bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 86
Trong tuần: 770
Lượt truy cập: 747022

BIẾT GỬI VỀ AI

BIẾT GỬI VỀ AI

 

                    Vũ Thanh Tùng

 

Nếu có một lần mưa tím đất

Bổ đầu ra nhuộm óc đen luôn

Con tim ngấm nước mằn mặn chát

Dằng dặc mùa đi rặt nỗi buồn

 

Buồn thời chinh chiến bao bè bạn

Chẳng biết bây giờ hồn nơi đâu

Buồn thời cơm áo bao bè bạn

Chia từng đồng lẻ cuối cho nhau

 

Ngất ngư dăm chén buồn không đáy

Mắt thẳm chìm theo cơn gió sông

Ai ngược chợ quê về phương ấy

Ta gửi người xưa cánh phượng hồng

 

Nếu giời bắt tội còn đầy đọa

Cánh bèo vật vã bến trần gian

Mỗi mùa nắng cháy đồng khô hạn

Le lói miền xa ánh chớp ngàn.



 LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ

anh_anh_gia
 

         Bài thơ "Biết Gửi Về Ai" của Vũ Thanh Tùng như phác họa một bức tranh với gam màu trầm, chất chứa nỗi buồn về quá khứ, về những năm tháng chiến tranh, về những khó khăn mà tình bạn thì vẫn luôn sâu nặng. Với giọng thơ đầy hoài niệm, tác giả dường như ôm trọn những cảm xúc không thể nguôi ngoai, những ký ức không cách nào trở lại, để rồi trầm ngâm mà nhờ "gửi về ai" những nỗi lòng đã bền bỉ theo năm tháng.

Nếu có một lần mưa tím đất

Bổ đầu ra nhuộm óc đen luôn

Con tim ngấm nước mằn mặn chát

Dằng dặc mùa đi rặt nỗi buồn

 

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh rất ấn tượng "Nếu có một lần mưa tím đất", lúc này khi mưa không chỉ là một hiện tượng thời tiết mà còn gợi lên một trạng thái, một "màu" của cảm xúc. Cơn mưa ấy đã nhuộm đất, mà dường như muốn “nhuộm” cả tâm hồn, cả nỗi buồn mà tác giả mang theo. "Nước mằn mặn chát" là nước mắt của những kỷ niệm, của những dồn nén xưa cũ "dằng dặc" như những mùa trôi qua, nặng nề, mang trong mình sự chịu đựng “Dằng dặc mùa đi rặt nỗi buồn”

 

Nỗi buồn ấy được Vũ Thanh Tùng diễn giải trong hai khổ thơ tiếp theo, tác giả gợi lại “Buồn thời chinh chiến bao bè bạn" và “Buồn thời cơm áo bao bè bạn". Nỗi buồn ấy không còn là riêng tư nữa, mà đã mở rộng ra thành nỗi buồn của cả một thế hệ. “Chẳng biết bây giờ hồn nơi đâu”. Đọc đến đây như bỗng hiện ra những người lính rời làng mà không bao giờ trở về. Hàng ngàn hàng vạn nấm mộ chưa biết tên hay chưa tìm thấy hài cốt, các anh đang nằm đâu đó trên những cánh rừng, con suối. Chiến tranh đã cướp đi của ta bạn bè, nhưng đến khi thời bình, cái đói cái nghèo lại cứ đeo bám đến tận cùng của sự khốn khó. Thời đó có người thốt lên rằng, chúng ta không chết đói, nhưng đói cho đến chết. Ấy vậy mà hình ảnh “Chia từng đồng lẻ cuối cho nhau” là sự sẻ chia trong hoàn cảnh khó khăn đến xót xa, nhưng lại cũng rất thật, rất trong sáng của một thời kỳ khi tình bạn phải chịu thử thách bởi những nghịch cảnh của cuộc đời.

Khổ thơ tiếp theo mang đến một cảm giác cô đơn và mất mát với hình ảnh “dăm chén buồn không đáy”. Dường như ngay cả những ly rượu cũng không làm đầy được nỗi cô đơn của tác giả, mà nỗi buồn lại trở nên sâu thẳm, "chìm theo cơn gió sông." Phải chăng chính lúc này, hình ảnh người bạn xưa hiện lên, và tác giả muốn gửi “cánh phượng hồng”, biểu tượng của kỷ niệm thuở học trò, của những ngày tháng vô tư mà nay chỉ còn trong hoài niệm?

Nếu giời bắt tội còn đầy đọa

Cánh bèo vật vã bến trần gian

Mỗi mùa nắng cháy đồng khô hạn

 Le lói miền xa ánh chớp ngàn.

Khổ cuối là sự lắng đọng đầy ám ảnh, với hình ảnh “cánh bèo vật vã bến trần gian” và ánh chớp ngàn” trong miền xa. Nếu con người như "cánh bèo" - yếu đuối, bất định, trôi dạt vô định giữa dòng đời, thì mỗi "ánh chớp" là một tia hy vọng dù le lói nhưng mãnh liệt. Những năm tháng chiến tranh, cơm áo đong đầy thử thách đã trui rèn sức chịu đựng ấy, nhưng dù vậy, những gì còn lại của con người vẫn là sự mơ hồ, là sự vật lộn với thực tại.

Bài thơ khép lại mà không có câu trả lời. Thực ra câu trả lời không khó, nhưng Vũ Thanh Tùng, một người lính năm xưa đã biết “buông lửng” câu nói đó bởi cần sự nghĩ suy của bạn đọc. Như thế sẽ để lại một cảm giác trống rỗng, như chính tâm trạng của người đã trải qua biết bao mùa chinh chiến, thương nhớ và mong đợi.

Phải chăng “Biết Gửi Về Ai” là tiếng nói khắc khoải của một con người không biết chia sẻ tâm tư ấy với ai, nhưng dù thế nào đi nữa nó vẫn chất chứa một tấm lòng thủy chung với ký ức, với những con người và thời kỳ khốn khó đã xa.

T.T.G

ruong_thang_co_gai

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)