bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 185
Trong tuần: 1163
Lượt truy cập: 784046

TRÒ CHUYỆN VỚI CHÍCH CHÒE

Trò chuyện với Chích Chòe – Truyện ngắn Đào Phạm Thùy Trang

 

Vanvn- Chiều muộn, bé Phú giật mình nhìn đồng hồ, đã 5 giờ 15 phút. Chết chưa, mẹ bảo tưới vườn mà mê chơi game nên quá giờ. Mà 5 giờ 45 phút là lớp võ của Phú tập trung rồi. Thế là nó nhảy tót khỏi máy vi tính, quay qua cầu dao mô tưa cách đó ba bước chân. Bật cầu dao lên thì chạy tuốt ra vườn.

Vườn nhỏ thôi nhưng mẹ trồng mấy loại rau ăn lá nên ngày nào cũng phải tưới chứ để nó khô thì mấy cái lá mồng tơi không mướt, mấy cây rau đay không xanh, mấy trái mướp bị đói lép kẹp cái bụng. Là mẹ sẽ mắng Phú mất.

Nhà văn Đào Phạm Thùy Trang ở Tây Ninh

Ống nước đã cột sẵn, chỉ cần bật cầu dao lên, cầm ống quơ qua quơ lại không đầy mười phút là xong. Ừ mà vườn nhà Phú đâu chỉ trồng rau ăn lá, còn mớ cây lâu năm nữa đó. Cậy dừa dứa nè, cây bười da xanh nè, cây chanh không hạt nè, cây mít Thái nè, cây Nhãn nè…Mà em nào cũng cần uống nước, nên mẹ giao Bo nhiệm vụ mỗi chiều phải tưới vườn là vậy đó.

Mà Phú có nhỏ nhít gì đâu, học lớp 7, là 13 tuổi rồi chứ bộ! Vậy nên ẻm không từ chối việc mẹ giao, chỉ là mấy cái trò chơi game nó níu cái mông Phú dính vô cái ghế, không thả cho nó đi sớm ra vườn thôi.

Cái ống nước đang vươn cao tưới lên cành bưởi, bỗng Phú nghe tiếng chim gì lạ quá

– Chích chòe… chòe…

– Chích chích… chòe..

Ở nông thôn nhưng Phú không có thời gian tìm hiểu về chim đâu. Vì ngoài giờ học chính khóa, học thêm toán giấc xế, học võ mỗi chiều thì Phú còn phải “chăn kiến”, “xây nhà trong lòng đất”, làm “anh hùng dẹp loạn các thế lực đang lăm le xâm chiếm trái đất” (các trò chơi trên game) thì làm sao mà có thời gian để tim hiểu về chim về cò nữa chứ!

Vậy nên con chim gì màu đen có cái viền cổ trắng, lông đuôi cũng điểm màu trắng hót chòe…chòe… làm Phú thấy lạ lắm. Nó réo inh ỏi:

– Mẹ ơi…mẹ ơi… ra coi con chim gì lạ lắm nè mẹ! Nó vừa đen vừa trắng và cái đuôi dài đẹp ơi là đẹp!

Mẹ Phú đang làm cơm cũng không yên vì tiếng gọi tha thiết của con trai nên chị cũng bước ra:

– À chim Chích  Chòe đó con. Thôi kệ nó đi, nó ăn trái chín thôi mà!

– Nhưng con sợ nó ăn hết trái của cây dâu tằm lắm! Con chỉ có một cây dâu tằm thôi! Mà trái nó ngọt lắm

– Thì ngọt chim mới ăn. Ăn vài trái là no ấy mà!
Mẹ Phú trả lời rồi trở vô với bếp đang làm thức ăn mà quên hẳn cu con đang còn ngắm nghía mấy con Chích Chòe ngoài vườn.

Phú vun vút mấy giọt nước cuối cùng rồi khóa van lại. Ngoái cổ vào nhà gọi gấp “Mẹ ơi, tắt mô tưa giùm con nha!”. Rồi nó nghểnh cổ nhìn hai con chim lông đen viền cổ trắng, viền cánh trắng đang nhảy nhót trên cành:

– Ới Chích Chòe…. mẹ tui nói hai bạn là chim Chích Chòe hả?

– Ừ, mẹ nói thì làm sao mà sai được. Mà tụi tui là hai mẹ con chứ hông phải “hai bạn” nha!

Một trong hai con chim trả lời Phú:

– Hai mẹ con à? Vậy mà tui tưởng hai bạn? Vậy ai là mẹ, sao tui thấy hai bạn có dáng vóc suýt bằng nhau?

