bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

Vy

Muốn mua sản phẩm

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN - NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO CLIP RẤT SINH ĐỘNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN  NHÀ BÁO ĐẶNG THỦY ĐÃ ĐẶT HÀNG VÀ DÙNG BÀI VIẾT NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

Cám ơn nhà văn Nguyễn Đông Nhật!A DI ĐÀ PHẬT! AN LÀNH CHO CÁC BẠN ĐỌC TRANG NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÔNG NHẬT!CHÚC ÀNH DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

HOAN HÔ NHÀ THƠ ÁI NHÂN!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 14
Trong ngày: 213
Trong tuần: 908
Lượt truy cập: 683039

ĐỌC 25 NĂM VĂN HOC THÁP BÚT

Song Vũ Hoàng Phương
 
ĐỌC 25 NĂM VĂN HỌC THÁP BÚT THƠ VĂN
(Nhà x/b Thanh Niên tháng 11 năm 2020)
 
   Cuốn sách 25 năm văn học Tháp Bút thơ văn vừa được Nhà xuất bản Thanh Niên cấp phép ấn hành tháng 11- 2020. Đây là cuốn sách thơ văn thứ 29 của Câu lạc bộ sáng tác văn học Tháp Bút. Xuyên suốt 25 năm qua có độ dầy 600 trang in, khổ 14,5 x 20,5, với sự góp mặt của 46 tác giả là những cán bộ, hội viên clb đang tham gia sinh hoạt trực tiếp. Trong đó có 16 t/g nữ ( Chị cao tuổi nhất 85 tuổi, người ít tuổi nhất ở tuổi 50 )
   Bao gồm 397 tác phẩm văn thơ, và 12 bản nhạc phổ thơ hội viên.
VĂN : Có 12 truyện ngắn,tản văn, bình thơ, ghi chép, tiểu luận.
THƠ :385 bài đủ thể loại, đa phần là thể Lục bát, Đường luật,Tự do
Đọc 25 năm văn học Tháp Bút, tôi nhận ra các tác giả đều tập trung sử dụng liệu pháp kiếm tìm. Đó là sự kiếm tìm trong cuộc sống hiện thực đời người, chúng ta đang kiến chứng, và kiếm tìm về những kỷ niệm, hoài niệm của "Một thời đi qua, một thời để nhớ" đã đằm sâu trong ký ức từng tác giả.
  Đến cả thơ tình yêu, các tác giả cũng không phải tìm kiếm đâu xa mà viết ra từ chính những mối tình của tác giả. Dẫu những mối tình ấy có người khóc về hạnh phúc, có người lại buồn thương đắng chát.
Ở đây không một ai, giấu nổi tình yêu đất nước, quê hương, với sự trân trọng về cuộc sống của chính mình.
   Nên ai nấy đều viết ra những câu thơ chân tình, mộc mạc mà thấm đậm tình người, tình thơ với niềm yêu đời, hy vọng vào ngày mai
Điều dễ thấy các t/g hay tìm về những mảng ký ức của một thời chìm khuất, hoài niệm phải chăng? Đã thành một xu hướng thơ ca của thời hiện đại. Khi quá khứ mới thực sự là niềm an ủi cho con người. Trong lúc còn bao nhiêu chật vật trong cuộc sống mưu sinh.
" Ta về với những đam mê / Đào ao thả cá, chăn dê, nuôi gà / Giao mùa chuyển tiết tháng ba / Hoa gạo thắp đỏ, hoa cà tím trong /
Vai gầy cõng nắng qua đồng / Con tôm, cái tép ước mong ngày về /
Loang chiều tím trải triền đê/ ... "
Bài : VỀ QUÊ ! ( Trang197 )
" Thời gian nhuộm trắng thân cò / Thu vàng lác đác lá thơ mộng đời / Ngồi buồn nhặt ánh sao rơi / Nhìn sông Ngân giữa bầu trời về khuya / Ai mang đi nửa câu thề/ Để hồn đơn chiếc nhớ về xa xưa /..."
Bài : NGẮM TRĂNG SUÔNG ! ( Trang 474 )
Những câu thơ tôi trích dẫn dụ trên , của hai tác giả.
Một già, một trẻ , một nữ, một nam, một tình quê, một tình yêu!
Những câu thơ như thế trong Tháp Bút không hiếm .
