bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 216
Trong tuần: 1091
Lượt truy cập: 750651

VỀ TẬP THƠ TÌNH CỦA THI SĨ THANG NGỌC PHO

CẢM NHẬN TẬP THƠ “ĐOẢN KHÚC CHIỀU” CỦA NHÀ THƠ THANG NGỌC PHO ( Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2018)

                                                           Vũ Nho

vu_nho_iu

      TÁC GIẢ VŨ NHO

Vốn là một nhà giáo dạy Văn ở một trường Trung học phổ thông danh tiếng của tỉnh Nam Định, trường chuyên mang tên Lê Hồng Phong, lại tham gia nhiều hoạt động văn chương của các Câu lạc bộ, chơi mạng FB, nên hầu như ai cũng biết đến tên của thầy giáo – thi sĩ Thang Ngọc Pho. Những tập thơ mà thi sĩ đã in có tên gọi rất gợi :  Sao Hôm Sao Mai, Sắc màu tình yêu, Sao Ái tình, Gõ cửa thiên đình, Chân dung thần Ái Tình, Hoa bằng lăng, Phượt, Đoản khúc chiều. Có thể nói khái quát, người thầy giáo mê thơ thích viết về tình yêu, thích làm thơ tình yêu. Gần đây, trên FB bạn đọc có thể thấy một loạt thơ 4 dòng đề ảnh chụp chung với những người đẹp, được kí tên “ Sao Ái tình Thang Ngọc Pho”. Cũng là kiểu “đoản khúc” mà tác giả đã sở hữu thương hiệu.

Thần thoại Hi Lạp có vị thần Ái Tình cầm cung tên bắn vào tim những kẻ  nam thanh nữ tú khiến họ say đắm nhau. Tử vi Phương Đông có rất nhiều những ngôi sao ảnh hưởng đến địa vị, công danh, gia đình, thê tử,…nhưng hình như không có sao mang tên Ái Tình. Có lẽ thi sĩ Thang Ngọc Pho đã sáng tạo ra ngôi sao này và tự nhận nó chiếu mệnh tình ái của mình.  (Đất thì thấp, trời thì cao/ Mình tôi lơ lửng làm SAO ÁI TÌNH - Lệch pha). Vì có Sao Ái Tình đóng cung TÂM nên thi sĩ họ Thang tự nhận mình là một “Người tình si”:

Đêm qua tôi chết lâm sàng

Hồn bay lên chốn thiên đàng dạo chơi

Nàng Tiên ra tận cổng trời

Dịu dàng, uyển chuyển đón NGƯỜI TÌNH SI

                        (Thiên đàng)

Nói chung đặc điểm của những chàng si tình là yêu đắm đuối và tôn thờ người mình yêu. Nguyễn Bính, người đồng hương của thi sĩ từng kêu gọi những người ai theo đạo YÊU:

Chung nhau dựng một trường đình

Thờ riêng một vị thần linh là NÀNG

                   (Lòng yêu đương)

Một thi sĩ khác là Duy Khoát đã nâng tình yêu lên thành tôn giáo của thơ:

           Tình yêu tôn giáo của thơ

           Mà Em là Chúa, anh thờ trong tim

          Thiên đường thăm thẳm mắt đen

          Đôi môi ngọt vị đào tiên của trời

           Chúa trong anh nặng tình đời

          Say mê anh tụng thành lời trong thơ

               (Tôn giáo của thơ - tập Cây lặng lẽ xanh, nxb Hội Nhà Văn, 2004)

Thi sĩ Thang Ngọc Pho không kêu gọi dựng thánh đường, cũng không coi là tôn giáo,  nhưng lại có “tuyên ngôn” đàng hoàng về thơ tình, phụng thờ thơ tình:

Sự đời buông bỏ hết

Ta chưng cất thơ tình

Phụng thờ cho đến chết

                 (Tuyên ngôn)

 Phụng thờ thơ tình, phụng thờ NÀNG, tất nhiên  nàng được coi là khởi nguồn của mọi xúc cảm, mọi thăng hoa, sáng tạo. Khi mà đã vét sạch cảm xúc, thơ chỉ còn là sự “vu vơ ghép vần” thì NÀNG là người  khơi mạch nguồn sáng tạo chỉ bằng lời “thì thầm” :

          Túi tôi vét sạch tứ thơ

          Tôi đi tìm cái vu vơ ghép vần

          Ghé tai em nói thì thầm

          Bao nhiêu thi tứ mùa xuân ùa về

                         (Thì thầm)

Rất gần gũi với tinh thần của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu khi bộc bạch : “Vì em thơ tạo nên lời”.

