bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 202
Trong tuần: 896
Lượt truy cập: 747983

BỜ SÔNG VẪN GIÓ

58._truc_thong

TRÚC THÔNG

 

BỜ SÔNG VẪN GIÓ


 

Lá ngô lay ở bờ sông

Bờ sông vẫn gió Người không thấy về

Xin người hãy trở về quê

Một lần cuối... một lần về cuối thôi

Về thương lại bến sông trôi

Về buồn lại đã một thời tóc xanh

Lệ xin giọt cuối để dành

Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha

Cây cau cũ, giại* hiên nhà

Còn nghe gió thổi sông xa một lần

Con xin ngắn lại đường gần

Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.


 

 

* Giại: một thứ bình phong đan bằng tre dựng trước hiên nhà ở những vùng quê Bắc Bộ.


LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN


“BỜ SÔNG VẪN GIÓ NGƯỜI KHÔNG THẤY VỀ”



Trong số các bài thơ hay viết về mẹ, không thể không nói đến "Bờ sông vẫn gió" của nhà thơ Trúc Thông. Bài thơ là tiếng khóc thê thiết của người con mất mẹ. Ẩn trong tiếng khóc đó là tình cảm sâu nặng của tình mẫu tử và tấm lòng biết ơn công lao đấng sinh thành.

Nhan đề "Bờ sông vẫn gió" thật giàu sức gợi. Ở đây tác giả muốn nói đến đoạn đường bờ sông quê hương Bình Lục, Hà Nam, nơi mẹ mình vẫn  thường đi về trong bao nhiêu năm trời để mưu sinh và chăm lo cho con cái, gia đình. Hiện tại "bờ sông vẫn gió", cảnh vẫn như hồi mẹ còn, nhưng người đâu chẳng thấy? Biết bao nhiêu đớn đau và thương xót khi tác giả viết những dòng này? Trúc Thông là một trong số ít các thi sĩ luôn trăn trở với những  tìm tòi, cách tân trong biểu đạt thơ. Song ở bài này khác hẳn, tác giả dùng thể thơ lục bát truyền thống rất phù hợp trong việc giãi bày những tình cảm chân thành đối với mẹ. Là người co hiếu thảo, trong niềm nhớ thương mẹ khôn nguôi, chủ thể trữ tình trở về, đi thập thững trên con đường xưa chân mẹ quen đi. Mở đầu la những câu thơ nêu lên hiện trạng khác biệt giữa cảnh và người. Câu thơ thứ hai ngắt làm đôi, như một tiếng nấc nghẹn ngào. Tác giả tái hiện sự đối lập giữa thiên nhiên "lá ngô lay", "Bờ sông vẫn gió", nghĩa là cảnh còn nhưng người mất. Nỗi đau thương mất mát dường như trùm lên cả không gian. Tuy biết mẹ đã về cõi vĩnh hằng nhưng tác giả vẫn cầu xin một lần mẹ trở về: "Xin người hãy trở về quê / Một lần cuối... một lần về cuối thôi". Các điệp từ, điệp ngữ cùng với dấu chẩm lửng đã nói lên niềm mong mỏi tha thiết mẹ hãy  về, để con được gặp mẹ một lần cuối, hơn nữa: "Về thương lại bến sông trôi / Về buồn lại đã một thời tóc xanh". Nghệ thuật nhân hoá khiến bờ sông, bến nước như cũng nặng tình buồn đau, thương nhớ. Thương mẹ nhiều suốt thời tuổi trẻ vất vả mong cho con được được nên thân với đời nhưng chủ thể cố nén lại: "Lệ xin giọt cuối để dành". Quy luật sinh tử ở đời chẳng ai tránh được, mẹ  ra  đi  lúc  này  có thể cha sẽ ra đón mẹ. "Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha". Mấy câu tiếp tác giả gợi lại hình ảnh cây cối, vật dụng thân thuộc trong ngôi nhà của  mẹ.  Ngay cả cây cau và giại hiên nhà, tấm bình phong đan bằng tre để che chắn  gió  mưa  cũng  càng  nhớ thương mẹ khi gió thổi từ sông xa về: "Cây cau cũ, giại hiên nhà / Còn nghe gió thổi sông xa một lần". Hai câu kết bài đong đầy  cảm xúc, là hình  ảnh neo lại sâu đậm nhất trong lòng người đọc. Với những câu thơ này, nhà  thơ tài  danh Nguyễn  Trọng Tạo  đã viết: “Con xin ngắn lại đường gần / Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi...” Bài thơ tự nhiên và chân thành đến nỗi khiến tôi không nghĩ anh đã làm ra thơ, mà chính “thơ đã làm ra anh”. Tôi thuộc ngay bài thơ đó khi đọc lần đầu tiên...". Trên đời này, không  có tấm ân tình nào dành cho ta lớn  hơn tấm  ân  tình của bố mẹ.  Cũng  không  có  sự  quan  tâm  nào lớn hơn sự quan tâm của họ dành cho ta. Vì thế tấm chân  tình  của  người  con  Trúc  Thông  dâng  lên hương hồn mẹ quả là đã chạm  đến  trái  tim  người đọ

Khái quát về giá trị của bài, nhà thơ nổi tiếng Trần Đăng Khoa đã viết: "Đây là bài thơ hay nhất trong đời Trúc Thông... Lời chắt. Ý sâu. Câu chữ như rút ruột mà thành. Bài thơ vừa ra đời, bạn đọc đã đón nhận nồng nhiệt...".

vbnhuy

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)