bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 118
Trong tuần: 1020
Lượt truy cập: 749582

VŨ NHO TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN

NGÀY 19/11/2023, VŨ NHO, NGUYỄN BẮC SƠN VÀ THU LÂM ĐÃ NÓI VỀ NHÀ GIÁO, NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THIỆN TRÊN TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN.

DƯỚI ĐÂY LÀ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CỦA VŨ NHO. KHI LÊN HÌNH, NHÀ ĐÀI CHỌN LẠI!

v_nho_nguyn_kh

                                  NHÀ VĂN VŨ NHO

NÓI  CHO NGUYỄN THỊ THIỆN TRÊN  NHÂN DÂN TV

  1. Đánh giá cá nhân về các tác phẩm của nhà giáo, nhà văn Nguyễn Thị Thiện

 

VN: Nguyễn Thị Thiện là một cây bút năng động. Chị viết  truyện ngắn, chân dung văn học, phê bình  tác phẩm văn xuôi và tác phẩm thơ. Nhưng nổi bật nhất là bình thơ. Theo tôi biết thì người bình thơ kỉ lục là nhà văn Vũ Bình Lục với khoảng 2000 bài thơ chữ Hán. Vũ Bình Lục chủ yếu là bình giải.

Người thứ 2 là Vũ Quần Phương. Ông bình 141 bài trong tập Bình thơ

Nhà văn Nguyễn Thị Thiện  có đến 9 tập bình thơ. Mỗi tập khoảng 32 bài , riêng Thơm hương lục bát 50 bài. Như vậy nhà văn   đã  bình đến 300 bài thơ. Một con số đáng nể. Những bài bình  thơ  đó phần lớn đã được in báo trước khi in thành sách.

 

 

  1. Lối thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thiện có nét gì đặc sắc?

 

VN:  Có thể  nói tóm tắt mấy nét:

  • Rút tít đúng và hay bằng những câu thơ ấn tượng.
  • Mở bài đa dạng.
  • Xử lí linh hoạt khi bình giảng, so sánh
  • Kết thúc gói lại, mở ra, hoặc bỏ lửng, để người đọc cảm nhận suy nghĩ tiếp.

Nói chung, người bình thơ có vốn sống phong phú, làm chủ kĩ thuật bình, công với nữ tính và sự say mê làm nên  nét độc đáo của cây bút bình thơ Nguyễn Thị Thiện.

 

 

  1. Thuận lợi và thách thức của nhà giáo khi làm văn. Để làm mới văn chương, Nguyễn thị Thiện cần thêm điều gì?

VN:  - Nhà giáo viết phê bình văn học nói chung và bình thơ có thuận lợi:

  • Có kiến thức lí luận văn học vững chắc.
  • Công việc phê bình vốn làm quen hàng ngày.
  • Thường xuyên tiếp xúc với giới trẻ, bộ phận có văn hóa cao trong bạn đọc.

Thách thức :

  • Công chúng rộng rãi không giống như học sinh.
  • Những thói quen sư phạm bó buộc, lấn át sự thăng hoa, bay bổng của ngòi bút.

Để phát huy hết thế mạnh, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa nhà giáo và nhà văn, nhà nghệ sĩ trong nhà văn. Tức là vừa phải chừng mực, tỉ mỉ, chu đáo. Lại cũng phải thăng hoa, bay bổng khi cần thiết. Điều này ai cũng biết nhưng làm được là rất khó!

 

  1. 11 đầu sách trong 5 năm. Điều gì làm nên sức sáng tạo dồi dào?

VN: - Theo tôi, đây là một kết quả tất yếu. Khi không phải làm việc hàng ngày với phấn trắng, bảng đen, nhà văn có điều kiện tập trung cho viết lách.

Điều thư hai là nhà văn có sức khỏe tốt.

Thứ ba là nhiệt tình, say mê với công việc. Đặc biệt là khi phát hiện ra sở trường thì tập trung vào thế mạnh đó. Viết và in 9 tập bình thơ.

Thứ tư là điều kiện kinh tế thuận lợi. nhà văn có một phòng làm việc đủ tiện nghi ở Royal. City. Có đủ tiền để in các tác phẩm của mình.

 

  1. Nơi biên cương Tổ quốc được đánh giá cao. Ông chia sẻ đôi nét về cuốn sách này.

 

VN: - Tôi đã viết bài giới thiệu cuốn sách này cùng với cuốn  Tiếng lòng nơi đầu sóng. Đây là một chủ đề hay, rất có ý nghĩa thời sự trong việc giữ vững chủ quyền của Tổ quốc. Khi viết  cuốn Nơi biên cương Tổ quốc, nhà văn đã có kinh nghiệm bình thơ của 6 cuốn sách trước đó. Và lòng say mê khám phá thơ hay vẫn không ngừng được bồi đắp.

          Tác giả đã khá tinh tế, thông minh đặt những tên cho các bài bình rút từ chính một câu thơ hay chủ đề , tư tưởng nổi bật của bài thơ. Chúng tôi cho rằng việc “rút tít” thành công cũng là thể hiện  định hướng  đúng cho việc triển khai bài viết. Ví dụ có không ít những  nhan đề bài bình gợi cảm như : Tây Tiến ( Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh); Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Đường ra trận mùa này đẹp lắm);  Chiếc gương soi trên buồng lái ( Vì chính em là một tấm gương), Cây xấu hổ ( Và chuyện này chỉ cây biết với anh), Đêm sông Cầu ( Giữ tình yêu như giữ lửa),… ( Tập Nơi biên cương Tổ quốc).

           Nếu chọn thêm một tập bình thơ ấn tượng ngang tập này , ( riêng tôi thì cho rằng có phần trội hơn)  đó là tập “ Thơ dâng mẹ” ( 2020). Ở đó ngoài tất cả các yếu tố nội dung và kĩ thuật, có một yếu đố đặc biệt là tác giả đã từng là một người Con, rồi sau đó là người Mẹ, nên lời bình thật đằm thắm và sâu nặng nghĩa tình.

vnp_hoi_hoa_xuan_ecopark_2019_1

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)