Thi sĩ họ Thang ca ngợi người tình mà khi anh được yêu, anh thành người sáng tạo. Còn khi người tỉnh ngoảnh đi, hoặc lạnh nhạt, hoặc không hưởng ứng tình cảm  thì sao? Nào là “bần thần”, nào là “ngẩn ngơ”, nào là “tương tư”, nào lã “trái tim dồn nén, vỡ òa nổ tung, nào là “chết lâm sàng”. Thậm chí anh giáo đạo mạo trở nên buồn cười trước thiên hạ:

          Anh yêu em bạo liệt như cơn bão tố

          Anh yêu em khôn cùng như nước sông Thương

          Em không yêu, anh hóa thằng đần giữa phố

          Em không yêu, anh thành thắng ngố giữa phường

                                       (Yêu em)

Một trong các bài thơ ca ngợi tình nhân lên đến đỉnh điểm là bài “Hương em”

          Tóc thơm bởi tóc lên hương

          Phải đâu hương bưởi thơm hơn hương người

          Hương em trộn với hương trời

          Hôn lên mái tóc thấy ngời ngợi hương

Có bóng dáng câu thơ tài tình của  Nguyễn Hạ Huệ trong bài Thái  liên khúc “ Băng ki nguyên tự hương” (Thân ngà tự tỏa hương). Lại phảng phất sự ma mị trong câu thơ Bích Khê : “Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm/ Nàng là hương hay nhan sắc lên hương” (Tranh lõa thể). Nhưng có cái riêng  cảm giác “ngời ngợi hương” của thi sĩ  si tình Thang Ngọc Pho!

          Có thể thấy về bút pháp, thi sĩ Thang Ngọc Pho chịu ảnh hưởng của ca dao, của những vần thơ lục bát sáu tám của thi sĩ đồng hương Nguyễn Bính. Việc chịu ảnh hưởng là điều tất nhiên, nhưng tác giả có ý thức tiếp thu, phát triển. Nguyễn Bính có những bài thơ nổi tiếng về cô láng giềng, người hàng xóm. Thi sĩ Thang Ngọc Pho cũng “thả thính” cô láng giềng của mình. Lần thì nhân chuyện  gội đầu:

          Hỡi cô hàng xóm nhà anh

          Sang đây mà hái lá chanh gội đầu

          Hay là tính chuyện dài lâu

          Sang đây mà ở, gội đầu khỏi xin.

                             ( Lá chanh gội đầu)

Lần thì nói thẳng tưng, trắng phớ. không cần vòng vo:

          Nhà anh bỏ ngỏ một phòng

          Em sang mà ở, anh không lấy tiền

                             (Với cô láng giềng)

Cô nàng không sang, nhưng cũng chịu “thả bộ” với chàng trong không gian khá mộng mơ, tình tứ:

          Người đi tứ hải ngũ hồ

          Ta về thả bộ cùng cô láng giềng

          Hàng cây ngả bóng che nghiêng

          Có đôi bướm trắng giao duyên lượn vòng

                              ( Thả bộ)

Nhà thơ Trần Quang Quý trong lời giới thiệu “Đoản khúc chiều còn lúng liếng duyên” đã ca ngợi sức sáng tạo của lão thi sĩ, đồng thời khẳng định  đây là hiện tượng hiếm có trong giới thi nhân. Hơn tám mươi vẫn làm thơ, mà toàn thơ tình! Người ta vẫn hay nhắc tình yêu không có tuổi. Tuy nhiên, mỗi tuổi lại có một cách yêu, một cách si mê riêng. Các cụ xưa đã tổng kết tài tình bằng hai câu ca dao:

          Xuềnh xoàng đánh bạn xuềnh xoàng

          Trẻ vui bạn trẻ, già choang bạn già

Thi sĩ Phạm Công Trứ thì viết:

          Trên đò các cụ tụng kinh

          Chúng mình còn trẻ, chúng mình tụng nhau.

Thơ tình của thi sĩ Thang Ngọc Pho là thơ tình của người si tình nhưng tỉnh táo và đượm chất hài hước, hóm hỉnh.  Trong cái bảng kê mà thi sĩ Lưu Trọng Lư đã nói đến từ thế kỉ hai mươi trong buổi diễn thuyết ở Quy Nhơn : “Cái ái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng : cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi…cái tình trong giây phút,  cái tình ngàn thu” ( Dẫn theo Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân). Trong thơ tình của thi sĩ Thang Ngọc Pho có tất cả các sắc thái đó. Và hình như còn có cái tình dân dã, giản dị mến yêu giữa con người với con người. Những trang FB thơ bốn dòng có hình thi nhân và người đẹp đem lại  niềm vui cho tác giả, cho đối tác và cho mọi người. Tôi cũng vài lần viết com men  với tác giả. Xin chép lại ở đây lời nhận xét bằng thơ của tác giả FB Vũ Hằng Thịnh:

          Bác Pho khi viết thơ tình

          Phải có người đẹp, người xinh bên mình

          Phải ôm em để chụp hình

          Mới có cảm hứng, thơ tình mới hay!

Một bạn khác, Phương Lan viết về thơ  Thang Ngọc Pho:

          Làm vui lòng hết mọi người

          Em nào cũng được mỉm cười rất xinh

          Thế mới gọi là SAO ÁI TÌNH!

Làm vui lòng hết mọi người. Thơ tình đem niềm vui cho mọi người, “mua vui” cho mọi người, đó chẳng đúng theo tinh thần của đại thi hào Nguyễn Du khi viết “Truyện Kiều” đó sao!

          Chúc mừng thi sĩ Thang Ngọc Pho!

                                                      Hà Nội, tháng 5/2019

sinh__hot___thng_ba__2019_320

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)