bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 146
Trong tuần: 884
Lượt truy cập: 747749

VIẾT Ở NHÀ MÌNH

KHUẤT QUANG THỤY

 khuat_quang_thuy

VIẾT Ở NHÀ MÌNH

Kính tặng mẹ tôi

 

 

Con ngồi trên võng làm thơ

Nhìn guốc võng mòn nhớ lời ru của mẹ

Những lời ru về đường kim mũi chỉ Dây bí dây bầu

Mẹ cấy dưới đồng sâu Cha cày trên ruộng cạn

 

Nay tóc mẹ đã ngả theo màu mây núi Tản

Con đã đi cuối đất cùng trời

Mà câu dân ca còn mới vậy. Mẹ ơi!

 

Áo con mẹ giặt mẹ phơi

Thấy nếp vải sờn biết đời con vất vả

Nhìn mũi chỉ đường kim trên miếng vá

Mẹ mỉm cười, con chạnh nhớ tới ai


- Thưa mẹ

Đó là đường kim mũi chỉ con trai

Áo con rách vẫn chỉ đồng đội vá

Cái vết thẫm là máu người đã ngã

Vẫn phập phồng theo mỗi nhịp tim con.

 

Thanh Phần, năm 1976

 

 

 

LỜI BÌNH CUẢ NGUYỄN THỊ THIỆN

 

“NHÌN GUỐC VÕNG MÒN NHỚ LỜI RU CỦA MẸ”

 

Khuất Quang Thuỵ sinh năm 1950 tại Hà Nội. Không chỉ là cây bút văn xuôi nổi tiếng về tiểu thuyết và truyện ngắn, anh còn sáng tác nhiều bài thơ được đông đảo bạn đọc mến mộ. Trong số đó, tôi rất xúc động khi đọc bài “Viết ở nhà mình” tác giả sáng tác năm 1976 để kính tặng mẹ.

