bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 

VŨ NHO 085 589 0003

THÔNG TIN THÚ VỊ!CÁM ƠN TÁC GIẢ HÀ ANH!

 

VŨ NHO 085 589 0003

BÀI VIẾT CÔNG PHU QUÁ!CÁM ƠN PGS.TS. NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ XỬ LÍ VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN NGHÊNH NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ TƯỜNG THUẬT BẰNG HÌNH ẢNH SINH ĐỘNG TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 9
Trong ngày: 101
Trong tuần: 1027
Lượt truy cập: 631144

5 CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG VÀO SÁCH SỬ

Iaroxlav Kolobatov

Năm  chuyện hoang đường đã đi vào những cuốn sách lịch sử

VŨ NHO dịch từ tiếng Nga


 vu_nho_iu

     NHÀ VĂN VŨ NHO

Chúng tôi sẽ chỉ ra từ đâu xuất hiện quan niệm sai lầm mà nhân loại tiếp nhận như là một chân lý bất biến.

 Nhiều  sai lầm lịch sử được viết trong những cuốn sách giáo trình lịch sử, và đến nay vẫn được chấp nhận  như là sự thật.

  1. Phức hệ Napoleon

Điều được viết trong các  sách giáo khoa: Napoleon  là người bé nhỏ (thường được  ghi chiều cao là 157 cm), vì điều này  là nguồn gốc của mặc cảm tự ti, mà ông đã cố gắng để vượt qua bằng cách thực hiện  liên tiếp những hành  vi vĩ đại. Dựa trên quan điểm này, nhà tâm lý học người Đức Alfred Adler đặt ra thuật ngữ " Phức hệ Napoleon ". Cách biểu đạt này có nghĩa là  khát vọng của người  vóc dáng không cao  bù đắp cho khiếm khuyết của mình thông qua hành vi  gây hấn và theo đuổi quyền lực tuyệt đối.

Thực tế thì như thế nào: Nhà sử học Bernard Chevalier, người đã  từng làm  giám đốc Bảo tàng của thời đại Napoleon tại Malmaison, tiến hành điều tra riêng của mình. Ông đã tìm thấy một báo cáo bác sĩ Francesco Antommarchi, trong đó có sự hiện diện của 18 nhân chứng mổ xẻ cơ thể của Napoleon ngay lập tức sau khi ông ta  chết trên đảo Thánh Helen. Trong số những thứ khác, ông chỉ ra rằng chiều cao đầy đủ của Napoleon 5 feet 2 inch 4 dòng. Dịch sang hệ thống số liệu hiện đại, chiều cao của Napoleon Bonaparte là 169 cm. Đối với những người cùng  thời, ông là một người đàn ông  cao hơn  mức trung bình.  Vấn đề ở chỗ là  thời đại  tăng tốc phát triển chưa bắt đầu và những người cao hơn 180 cm vào đầu thế kỷ XIX là một ngoại lệ hiếm hoi. Đặc biệt, các trung đoàn lính ném lựu đạn ở Pháp  tuyển những người  có chiều cao không ít hơn 173 cm. Nói cách khác, "người đàn ông nhỏ" Napoleon  chỉ thua kém lính ném lựu đạn  chỉ một vài centimet. Tại sao có huyền thoại về  dáng vóc nhỏ bé của vị Hoàng đế? Theo Chevalier,  các họa sĩ thường  mô tả  Napoleon trong nhóm với các nguyên soái của mình. Họ là những người khổng lồ thực sự. Nguyên soái Mortier  cao đến 195 cm, Murat với sự  chiều cao  190 cm chỉ hơi kém hơn ông kia. Trong bối cảnh này, ngay cả  nguyên soái Ney với 180 cm của mình trông  cũng lùi xùi.