– Dáng suýt bằng nhau nhưng ai lông đuôi dài hơn là tuổi đời lớn hơn. Hiểu chưa ông Phú?

– Ôi biết tui tên Phú luôn hả?

– Biết chứ! Ngày nào cũng nghe mẹ ông réo Phú ơi điếc cả tai. Nào là Phú ơi sao không tắm rồi nghỉ trưa mà cứ ngồi máy tính? Nào là Phú ơi sao không giặt quần áo mà cứ ngâm mãi đây? Phú ơi sao bày sách vở đầy phòng? Phú ơi sao mãi không rửa chén?

– Sao chim gì mà nhiều chuyện dữ vậy?

– Chích Chòe chứ chim gì! Mẹ con tui hông có nhiều chuyện mà tại bạn gây chuyện nhiều cho mẹ réo mãi nên mẹ con tui phải nghe!

– Ừ thôi…tại tui nghĩ rằng việc có chút xíu, tui làm một nốt nhạc là xong nên cứ để dồn đó rồi làm á mà!

– Nhưng dồn mãi thành nhiều và sẽ làm không kịp việc của mình, rồi sẽ không còn thời gian phụ mẹ làm việc nhà, rồi sẽ không được ngủ sớm để mai dậy sớm đi học!

– Ui trời, sao Chích Chòe mẹ nói chuyện y chang như mẹ tui vậy?

– Vì… mẹ nào cũng đúng.

Con Chích Chòe mẹ nghênh cổ ra vẻ ta đây sau khi hài một lô tội của Phú. Mà khổ là tội nào cũng đúng nên Phú không cãi được. Nhưng kệ, tội thì cũng tội rồi. Bây giờ cứ ngắm con chim lạ và đẹp cái đã. Màu lông đen tuyền mướt ơi là mướt, cái viền trắng mỏng dính như bàn tay tài hoa của họa sĩ quét một nét cọ trắng qua vậy đó. Hai con chim có dáng vóc tám- mười nhau nhưng con chim lớn hơn thì lông đuôi lông cánh đều dài hơn, nên trông đẹp hơn. Cái thân hình bé nhỏ ấy mà mang cái đuôi dài trông cứ như kiếm sĩ trong phim cổ trang đang kéo lê thanh đại đao đi hành hiệp trượng nghĩa vậy đó.

Phú lại bắt chuyện:

– Chích Chòe mẹ ơi, sao Chích Chòe con lớn vậy rồi mà vẫn còn theo mẹ kiếm ăn vậy?

– Vì nó lớn xác nhưng tuổi đời còn bé lắm. Như bạn Phú vậy đó, bạn cao và cân nặng hơn mẹ mình rồi. Nhưng mẹ bạn vẫn phải đi làm nuôi bạn đó!

– Vì… tui còn đi học mà! Làm sao mà đi làm? Ai mướn học trò 13 tuổi làm việc được?

– Thì con bé Chích Chòe Con nhà tui cũng vậy, nó lớn rồi nhưng vẫn theo mẹ học tìm mồi, học làm tổ, tập bay để mai này nó còn lấy chồng, sinh con và biết chăm sóc con, chăm sóc nhà cửa, í lộn, chăm sóc tổ của mình nữa chứ!

– Ủa làm chim cũng cực như làm người vậy sao? Tui cứ tưởng làm chim thì dĩ nhiên sẽ biết bay, dĩ nhiên sẽ biết cuốn lá làm tổ, dĩ nhiên sẽ ra khu vườn nào đó có cây trái là ùm no bụng thôi?

– Cuộc đời mà dễ như bạn nói thì quá tốt rồi. Chim nhưng cững phải tập mới biết bay, như bạn có chân mà không tập bơi thì cũng không biết bơi vậy. Lá thì đầy nhưng phải biết dùng lá nào để làm tổ, cây trái thì đầy vườn nhưng chim cũng phải biết lựa trái nào ăn được và quan trọng còn phải canh me mấy cha bắn chim, bẫy chim nữa. Suy ra loài chim còn cực hơn loài người của bạn í!

– Chim mà cực gì! Tui lại ước có đôi cánh như chim á. Để mỗi nghe mẹ mắng, là tui vỗ cánh bay đi khỏi nghe! Phú đáp hồn nhiên

– Bậy nha, mẹ thương mẹ mới mắng nha! Mắng cho mình sửa đổi và nên người nha! Bạn xem tại sao mẹ bạn không mắng thằng nhóc tên bé Khoa hàng xóm mà mắng bạn vậy?

– Trời ơi… sao Chích Chòe nói y chang mẹ tui vậy? Có thương mới có mắng á! Thôi hông ấy bớt thương chút được không?

