bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 53
Trong tuần: 943
Lượt truy cập: 685730

BẮT CHƯỚC

   BẮT CHƯỚC

        Lê Văn Lộc

Bắt chước tiếng vịt kêu

Nào, bắt đầu cạc cạc

 Bắt chước tiếng mèo lạc

Khản đặc tiếng meo meo

 

Bắt chước tiếng chuột kêu

 Chịu cái loài chuột nhắt

Lại rúc ra rúc rích

Nghịch khi mèo vắng nhà

 

Thôi, bắt chước làm bà

Giả còng lưng gậy chống

Bắt chước được làm ông

Râu ngô đồng cằm gắn

 

Bắt chước chơi rồng rắn

Một mình dích dắc ghê

Nguệch ngoạc vẽ xuống hè

Hóa ra con rồng đất

               1998

 

Lời bình của Vũ Nho

vu_nho_iu

          Một trong những đặc điểm tâm lí của trẻ em là hay tò mò quan sát và hay bắt chước. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ rất hay về chuyện này trong bài thơ “Cháu làm bà còng”. Nhà thơ Vũ Xuân Quản thì viết bài thơ “Ngộ nghĩnh”, nói chuyện bé Linh bắt chước người lớn xỏ một chân giày, một chân dép  đi như là “danh hài”.

          Ở bài thơ này, nhà giáo, nhà thơ Lê Văn Lộc quan sát chuyện “bắt chước” của cháu mình. Thích bắt chước, nhưng mặt khác, trẻ em cũng rất thích thay đổi, không muốn làm mãi một việc nào, dù việc đó có thể rất hứng thú. Vì thể mà chúng ta thấy em bé ở đây bắt chước khá nhiều. Đầu tiên là bắt chước vịt. Rồi chuyển ngay sang bắt chước mèo. Đáng chú ý ở đây không phải là mèo già, mèo trẻ, mà là mèo lạc. Chắc là mèo con. Vì lạc, mèo kêu nhiều cho nên tiếng “meo meo” mới không mạnh mẽ, trong trẻo, mà là tiếng “khản đặc”. Giả làm mèo lạc, bé lại chuyển sang bắt chước tiếng chuột kêu. Đây không phải là một con chuột nhắt, mà cả loài chuột. Và cái tiếng kêu này là tiếng nghịch ngợm thoải mái “rúc ra rúc rích” phởn chí khi không lo lắng vì mèo đã vắng nhà.

Hết bắt chước các con vật, bé chuyển sang bắt chước người thân. Gần gũi nhất là ông, bà. Bắt chước bà không khó vì bà còng lưng, nhưng cũng phải có thêm “đạo cụ” là cây gậy. Bắt chước ông thì khó hơn về dáng vóc, vì vậy phải có “hóa trang”, gắn râu ngô vào cằm giả làm râu.

Nói chung là dù vật, dù người, bé đều bắt chước và bắt chước thành công. Đến cái đoạn “trò chơi” thì bé bí. Chơi rồng rắn không thể một mình  được. Thế nên mới “dích dắc”! Không “diễn” được thì đành vẽ vậy. Họa sĩ chưa qua trường lớp vẽ vội xuống hè hình con rồng trong trò chơi rồng rắn. Kết quả là “hóa ra con rồng đất”. Chắc là vì yêu cháu nên ông và cháu đều thấy thế, chứ thực ra thì cháu vẽ RỒNG nhưng lại hóa ra GIUN ĐẤT, như là chuyện tiếu lâm thi vẽ của Trạng Quỳnh! Không sao, ra con gì cũng được, cốt là ông vui, cháu vui và mọi người cùng vui!

                                           Hà Nội, 29/10/2019

hoa-tuoi-go-vap_hoa-mai

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)