Vì thơ văn Tháp Bút là thứ thơ văn nghiêng về tình cảm, về muôn ngả yêu thương. Ngay cả trong buồn thương mất mát.
" Mẹ ngồi đưa chiếc võng không / Lời ru nén chặt trong lòng hỡi con / Cơm phần trưa tối vẫn còn / Ủ quây trong chiếc chăn sờn mọi khi / ... /
" Mẹ gom vào những viên bi / Cái quần cộc, với nón mê chăn bò /
Sách nằm trên giá thơm tho / Cùng bao thứ tuổi học trò còn đây /.../
" Mẹ chao cánh võng nhẹ lay / Bao nhiêu gió lộng ngàn mây trưa hè / Chân người thậm thịch bờ đê / Ngỡ như tiếng bước con về đến nơi / Trăng khuya vằng vặc giữa trời / Đêm nay mẹ lại ru hời võng không / ... " Bài : MẸ NGỒI ĐƯA CHIẾC VÕNG KHÔNG !( Trang 536)
Câu thơ như chà xát muối vào lòng. Tôi là đàn ông mà còn cay cay nơi sống mũi. Phụ nữ hẳn nước mắt chảy ra giàn giụa.
Điều này còn cho thấy các t/g Tháp Bút, đều tập trung vào khai thác số phận, thân phận, cõi đời, kiếp người một cách triệt để đã để lại những khoảng lặng, khoảng sâu thơ ca.
Kỹ thuật viết của nhiều người vững chắc ( Rất chắc ). Nhưng không vụ lợi, không " hệ lụy " quá vào kỹ thuật.
Những tâm sự, giãi bày " Hoàn cảnh '' " Nhân tình- thế cuộc " của xã hội, của quê hương, của gia đình và bản thân đều được đẩy đến tận cùng cảm xúc, đi vào tận ngõ ngách tâm hồn. Dồn mọi khả năng vốn có, để thỏa mãn ý tưởng, xây dựng chủ đề nội dung, khả năng diễn dịch, truyền tải thông tin tới người đọc. Bằng khá nhiều giọng điệu nhịp hướng của từng người.
Người êm ái, mượt mà, đằm thắm. Người ồ ạt, diệu vợi, gai góc.
Nhưng nếu ai muốn soi tìm mặt trái xã hội. Thì hơi hiếm!
  Vì họ đều giấu cả đi, nó chỉ hiện ra những câu thơ trách nhiệm với xã hội, với đời, với thơ và với chính bản thân mình.
   Hóa ra những khát vọng cháy bỏng trong mỗi tâm hồn t /g đều được sinh ra từ cái nôi văn hóa, nghệ thuật của mảnh đất ngàn năm văn hiến , giường cột của một dân tộc lấy : Máu, nước mắt, mồ hôi tưới vào hoa,l àm ra thơ, ca, nhạc, họa... !
Lẽ đó mà thơ văn các tác giả Tháp Bút đăng tải trong cuốn sách:  25 năm văn học Tháp Bút thơ văn! đều cháy bỏng nỗi niềm khao khát khi nghĩ về Tổ quốc !
" Bốn phần biển, ba phần rừng, một phần đất ở / Gia phả ông cha để lại đến bây giờ / Đất màu mỡ nên nhiều mắt quạ / Hết nước xa, nay lại lửa gần / ... /
" Sóng cay mặn, sóng ngang, sóng dọc/ Trên cánh buồm lồng lộng ngôi sao / ... /
" Ôi! Đất nước máu vừa ngừng chảy / Giờ lại chênh vênh vách nước chiến hào / Nhưng chân lý không thể nào khác được /
Tổ quốc gọi rồi, tàu lại nhổ neo " !
Bài : NHỮNG CON TÀU ! ( Trang 142 )
Những câu thơ như vậy rất đỗi đời thường mà nó cứ quấn quyện, xiết chặt trong mỗi tâm hồn người đọc.
   Phải chăng? Văn xuôi là ngôn ngữ tự do thì thơ là sự đối lập lực cản, ( Oratio Vieta ). Trong thơ tính siêu thực cao nên ngôn ngữ phong phú, phóng khoáng. Từ chính đặc điểm này mà nàng thơ nặng mối lương duyên hơn chàng văn.
Những người làm thơ nói chung, các nhà thơ Tháp Bút nói riêng đều có trí tưởng tượng phong phú, các trực giác được cởi trói, họ không cường điệu hóa câu chữ, ngôn từ nên người đọc dễ cảm phục những bài thơ hay, những lời thơ xúc tích. Mang giọng thơ dân dã đời thường nhưng nó lại có sức hút mạnh mẽ, níu kéo người đọc