Nhan đề “Viết ở nhà mình” của bài thơ thật giản dị mà độc đáo, khơi gợi sự khám phá ở người đọc. Những hình ảnh, chất liệu cảm xúc có trong bài thơ đúng là chỉ “ở nhà mình” mới có. Thi phẩm thể hiện dưới dạng thơ tự do, những câu dài ngắn phóng khoáng, phù hợp với cảm xúc đa dạng. Khổ thơ đầu có số dòng nhiều nhất, là những lời tâm sự cùng mẹ: “Con ngồi trên võng làm thơ / Nhìn guốc võng mòn nhớ lời ru của mẹ / Những lời ru về đường kim mũi chỉ / Dây bí dây bầu / Mẹ cấy dưới đồng sâu / Cha cày trên ruộng cạn”. Từ nhà mình, thấy “guốc võng” - miếng gỗ hình chiếc guốc nối hai đầu của võng - đã bị mòn vẹt vì thời gian gợi cho tác giả nhớ tới lời mẹ ru. Những hình ảnh trong câu hát  mẹ ru đã neo đậu trong tâm trí anh tự thuở nào giờ đây bỗng thức dậy. Qua hình ảnh “dây bí dây bầu” từ bài ca “Bầu ơi thương lấy bí cùng…” (ca dao) mẹ nhắn gửi tới con tình yêu thương nòi giống, đồng bào. Thấm trong lời ru của mẹ còn là bài học giáo dục cho con đức tính chắt chiu tiết kiệm, tinh thần lao động cần cù mẹ truyền tới con. Mỗi sớm hôm, cha mẹ tảo tần cày cấy:“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” (ca dao). Như vậy ngay khổ thơ đầu, tác giả đã chắt lọc được từ kho tàng ca dao phong phú của ông cha những ý tứ  hay, những hình ảnh đẹp. Nhờ đó phần thơ tạo được một không gian nghệ thuật gần gũi, ý thơ càng có chiều sâu trí tuệ và cảm xúc. Khổ thơ thứ hai kiệm lời nhất, chỉ với ba câu thơ, chủ thể trữ tình nói về mẹ, về bản thân cùng lời ru của mẹ: “Nay tóc mẹ đã ngả theo màu mây núi Tản / Con đã đi cuối đất cùng trời / Mà câu dân ca còn mới vậy. Mẹ ơi!” Đây là hình ảnh độc đáo về mái tóc mẹ. Chỉ người con trai Xứ Đoài mới có cảm nhận mái tóc mẹ mình như“màu mây núi Tản” - ngọn núi Tổ thiêng nhất, hội tụ linh khí của đất nước tự ngàn xưa. Hai câu thơ tiếp có kết cấu điệp cú pháp nhấn mạnh được ý thơ: mẹ đã trải bao sương gió của thời gian, con trai mẹ đã trải bao năm tháng nơi chiến trường đánh Mỹ ác liệt. Giờ đây anh mới cảm nhận, thấu hiểu được sâu sắc hơn lời ru của mẹ thuở trước. Những câu hát ấy có sức sống diệu kỳ và đến nay vẫn còn mới nguyên giá trị. Điều này khiến thi sĩ xúc động vô cùng. Dòng thơ cuối khổ được ngắt ra cùng với tiếng gọi “Mẹ ơi!” đã nói lên sự rung động sâu lắng của tác giả. Với tấm lòng yêu thương, người condõi theo từng việc làm mẹ quan tâm,  chăm  sóc  mình: “Áo con mẹ giặt mẹ phơi / Thấy nếp vải sờn biết đời con vất vả / Nhìn mũi chỉ đường kim trên miếng vá/ Mẹ mỉm cười, con chạnh nhớ tới ai”. Hình ảnh này nói lên rất chân thực và cảm động những thiếu  thốn của một thời đất nước gian khó. Người chiến sỹ thời bấy giờ cũng như bao người dân khác còn phải ăn đói, mặc vá, thậm chí mặc rách. Nhìn đường kim mũi chỉ có lẽ còn vụng,“mẹ mỉm cười”, nụ cười hiền thật nhiều ý nghĩa khiến tác giả chạnh lòng nhớ tới “ai” đầy ẩn ý. Nghĩ rằng mẹ có thể hiểu lầm người vá, tác giả vội trần tình: “ - Thưa mẹ

/ Đó là đường kim mũi chỉ con trai / Áo con rách vẫn chỉ đồng đội vá / Cái vết thẫm là máu người đã ngã / Vẫn phập phồng theo mỗi nhịp tim con”. Khổ thơ nói về việc đồng đội vá giúp nhau tấm áo bị sờn rách, cũng là biểu hiện cụ thể tình cảm yêu thương và giúp đỡ nhau giữa những người lính. Cảm động nhất là hình ảnh “cái vết thẫm” trên áo, dấu tích máu của đồng đội đã ngã xuống nơi chiến trường. Đó là chứng tích của đau thương và vinh quang,   hy sinh và dũng cảm. “Vết thẫm” máu khô ấy với tác giả chưa lúc nào bị quên lãng hay lu mờ, lúc nào cũng đau đáu như nhịp đập trái  tim  người. Đây là câu thơ xúc động nhất, khơi gợi nhiều giá trị thẩm mỹ nhất trong toàn bài. Đó là tiếng lòng của người còn sống không chỉ ghi nhớ công đức của đấng sinh thành mà còn luôn tự nhủ mình tri ân những đồng đội đã ngã xuống vì nền độc lập của  Tổ quốc. Điều đó càng được nhấn mạnh hơn khi trong bài tác giả dùng liên tiếp điệp từ “mẹ” (8 lần), “con” (8 lần) rất đăng đối, những điệp ngữ “lời ru” (2 lần) và các từ láy “vất vả” “đồng đội”, “phập phồng” phù hợp.

Bài thơ là tiếng nói cảm xúc chân thực, sâu sắc về cuộc đời, đặc biệt là tình yêu và lòng tri ân mẹ và những người đã hy sinh vì đất nước quê hương.

anh_chuan_5

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)