bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ MỘT MỐI TÌNH THUỞ HỌC TRÒ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC SĨ HÀ HẢI ANH ĐÃ CỘNG TÁC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!BÀI THƠ TẶNG PHU NHÂN RẤT THÚ VỊ!CHÚC CÁC BÁC AN KHANG THỊNH VƯỢNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN VŨ THẢO NGỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ  CHIÊU ĐỨC! LUÔN CÓ LIÊN HỆ ĐẾN TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM! CHÚC BÁC AN LÀNH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ KIỀU HỌC VƯƠNG TRỌNG! THÚ VỊ!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 14
Trong ngày: 14
Trong tuần: 14
Lượt truy cập: 885847

XỨ MƯỜNG DU KÝ (Kỳ 1)

Cầm Sơn

XỨ MƯỜNG DU KÝ

Kỳ 1: Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường.

 Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức chuyến đi sáng tác thực tế tại Hòa Bình cho các nhà văn hội viên. Sáng ngày 07/7/2022, các hội viên tập trung tại cổng Trung tâm Chiếu phim Quốc gia 87 đường Láng Hạ. Các nhà văn được bố trí ngồi trên một chiếc xe 45 chỗ xuất phát hồi 7h45, xe chạy theo đường cao tốc Thăng Long hướng đi Hòa Lạc rồi lên thành phố Hòa Bình. Tham gia chuyến đi có 33 nhà văn chủ yếu là các hội viên thuộc chuyên ngành thơ, lác đác có một vài nhà văn thuộc chuyên ngành văn xuôi và lý luận phê bình.

  Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Bảo tàng không gian văn hóa Mường tọa lạc tại một thung lũng núi rộng chừng vài héc ta thuộc địa phận phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Đây là bảo tàng tư nhân do họa sĩ Vũ Đức Hiếu xây dựng với mục đích lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.

  Khi xe dừng cho các nhà văn xuống xe đi bộ ngoài trời lên khu Bảo tàng là lúc  đang có một cơn mưa nhỏ và cũng chưa hiểu sẽ tham quan như thế nào nên tôi không dám mang theo máy ảnh và máy quay phim, vậy nên khi cần thì cũng hơi lúng túng. Rất may là thời đại 4.0 này cái gì cũng tiện nên tôi vẫn còn có cái điện thoại làm thay nhiệm vụ chiếc camera. Đoàn được hướng dẫn viên Bùi Thị Yến hướng dẫn tham quan Khu Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường.

  Ngôi nhà đầu tiên đoàn được hướng dân tham quan là Nhà Lang, Nhà Lang là ngôi nhà dành cho tầng lớp có quyền lực cao nhất, nắm quyền thống trị toàn bản Mường.

   Có một điều đáng tiếc đó là căn nhà của quan Lang với tuổi thọ hơn 100 năm đã bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn vào năm 2013, hiện nay căn nhà này đã được phục dựng với phần cột nhà cháy đen và tất nhiên đã là phục dựng thì không thể đầy đủ nhưng ngôi nhà nguyên bản trước đây.

  Tiếp sau nhà Lang là đến nhà Âu, đây là ngôi nhà dành cho những người giúp việc của quan Lang. Theo thứ bậc, quyền uy và sự giàu có những ngôi nhà cũng có kích thước và quy mô tương tự. Nhà quan Lang luôn là ngôi nhà to nhất, đẹp nhất được dựng hoàn toàn bằng gỗ với sàn nhà cao. Nhà Âu nhỏ hơn một chút so với nhà quan Lang, đồ đạc trong nhà cũng sơ sài hơn

Nhà dành cho tầng lớp bình dân trong xã hội Mường được gọi là Nhà Noóc. Cuối cùng là Nhà Noóc Trọi dành cho tầng lớp bần cùng nhất trong xã hội Mường.

   Nếu như những căn nhà Noóc của người dân thường cũng được dựng từ gỗ và một vài vật liệu tre nứa khác thì những căn nhà dành cho tầng lớp thấp nhất của xã hội Mường là Noóc Trọi chỉ được dựng một cách tạm bợ bằng tre, nứa.

   Tuy mới được thành lập năm 2007, lại là một bảo tàng tư nhân song Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đã sớm thành công, được công chúng trong và ngoài nước biết đến bởi sự chuyên nghiệp trong cách thức tổ chức cũng như sự đầu tư bài bản.

                                                                                            C.S

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com