bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 51
Trong tuần: 946
Lượt truy cập: 748280

CHIẾN SĨ BIÊN PHÒNG THỜI NAY

CHIẾN SĨ BIÊN PHÒNG THỜI NAY

         BÙI MINH TRÍ

Đường núi gập ghềnh, rêu phong sương gió

Các anh hành quân mưa lũ, vượn kêu

Miếng cơm ăn vội, ngồi trên vạt lá

Rừng già kín lối, dốc đá cheo leo

*

Ngủ lán ngủ lều, truyền nhau tiếng hú

Trên dải biên cương, vó ngựa tuần tra

Bắt bọn ranh ma mang theo hàng lậu

Ngăn kẻ vượt biên mưu đồ xấu xa

*

Đất Mẹ Việt Nam yêu thương gắn bó

Chẳng tiếc máu xương vì nước, vì dân

Theo gót cha anh Chi Lăng máu đỏ

Trong lành quê hương, em thơ ngủ yên

*

Gian khó chia nhau, mũi tên hòn đạn

Chuyền tay thư nhà, bạn ngồi kề bên

Có phút cô đơn, nhớ người yêu dấu

Bóng tối quân thù, trước mặt không quên!

(Trang Facebook Diễn đàn Tản Viên Sơn 25/ 9/ 2021)

 bin_phong

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THIỆN

 

"Nước sông, công lính" là câu tục ngữ mới rất cô đọng ghi nhận công lao to lớn không sao có thể cân, đong, đo, đếm hết được của bộ đội ta đối với nhân dân, đất nước. Không chỉ giai đoạn kháng chiến mà ngay cả khi thời bình, các chiến sĩ vẫn "canh cho dân ngủ, thức cho dân vui chơi". Cảm động vì điều đó, thi sĩ Bùi Minh Trí đã sáng tác "Chiến sĩ biên phòng thời nay". Bài thơ là tấm lòng trân quý và tri ân sâu sắc của tác giả đối với những vất vả và hy sinh thầm lặng của người lính biên phòng.

 

Những câu mở đầu, thi sĩ đã tái hiện chân thực những vất vả, gian nan mà các chiến sĩ trải qua trong quá trình làm nhiệm vụ. Đi tuần tra nên vượt đèo, leo núi, băng rừng trong mọi điều kiện thời tiết là việc làm thường nhật của các anh:

"Đường núi gập ghềnh, rêu phong sương gió

 Các anh hành quân mưa lũ, vượn kêu

 Miếng cơm ăn vội, ngồi trên vạt lá

 Rừng già kín lối, dốc đá cheo leo".

Nghệ thuật liệt kê được dùng thật khéo khi tác giả nói về những hoạt động của người lính biên phòng luôn gắn với: đường núi, sương gió, mưa lũ, vạt lá, rừng già, dốc đá cùng với âm thanh tiếng vượn kêu, gợi cảnh heo hút, hoang vắng... Các từ láy tượng hình được sử dụng: gập ghềnh, cheo leo gợi cảm rõ những vất vả gian nan hằng ngày của các anh. Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch và các tội phạm khác xâm phạm an ninh, trật tự xã hội ở khu vực biên giới nên người lính biên phòng không nề hà gian nan.

 

   Các anh sinh hoạt thiếu thốn, vẫn hoàn thành nhiệm vụ:

 "Ngủ lán ngủ lều, truyền nhau tiếng hú

 Trên dải biên cương, vó ngựa tuần tra

 Bắt bọn ranh ma mang theo hàng lậu

 Ngăn kẻ vượt biên mưu đồ xấu xa".

Mặc dù Chính phủ và nhân dân vẫn thường xuyên chăm lo cuộc sống, nơi ăn chốn ở cho bộ đội nhưng là lực lượng xung kích tiên phong, mỗi khi giông bão, lũ lụt, sạt lở đất hay dịch bệnh xảy ra, nhất là đại dịch covid -19 vừa qua và hiện nay, các anh luôn hiện diện ở tuyến đầu đối mặt những nơi khó khăn nguy hiểm nhất. Những khi cắm bản, giữ chốt, việc ngủ lán lều dựng tạm hay ngả lưng ngay trên đám lá vun lại ven rừng với các anh là chuyện thường. Đặc biệt suốt nhiều tháng qua, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng nhiều tỉnh thành đã nỗ lực vượt lên những khó khăn, hiểm nguy, sát cánh cùng đồng đội thực hiện tốt "nhiệm vụ kép" vừa bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vừa thực hiện nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch bệnh covid -19. Hành động dấn thân, quả cảm của rất nhiều cán bộ, chiến sĩ đã viết nên những câu chuyện đẹp về hình ảnh người lính biên phòng. Bởi trái tim luôn nồng ấm tình yêu quê hương, đất nước “Đất Mẹ Việt Nam yêu thương gắn bó”nên các anh "Chẳng tiếc máu xương vì nước, vì dân".

 

Mục tiêu bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ đất nước không chỉ là nhiệm vụ trên giao mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của người lính biên phòng. Các anh nguyện viết tiếp trang sử hào hùng của ông cha trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc “Theo gót cha anh Chi Lăng máu đỏ vì mục đích giữ gìn cuộc sống yên bình để em thơ được ăn ngủ và lớn lên“Trong lành quê hương, em thơ ngủ yên”. Các anh quan niệm: tuổi thanh xuân càng đẹp hơn khi đem lại cho đồng bào cuộc sống bình an và niềm vui. Bám trụ ở vùng biên, thường xa gia đình, quê hương, có người lính đã tâm sự chân thành: mỗi đêm gác với chúng tôi chẳng có ai ngoài cây súng và thiên nhiên làm bạn. Hơn ai hết, người lính mong mỏi dịch bệnh được đẩy lùi, nhân dân sống an vui, đất nước hòa bình bền vững. Để đạt được điều ấy, các chiến sĩ sẵn sàng đảm đương: "Gian khó chia nhau, mũi tên hòn đạn

 Chuyền tay thư nhà, bạn ngồi kề bên

 Có phút cô đơn, nhớ người yêu dấu

 Bóng tối quân thù, trước mặt không quên!".

Khổ cuối bài thơ thêm một lần nữa tác giả đồng cảm với cuộc sống gian khổ, xa nhà của các anh; cảm phục và trân quý tình đồng đội gắn bó, sẻ chia và lý tưởng cao đẹp, ý chí quyết tâm của người chiến sĩ. Bài thơ quả là thiên bút ký bằng thơ về cuộc sống người chiến sĩ khiến người đọc càng thêm yêu quý, tri ân các chiến sĩ biên phòng.

 

                                                                                                                NGUYỄN THIỆN

 

  


In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)