– Được, nhưng bớt thương sẽ là không lo cho bạn cơm no áo ấm, sách vở học hành nữa. Ngay cả bệnh đau cũng bỏ mặc, xem tivi suốt ngày cũng bỏ cho cận thị luôn không thèm nhắc nhở nữa.

Tranh của họa sĩ Diệp Anh

Một người một chim trò chuyện quên cả thời gian đang xuống thấp. Chích Chòe Mẹ bật mí cho anh Phú biết, đời chim ngắn lắm, chứ không dài sáu, bảy chục năm như đời người. Nên họ nhà Chích Chòe sinh sản một lần đến 4-5 quả trứng, chim mẹ ấp 2 tuần là chim con bắt đầu chào đời.

Chích Chòe có hai loại là Chích Chòe Lửa với màu lông đen và đỏ như lửa. Chích Chòe Than là lông đen viền trắng. Đặc điểm của Chích Chòe than là khi sắp sinh sản thì phần lông màu trắng của chim mái sẽ chuyển sang màu nâu sẫm hoặc màu đỏ rõ rệt.

– Í xí xí…chỗ này. Tui nghe nói khi ấp trứng là nuôi chim non thì chim mái chỉ cần nằm im, chim trống sẽ mang mồi về nuôi mấy mẹ con. Vậy tại sao mẹ con Chích Chòe nhà bạn phải đi tìm thức ăn vậy?

Chích Chòe mẹ im lặng khi nghe bạn Phú hỏi. Gương mặt nó tỏ vẻ buồn vô hạn, rồi chậm rãi:

– Đó là do con người của bạn đấy! Con người đã đánh bẫy khiến cho cha của con tui sập bẫy và đi mãi không về. Tui không biết bây giờ anh ấy thành chim kiểng nhà ai hay thành chim mồi của ai hoặc đã đi bán muối rồi…

– Xin chia buồn với bạn. Nhưng mà sao biết người ta đánh bẫy mà mình không tránh đi vậy?

– Biết ha? Loài người của anh thông minh lắm, họ phết nhựa cây vào cái cành xinh đẹp nào đó, thậm chỉ giắt thêm một cành đầy trái cây như sơ ri, dâu tằm, táo, chuối…mà bọn Chích Chòe nhà tui thích. Rồi họ bật loa lên, tiếng gọi đàn tha thiết quá. Vậy là bọn tui mất cảnh giác, lần theo tiếng gọi tìm bầy đàn. Có thức ăn, có bạn bè…thế là dính bẫy.

– Ôi…hay là từ nay bạn cứ ở trong vườn của tui, hết ăn sơ ri của ông ngoại tui thì ăn dâu tằm nhà tui, ăn chuối chín nữa, ăn mít cũng được. Đừng đi khỏi khu vườn này để khỏi dính bẫy nha!

– Cảm ơn bạn Phú, nhưng quan trọng là tui nghe lời bạn thì bạn phải nghe lời tui cho công bằng nha!

– Bạn đã dặn gì tui đâu mà nghe?

– Thì giờ dặn nè: là bạn làm ơn nghe lời mẹ bạn, bà phân công công việc gì bạn cũng làm cho xong đi rồi hãy chơi game. Hông thôi việc đùn mãi, mẹ bạn mắng mãi, mẹ con tui nghe mãi nhức đầu lắm! Mà mẹ bạn mắng bạn mãi thì bà dễ bị cau máu và “tẻo” lắm!

– Ờ…tui cũng sợ mẹ “tẻo” lắm! Nên sẽ cố gắng bớt chơi game…nhưng mà game nó vi diệu lắm, bạn mà không uýnh hết bàn, nó “mất máu” thì bạn bị “chết” đấy!

– Xời, game ấy mà, “mất máu” thì tạo “con” khác. Quan trọng là đừng để mẹ mình cao máu thôi!

– Úy chà…chà…Chim mà cũng biết “mất máu”, “con khác” nữa hả? Chim thần hả?

– Chim Chích Chòe Than bình thường thôi, nhưng vì làm mẹ nên cái gì cũng phải biết hết á! Thôi bạn vô đi học võ kẻo trễ giờ rồi kìa.

Hai mẹ con Chích Chòe Than bay đi, để lại một tràng tiếng hót thật dài như tạm biệt Phú. Nó nghểnh cổ nhìn đôi cánh đen viền trắng đang vút lên cành nhãn mà thấy rằng làm chim cũng chưa chắc sướng.

ĐÀO PHẠM THÙY TRANG

tay-bac7

 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)