúng như lời dặn của anh Khoa: không chơi xa, không đuổi bướm, không nghịch đất...

                                      Đã nghe khói bếp

                                      Nhà ai thơm bay

          Đó là khói nấu cơm trưa khi "nắng dừng trước cửa". Nhưng hình như còn có cả khói cay đang làm nhoè mắt của người anh vô vàn thương quý em mình.

 

 

                                                                               Nhà Trang, 24/12/1998

                                                                                      Hà Nội, 20/2/1999

 

 product2531506759683

 

 

 

 

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)