 

 

  1. Đại tướng Rajewski và các con trai

Những gì được viết trong sách giáo khoa: Trong trận chiến ở Saltanovka ( một làng cách Mogilev 12 km) bị thương bởi  đạn ria, Đại tướng Rajewski  trong thời điểm  hiểm nghèo của trận chiến  đã dẫn hai con trai mình (16 và 11 tuổi)  lên phía trước và kêu gọi những người lính : "Anh em binh lính! Các con tôi và tôi sẽ mở đường cho anh em đến vinh quang! Tiến lên vì Sa hoàng và Tổ quốc! " Được khích lệ bởi  hành động  của vị tướng sẵn sàng hy sinh  các con trai của ông, những người lính  xông lên theo Rajewski và  đánh lui quân Pháp.

Nhưng  trên thực tế: Rajewski đã mô tả  một đoạn cuộc chiến cho nhà thơ Batyushkov  hoàn toàn khác : "Đúng là tôi đã đi trước. Những người lính lùi lại, tôi khuyến khích họ. Cùng với tôi là  các phụ tá, các cần vụ. Ở phía bên trái,  tất cả bị chết và bị thương, tôi cũng bị đạn ria găm vào. Nhưng các con tôi không  có mặt ở thời điểm đó. Con trai  nhỏ nhặt quả trong rừng (Nó là một đứa trẻ đơn thuần, đạn  đã bắn thủng quần nó). Đó là toàn bộ   câu chuyện hài, được tạo ra ở St Petersburg. Bạn của anh (Zhukovsky)  ca tụng  bằng thơ.  Các nhà điêu khắc, các nhà báo,  nhà văn xuôi  sử dụng   câu chuyện thuận tiện, và tôi được  ban thưởng   mề đay thánh " Rimlennin". Đấy Lịch sử được viết như thế!". Tuy nhiên, huyền thoại này đã được nhân rộng để nâng cao tinh thần yêu nước.

 

  1. Marie Antoinette và bánh ngọt

Những gì được viết trong sách giáo khoa: Khi Nữ hoàng Pháp Marie Antoinette  được thông báo rằng đất nước đạng bị đói, nông dân không có bánh mì, bà ta đáp: "Nếu họ không có bánh mì, hãy cho họ ăn bánh ngọt." Câu nói này thường được sử dụng để làm nổi bật sự  ngu ngốc của giới quý tộc và sự thiếu hiểu biết tuyệt đối của họ về thực tế sơ đẳng của cuộc sống. Trong đó thể hiện  thiếu sự đồng cảm với nỗi khổ của người nghèo và mức độ cao của sự  băng hoại đạo đức.

Nhưng  trên thực tế: Marie Antoinette không bao giờ nói những lời như vậy. Lần đầu tiên, câu nói này được đề cập trong "Phản tỉnh" của Jean-Jacques Rousseau và do một công chúa trừu tượng nào đó nói. Nhưng tại thời điểm viết cuốn sách này (1769) Marie Antoinette là một cô gái 14 tuổi và đang sống ở quê nhà tại Áo. Điều buồn cười là ở Rousseau  câu nói đó thể hiện trong ngữ cảnh khác. Tác giả  kể rằng ông  chỉ còn đủ tiền mua bánh mì. Nhưng  sự kiêu hãnh... không cho phép ăn bánh mì! Đây là trích dẫn đúng: "Bản thân mình tôi sẽ không bao giờ dám quyết định mua. Để  cho một  quý  ngài quan trọng,  đeo thanh kiếm, đi đến chủ hiệu làm bánh  mua một miếng bánh mì - sao có thể thế được! Cuối cùng, tôi nhớ  một lối thoát  mà một công chúa nghĩ ra; khi  người ta trình báo rằng nông dân không có bánh mì, cô nói: "Hãy để họ ăn Brioche", và tôi bắt đầu mua Brioche".  Hơn nữa, Brioche  hoàn toàn không phải là  bánh ngọt. Theo "Sách tra cứu nấu ăn Okxphot",  "Brioche trong thế kỷ XVIII  được coi  là bánh mì trắng  nhưng chỉ hơi không giàu  dinh dưỡng (do số lượng khiêm tốn của bơ và trứng),  trên thực tế không  khác biệt với bánh mì trắng tốt."

