bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM GỌN VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÙI PHƯƠNG THẢO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÃ THANH TÙNG!THƯƠNG NHỚ ĐĂNG BẤY, NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG VUI TÍNH , HÒA ĐỒNG, GIẢN DỊ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 

VU NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN!KÍNH MỜI CÁC ANH CHỊ DỰ BUỔI TỌA ĐÀM ĐÓ XEM HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Cầm Sơn đã đưa videoclip này!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 86
Trong tuần: 687
Lượt truy cập: 701419

TRẦN TRUNG BÌNH THƠ TRÚC THÔNG

THU CHẲNG THÈM BUỒN*
Trúc Thông
A
thân chui trong ngôi nhà tiện nghi
đầu ngập trong ti tiện
chồng thêm ba bốn tầng
nhân cách càng thấp xuống
lắm phen bay sang Mỹ sang Âu
về lại trong ao tù lặn ngụp
sắc mặt lạnh đô-la
lắc đầu xua “không có gì đâu”
cụ già đói đến chìa tay trước nó
B
rẽ rất thầm mơn tóc những hàng cây
thế mà gió thu bất lực
trước mặt kia đóng chặt
ích kỷ chảy xệ má
nhìn lì lợm
liệu có gì moi được
“ồ vô tích sự thứ mùa thu
về nhà đi em ơi
chốt cửa
thời bán buôn đâu có thì giờ!”
mặc xác vệt mơ hồ
nổi da gà cả một trời đa cảm...
Thu chẳng thèm buồn*: Thơ Trúc thông trong tập “Vừa đi vừa ở”-Nxb
HNV-2005.


CHẲNG THÈM BUỒN-THU ƠI !
 LỜI BÌNH CỦA Trần Trung

nhagiatrantrung
Với bài thơ ngỡ là lạ mà cũng rất đỗi thân quen “thu chẳng thèm buồn”,
Trúc thông có cách cảm nhận và luận giải về Cái-Giá thăng giáng của cuộc
đời, nhất là thời lắm nhiễu nhương, tạp loạn hôm nay.

Cũng là khởi phát bởi cái hợm của, thế nên nảy sinh và đồng hành cả hai
trạng thái-hai đối cực của “Thân” với “Đầu”; của sự chất ngất ngỡ như
“lên”, như “Thêm”, mà hóa ra “Ti tiện”, “Thấp xuống”một cách thảm hại về
“Nhân cách”; Ngỡ bay cao, bay xa... lại “hạ cánh” xuống “ao tù lặn ngụp”.
Xin hãy lắng nghe những lời tâm tình-triết luận của Thi nhân, bộ mặt xã hội
và con người thời nay:
“thân chi trong ngôi nhà tiện nghi
đầu ngập trong ti tiện
chồng thêm ba bốn tầng
nhân cách càng xuống thấp
lắm phen bay sang Mỹ sang Âu
về lại trong ao tù lặn ngụp”
Với khổ thơ đầu, quả là Trúc Thông đã không ngần ngại “chỉ mặt gọi tên”
ra những phường cơ hội (mà thời nào thịnh hay suy chả có!). Bắt ra sắc diện
của phường loại người ấy, nhà thơ cũng “đọc vị” ra Sắc-Diện-Lòng của
chúng. Thực ra, bọn người này, một đời chúng luôn bị đồng tiền dẫn dắt,
điều khiển. Mà một khi, đã bị (hoặc được!?) tiền chỉ đạo, dẫn dụ, thì làm gì
còn nhân cách, làm gì còn đạo đức, lương tâm. Và, tất nhiên, lòng dạ giá
băng, “tâm hồn lạnh tanh máu cá” (Chế Lan Viên), hiện nguyên hình-
nguyên hình của kẻ vô đạo, vô luân, vô tình. Với ba dòng thơ sau, nhà thơ đã
“bắt thóp” được cái cảm giác lạnh lùng tới tàn nhẫn của bọn người chỉ biết
thờ phụng đồng tiền:
“sắc mặt lạnh đô-la
lắc đầu xua “không có gì đâu”
cụ già đói đến chìa tay trước nó
Cái hay hòa trong cái nghĩ khi nhà thơ từ vẻ ngoài của người (sắc mặt
lạnh) mà “đọc” ra sự lạnh lùng giá băng của lòng người trong ngôn ngữ (lời)
vô cảm : “không có gì đâu”. Thêm nữa, cái cách đảo mệnh đề giữa câu thơ
hai và ba, cũng là một dụng công nghệ thuật của tác giả...
Tứ thơ của “thu chẳng thèm buồn” của Trúc Thông dịch chuyển từ nắm bắt
chân dung tinh thần của bọn người “sắc mặt lạnh đô-la” sang đi tìm căn
nguyên vì sao “thu chẳng thèm buồn”, vì sao “gió thu bất lực”; để rồi nới
rộng ra trong cách cảm, cách nhìn về thời cuộc, về con người, về Nhân tình
thế thái. Một loạt những hình ảnh tương phản, đối lập đưa ra và đánh thức
cảm nghĩ, cảm suy cho người đọc. Ấy là khi Cái-Đẹp, Cái-Tình rất thanh
nhã, dịu dàng của mùa thu, với “thầm mơn man tóc những hàng cây” lại phải
đối mặt, buồn bã với thực tế của cuộc đời, của con người “đóng chặt” cánh-
cửa-lòng” mà phô ra vẻ ngoài “ích kỷ chảy xệ má”; phô cả sự thô thiển-như
những lời “tuyên chiến” thế sự “ồ vô tích sự thứ mùa thu”. Và, tất nhiên

trước sự lạnh lùng “đóng chặt” ấy, thi nhân đã nhận ra, nhận thấu xã hội lẫn
con người mà đưa ra lời khuyên chí lí, chí tình:
“về nhà đi em ơi
chốt cửa
thời bán buôn đâu có thì giờ!”
Hóa ra bài thơ về mùa thu của Trúc Thông, chỉ là cách mượn cớ về một
mùa đẹp nhất trong năm (theo cảm nhận của người viết), để rồi lướt qua cái
cảm mà thấu thị đích đáng về Cõi-Nhân-Sinh hôm nay. Phải chăng, nhà thơ
muốn cảnh tỉnh, cảnh báo nhiều điều cho con người đang hiện hữu trong
cuộc sống hôm nay và cả mai sau nữa, trong hai câu thơ cuối-đứng tách
riêng như một khổ kết, cho thi phẩm của mình:
“mặc xác vệt mơ hồ
nổi da gà cả một trời đa cảm...”
“Vệt mơ hồ” là gì? Lại nữa, “trời đa cảm” là gì? mà khiến cho Ta (anh, tôi,
chúng ta) phải “nổi da gà”? Có lẽ, mỗi người phải tự cảm nhận và tự hành
xử trước thực tế cuộc sống phong phú mà cũng đầy rẫy phức tạp hôm nay và
thậm chí cả muôn sau nữa!
HÀ NỘI- Ngày cuối thu-Đẹp và buồn-3/10/2018.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)