  Là nhờ có lớp phù sa văn hóa dân tộc, văn hóa Thăng Long- Hà Nội
Nên những câu thơ viết rất đời thường, mà không tầm thường.
Thơ cũng như triết học. Tư tưởng cảm hứng. Những t/g Tháp Bút.
Không thể hiện cuộc đời thân thuộc một cách trần trụi.
Họ đưa người đọc có một cảm nhận đáng yêu dưới dạng tư duy biện chứng, hiện thực của trực quan, cụ thể, hình tượng với cảm hứng phản xạ nhà thơ.
Từ sức nghĩ, sức cảm, sức viết để tìm ra cái đẹp của sự hài hòa, giữa cái ngọt ngào, đắng chát, cái đối xứng, cái độc lập...!
VỚI VĂN XUÔI :
Những truyện ngắn,các t/g đều tập trung xây dựng, phác hoạ các nhân vật "Trữ tình". Dù chính diện hay phản diện. Đều là những mẫu nhân vật tiêu biểu, điển hình, đại diện cho hai mảng tương phản của xã hội.
Trong các trang viết ở mảng hồng (Mặt Phải) phơi phới sự lạc quan, yêu đời. Thì ở dải đen (Mặt trái) lại man mát nỗi buồn nhân thế. Các nhân vật trong các truyện, dù tích cực hay tiêu cực. Các tác giả đều hướng ngòi bút về phía ngày mai, về chân, thiện, mỹ.
   Đọc các truyện ngắn, tản văn hay ghi chép ... !
   Các tác giả đều đã ghi nhận những xô bồ, phức tạp của cuộc đời và sự chìm nổi của bao thân phận con người. Ngay cả những chuyện tình lứa đôi. Bằng thứ tình cảm hiện thực, với bút pháp tự sự. Đôi khi người cảm thấy văn phong lạnh lùng. Vẫn kịp nhận ra những mạch ngầm trong truyện ngắn, trong những tản văn. Nó lại trở thành thông điệp nhắn gửi tới mọi người hướng tới ngày mai tươi sáng hơn.
Tuy nhiên clb sáng tác văn học Tháp Bút với tiêu chí sáng tác văn học (Văn xuôi), Nhưng ở tập sách dầy dặn, bề thế này. Phần đăng tải văn xuôi còn quá khiêm tốn. Với thơ số lượng nhiều, nhưng chất lượng chưa cao.
Tuy vậy với một sân chơi văn chương quần chúng, bình dân dành cho lớp người "Tóc bạc". Thì sự cảm thông của đọc giả cũng dễ dàng chấp nhận, bỏ qua những gì còn chưa hay, chưa đạt.
Người ta ví von " Văn là cơm - Thơ là rượu " " Yêu văn là yêu bạn - Yêu thơ là yêu mình". Thì sự ví von này với các tác giả Tháp Bút. Nó luôn song hành cùng nhau, bổ trợ cho nhau để làm nên một khuôn mặt đẹp : Câu lạc bộ sáng tác văn học Tháp Bút!
Gấp cuốn sách lại. Tôi vẫn nhận thấy chưa hết ngẫu cảm trong từng trang viết, của từng t/g góp bài trong cuốn sách này. Mà mỗi khi họ cho ngòi bút chúc xuống, thì những lời văn, câu thơ lại vụt bay lên.
  Họ đều có ước mơ viết ra những áng văn, trang thơ. Sao cho người đọc thổn thức, soi tìm phép lạ ẩn giấu đâu đó trong từng con chữ, trong từng cái dấu con con, từng khoảng trắng giữa dòng trang giấy. Với sự khiêm nhường, giản dị, mà khát vọng lớn lao đã được nhào nặn trong bão táp của thời gian, nghiệt ngã kiếp người.
   Tôi và chúng ta có quyền tin tưởng, và hy vọng!
   Clb sáng tác văn học Tháp Bút là cái nôi sinh thành, nuôi dưỡng những mầm chồi tài năng văn chương (Thơ- văn) mang đến cho đời, cho người những trang thơ, áng văn hay hơn nữa sống trong lòng bạn đọc hôm nay và Ngày mai!
 
                                            Hà Nội ngày: 4/ 12 / 2020   
                                                         S.V.H.P

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)