Ngoài  việc dịch sai,  sự sai lạc ý nghĩa  đã phát sinh do sự thiếu hiểu biết pháp luật Pháp. Thực tế là trong thế kỷ XVIII  thợ làm bánh đã phải bán bánh ngọt đắt tiền ( trong đó có Brioche) với giá bánh mì bình thường, nếu  bánh mì thường đột nhiên  không có trong cửa hàng. Trong trường hợp này, cụm từ "Hãy để họ ăn Brioche" có nghĩa là các thương nhân  buộc phải  bán bánh đắt tiền với giá rẻ. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản việc  người  Pháp  loại   Marie Antoinette ra khỏi đầu.

 

  1. Nô lệ và các kim tự tháp Ai Cập

Những gì được viết trong sách giáo khoa: Kim tự tháp được những người nô lệ  dựng lên theo lệnh Pharaon.  Theo đánh giá  của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus, người đầu tiên mô tả quá trình xây dựng những ngôi mộ rất lớn,  việc xây dựng  kim tự tháp Cheops được huy động 100 nghìn nô lệ. Trong  khi xây dựng hàng ngàn nô lệ đã chết vì đói và tai họa của người giám sát độc ác.

Nhưng một vấn đề của thực tế: Gần đây nhất, nhà Ai Cập học đã khai quật ở thị trấn thung lũng của các nhà xây dựng kim tự tháp Giza. Nó nằm 400 mét về phía nam của bức tượng Nhân sư.  Ở đó  công nhân xây dựng các kim tự tháp của vua Menkaure đã sống. Hóa ra là các nhà xây dựng đã được sống trong một điều kiện sống rất tốt cho họ xây dựng, thoải mái  vào thời điểm đó. Trại được thiết kế để chứa 10.000 người. Bên cạnh một số lượng lớn xương gia súc và gia súc nhỏ nó đã được tìm thấy. Theo nhà Ai Cập học, mỗi ngày để nuôi công nhân người ta giết mổ 11 con bò và 37 con dê hoặc cừu ; tương đương  khoảng 1.600 kg thịt. Như vậy, những người xây dựng các kim tự tháp được cho ăn tốt hơn nhiều so với những người nông dân Ai Cập. Một phát hiện đáng ngạc nhiên, các nhà khảo cổ đã thực hiện đào nghĩa trang  những người xây dựng . Họ  trước hết  tìm các xương có dấu hiệu thương tích, để hiểu những gì y tế cổ đại Ai Cập hỗ trợ cho công nhân. Hầu hết xương  gãy (bao gồm cả gãy phức tạp)  đều được hoàn toàn bình phục. Kỹ thuật y tế được sử dụng trong trường hợp này cũng giống như các phương pháp điều trị chấn thương cho các đại diện của tầng lớp quý tộc Ai Cập! Người đứng đầu công trình khảo cổ học tại Giza, Tiến sĩ Hawass kết luận rằng kim tự tháp được xây dựng không phải là nô lệ  mà là những người tự do. Có hai loại người lao động: lao động thời vụ và thợ thủ công.  Những người thợ thủ công sống ở các thị trấn liên tục xây dựng, nhận được tiền lương,  xây dựng gia đình  (một số đã được chôn cất cùng với vợ hoặc chồng). Loại người thứ hai  sống 2-3 tháng, khi cần lao động phổ thông, ví dụ, để di chuyển các khối rất lớn đến công trường xây dựng. Nhiều khả năng, đó là những người nông dân nghèo làm  theo chế độ lao dịch (tương đương tiểu đoàn xây dựng). Người lao động được chia thành các đội, tổ chức các cuộc thi giữa các đội. Mỗi đội đều có phương châm riêng của mình và tên, chẳng hạn như "Bền bỉ" hay "Hoàn hảo". Điều này  gợi cho thấy rằng các kim tự tháp được xây dựng bởi những đội xây dựng  vĩ đại của chủ nghĩa xã hội,  giống như là   công trường  BAM ( Baikan- Amua) vậy.

