bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 24
Trong ngày: 289
Trong tuần: 928
Lượt truy cập: 748160

BẦM ƠI

BẦM ƠI!

TỐ HỮU

(Đăng Tuần san ĐSGD số 35 - 10/9/2020)

 

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm!

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.



Nhớ thương con bầm yên tâm nhé

Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.

Con đi xa cũng như gần

Anh em đồng chí quây quần là con.

Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí

Bầm quý con, bầm quý anh em.

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm

Có con có mẹ, còn thêm đồng bào

Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!

Bao bà cụ từ tâm như mẹ

Yêu quý con như đẻ con ra.

Cho con nào áo nào quà

Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

Mẹ già tóc bạc hoa râm

Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con...

 

(1948)


LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

“CON ĐI… XA BẦM NHƯNG LẠI CÓ BAO NHIÊU BẦM”

 

Tố Hữu là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Trong số rất nhiều sáng tác của ông, tôi đặc biệt ấn tượng với bài "Bầm ơi", viết năm 1948. Bài thơ làm sống dậy hình ảnh người mẹ miền trung du bình dị, giàu lòng yêu nước, rất thương lo cho đứa con đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc; đó cũng là tiếng lòng của người con chiến sĩ nơi mặt trận luôn nhớ thương và biết ơn người mẹ ở hậu phương.

Có hiều rõ hoàn cảnh ra đời ta mới cảm nhận đúng bài thơ. Vào những năm 1947, 1948, đoàn văn nghệ sỹ trên hành trình “nhận đường” đã chọn xã Gia Điền (Hạ Hoà, Phú Thọ) là nơi dừng chân và hoạt động. Khi ấy các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền. Chủ nhà trọ là bà Nguyễn Thị Gái - vùng đây quen gọi mẹ là "bầm"

hay "bủ". Khi các văn nghệ sỹ đến ở, bủ Gái đã dọn xuống bếp, nhường nhà trên cho khách. Theo những người già trong thôn kể lại: bấy giờ ban ngày bủ Gái lên nương gieo ngô, trồng đỗ hay xuống ruộng cấy lúa. Tối về, bủ dùng lá chuối khô bện đệm nằm cho đỡ rét. Cứ vào đêm khuya là có tiếng khóc nho nhỏ từ phía bếp. Các văn nghệ sĩ hỏi mãi, bủ Gái mới tâm sự: vì quá thương lo đứa con trai đi vệ quốc quân không thấy thư hay tin tức gì về. Biết vậy, các nhà văn đề nghị Tố Hữu sáng tác một bài thơ giả làm thư con trai bủ Gái. Tố Hữu nhận lời và viết liền mạch bài thơ "Bầm ơi". Hôm sau, nhà thơ Tố Hữu nói đây là thư của con trai bủ gửi về rồi đọc cho bủ Gái nghe, Bủ Gái mừng lắm và từ đó hết khóc thầm. (theo Nguyễn  Thế  Lượng)  Mở  đầu sáng tác này như lời của đứa con từ mặt trận gửi cho mẹ: “Ai về thăm mẹ quê ta / Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm / Bầm ơi có rét không bầm…” Từng chữ là nỗi nhớ mẹ, là lời thăm hỏi ân tình của  người con nơi xa. Những từ láy liên tiếp cùng với nghệ thuật đảo ngữ “Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn” thể hiện rõ tình thương yêu mẹ trước cái r


mùa đông khắc nghiệt. Người con hình dung cảnh tượng mẹ lao động vất vả "Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non", trong lòng càng thương mẹ hơn nữa: "Mưa phùn ướt áo tứ thân / Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!". Nghệ thuật so sánh rất điển hình ở đây - thường được làm mẫu về hiệu quả của phép  tu từ - đã nêu bật tình thương mẹ nhiều như những hạt mưa không ai đong đếm hết được của đứa con xa. Liền đó, người con an ủi mẹ: "Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe". Dù con từng trải gian khổ nhưng có anh em, đồng đội sẻ chia nên sẽ vượt qua được hết. Còn bầm ở nhà chỉ một thân vò võ "muôn nỗi tái tê".Thương mẹ nhiều nhưng không quên nhiệm vụ chiến đấu, người con chiến sỹ động viên mẹ: "Con ra tiền tuyến xa xôi / Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền / Nhớ thương con bầm yên tâm nhé". Con tuy xa mẹ nhưng lại có bao nhiêu bà mẹ khác "yêu quý", chăm lo cho con "như đẻ con ra". Người con xa mẹ, được đơn vị huấn luyện, đào tạo và học anh, học em nên "Con đi đã lớn lên rồi / Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con". Phần cuối bài, người con truyền tới mẹ niềm tin vào ngày mai chiến thắng: "Nhớ

con, bầm nhé đừng buồn / Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm". Ý thơ này khiến bài thơ đọng lại trong lòng người âm hưởng rất lạc quan. Toàn bài, với thể thơ lục bát thân thuộc dễ đi vào lòng người, tác giả ngợi ca tình yêu thương con cùng với tình yêu nước vô bờ của người mẹ Việt Nam đã tạo nên sức mạnh giúp những người con vững tin để chiến đấu vì độc lập của Tổ quốc.

Bài thơ trở thành suối nguồn ân tình sâu nặng của những người chiến sỹ nơi mặt trận dành cho người mẹ hậu phương. Đến nay, tuổi của bài thơ đã gần một thế kỷ nhưng đọc lại vẫn thấy thật hay và xúc động lòng người.

vbnhuy


In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)