bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 215
Trong tuần: 909
Lượt truy cập: 683254

VINH DANH VÀ HỔ DANH

VINH DANH VÀ HỔ DANH
MAI NAM THẮNG
Chủ nhật vừa rồi, mấy anh em cùng lớp đại học báo chí gần 40 năm trước của chúng tôi, hiện đang công tác ở Hà Nội, có cuộc hội ngộ nhân Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6). Sau những hỏi han tâm tình, chủ đề chính trong câu chuyện của chúng tôi lại quay về chuyện nghề nghiệp...
Anh bạn học giỏi nhất nhì lớp, từng công tác ở một cơ quan quản lý báo chí ở TW, kêu rằng cứ mỗi dịp đổi và cấp Thẻ Nhà báo là anh rất khó xử với nguyện vọng của không ít người quen. Dù không thuộc đối tượng được cấp Thẻ Nhà báo nhưng họ vẫn viện đủ lý do “liên quan” đến báo chí để xin được... linh động. Nhiều cán bộ, chuyên viên có học hàm, học vị, chức danh… rất cao, đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, thế mà vẫn tha thiết mong có được tấm Thẻ Nhà báo để… cho “oai”(!) Thế mới biết cái danh hiệu Nhà báo đang được xã hội rất hâm mộ, nể trọng…
Anh bạn phóng viên kinh tế nổi tiếng ở một tờ báo lớn thì chua chát thuật lại câu chuyện anh vừa được người ta khen mà… đau như cắt. Chuyện là trong một hội nghị cơ sở mới đây mà anh được mời dự, khi long trọng giới thiệu anh với quan khách, vị giám đốc chủ nhà đã “chua” thêm một câu: “Anh tuy là nhà báo nhưng rất tốt!”. Có lẽ nhìn thấy sắc mặt bạn tôi lúc ấy, nên ngay sau đó vị giám đốc đã vội gặp riêng anh để xin lỗi và ra sức thanh minh. Rằng là từ trước tới nay, doanh nghiệp của ông đã bị rất nhiều nhà báo đến “báo hại”, khi thì “chống tiêu cực” nhưng lại viết rất... tiêu cực, khi thì viết điều tra nhưng chỉ nghe một phía, khi thì “ép” xin hợp đồng quảng cáo, khi lại dọa bóng dọa gió việc này việc nọ… Rằng ông cũng biết đó chỉ là một số nhà báo yếu kém; còn đội ngũ nhà báo vẫn là những người đại diện của công luận, là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chống tiêu cực… Rằng là…
Câu chuyện của anh bạn “tuy là nhà báo nhưng rất tốt” khiến không khí cuộc gặp mặt chùng xuống. Mọi người bồi hồi hoài niệm “bao giờ cho đến ngày xưa…”. Rồi cũng chính tác giả của câu chuyện trên đây lại nêu câu hỏi: Liệu ngày nay nhà báo chỉ “Tâm sắc Bút sắc” đã đủ hay chưa? Liệu những phẩm chất của các nhà báo trong nền báo chí truyền thống rất đỗi tự hào của chúng ta có đủ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng trong thời đại kỹ thuật số?
Không khí sôi nổi của cuộc gặp mặt được kích hoạt trở lại. Mọi người hào hứng bàn luận về báo chí chí thời đại bàn phím. Và tất nhiên câu trả lời là chưa đủ và nguy cơ tụt hậu của báo chí truyền thống trước sự phát triển của mạng xã hội đã là hiện hữu. Sự phát triển của các trang MXH đã tạo nên một nền “báo chí công dân” mà ở đó mỗi tài khoản được coi như một “tòa soạn” và mỗi chủ tài khoản là một “nhà báo” công dân; họ tự do thông tin, bình luận sự kiện, bày tỏ chính kiến… trên “tờ báo” của mình và được lan truyền tức thì khắp toàn cầu. Thực tế đó đòi hỏi báo chí truyền thống không chỉ phải “đuổi kịp” mà còn phải vượt lên “báo chí công dân” để xử lý thông tin và định hướng dư luận.
Rõ ràng là ngày nay, trước vận hội mới cùng những thách thức to lớn của công cuộc hội nhập và phát triển đất nước, những người làm báo càng phải phấn đấu hơn nữa; ra sức tu dưỡng nâng cao ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng tác nghiệp; gắn kết những thành tựu của khoa học công nghệ với những phẩm chất tốt đẹp của báo chí truyền thống, để xây dựng một nền báo chí cách mạng Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Đó cũng là tình cảm và tâm nguyện của toàn dân gửi đến các nhà báo trong Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.
 
 
 
 
 
Tất cả cảm xúc:
Bạn, Chử Thu Hằng, Trà Mi Hoàng và 23 người khác
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)