 

  1. Trận chiến Kulikov và biên niên sử

Những gì được viết trong sách giáo khoa: Trận Kulikov trở thành trận đánh hoành tráng nhất của thời Trung Cổ. Hầu tước Dmitry Donskoy của Moscow tập hợp dưới ngọn cờ của mình từ 300 đến 400 ngàn quân (các  con số cuối cùng được đề cập trong Biên niên sử Nikonnovxki), ở phía bên của Mamaia 800 ngàn người đã xuất kích.
Nhưng thực tế là: Hầu hết các sử gia có xu hướng cho rằng số lượng của quân đội Nga là không thể vượt quá 30 nghìn chiến binh. Và gần đây nhất, thường xuyên hơn,  người  ta đưa ra con số 10 nghìn binh sĩ. Trong tính toán được cân nhắc về quy mô không lớn của trận chiến và tình hình nhân khẩu học thực sự trong đất Nga: ví dụ, dân số của Moscow tại thời điểm đó không vượt quá 50 nghìn người, nên số lượng người có thể tham gia chiến đấu tất nhiên nhiều lần nhỏ hơn. Tại sao những nhà làm sử biên niên, có nhiệm vụ bảo tồn lịch sử cho các thế hệ tương lai, lại đưa ra những con số vô lý như vậy? Trong các nguồn biên niên sử dữ liệu không thể tin nổi về số lượng quân - một số lượng rất lớn. Theo ý kiến của Anđrây Desnitsky, cộng tác viên khoa học hàng đầu của Viện Nghiên cứu phương Đông, có một số lời giải thích cho hiện tượng kì lạ này.
- Trong thời cổ đại, những con số không có ý nghĩa như ngày nay mà hầu như có ý nghĩa thần bí - Desnitsky giải thích. - Các con số đưa ra, có ý nghĩa nhiều hơn là số lượng. Trong biên niên sử nó không phải con số, mà tất cả là bằng ngôn từ. Theo cơ cấu quân đội được chia thành hàng ngàn, hàng trăm, hàng chục. Tuy nhiên, từ lịch sử gần đây, chúng ta biết rằng "trăm" chiến binh Cozak không nhất thiết phải chứa 100 người Cozak. Họ có thể là ít hơn. Có lẽ bởi "hàng trăm" là tính theo lực lượng đội, mà có thể trong đội chỉ là 10 người? Đến lượt mình, từ "ngàn" cũng có thể có nghĩa không phải con số. Khi đó, không phải là một quân đội nghĩa vụ và không phải là một quân đội chuyên nghiệp, mà là các lực lượng dân binh. Khi cuộc chiến bắt đầu, những người đàn ông trưởng thành cầm vũ khí và đi chiến đấu. Nhưng điều này không có nghĩa là người ta đã đưa họ vào quân đội và phiên chế theo đơn vị. Có lẽ một ngàn là một vài đội quân "hàng trăm". Và số lượng cũng không phải là một trăm. Khi đó, có bao nhiêu người trong trong ngàn này? Không rõ được. Có một lời giải thích khác. Bản thảo chép tay trong khi sử dụng bị hư hỏng và người ta đã viết lại. Và bởi vì đó là một lịch sử tuyệt vời thiêng liêng, nên những con số khi viết lại tăng lên, đặc biệt là khi bản chép tay cũ nát khó đọc và người viết dao động không thể hiểu được rằng nó được viết một trăm hay một ngàn.

 Vũ Nho d ịch tbáo "Sự thật Konxomon"

 unnamed

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)