Tình yêu và nỗi nhớ đằm thắm một tình thơ chân mộc
( Đọc “ Tuyển tập thơ Tình yêu và nỗi nhớ” của nhà thơ Nguyễn Quang Huệ )
QUANG HOÀI
Đây là bìa tập TUYỂN CHỌN THƠ - VĂN của Nguyễn Quang Huệ, do nhà xuất bản
Thanh Niên ấn hành năm 2022. (Sau cuốn tuyển thơ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ)
Nguyễn Quang Huệ làm thơ từ những ngày còn là một chàng trai ngồi trên ghế
giảng đường đại học. Công việc của một kĩ sư xây dựng đã cuốn hút anh với niềm
say mê mới, tưởng như hứng khởi thi ca đã tắt trong lòng. Nào ngờ, từ sau nghỉ
hưu, nàng thơ lại trở về đánh thức và giục giã niềm say mê thời trẻ của anh. Và
thơ ca lại đến với trái tim nhạy cảm của anh như một duyên nợ không thể dứt
tình. Chỉ trong vòng hơn hai mươi năm, anh đã cho ra mắt bạn đọc mười một tập
thơ, trong đó có năm tập thơ anh viết cho lứa tuổi học trò.
Nguyễn Quang Huệ là một nhà thơ gặt hái được khá nhiều thành công trong lĩnh
vực viết cho lứa tuổi hồng, một lứa tuổi hết sức ngây thơ và hồn nhiên trong sáng.
Với năm tập thơ viết cho lứa tuổi này: Gà mẹ gà con, Chuyện gấu và mèo, Dê
trắng dê đen, Công chúa ếch và Bắc cầu vồng xuất bản trong những năm gần đây,
đúng như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã nhận định: “…đã làm sinh khởi cho không
khí thơ viết cho thiếu nhi ở ta hiện nay vốn nhiều năm quá bình lặng. Không có
một tâm hồn trẻ thơ trong con người thất thập ấy thì không thể viết ra được
những tập thơ như thế…”
Đó là sự khẳng định về thơ viết cho thiếu nhi của anh. Còn viết về người lớn và
cho người lớn thì sao? “Tuyển tập thơ Tình yêu và nỗi nhớ” ra mắt bạn đọc nay
mai sẽ trả lời câu hỏi này. Giờ đây trên tay tôi là bản thảo tập thơ đó. Tôi xin nói
đôi điều về những cảm nhận của mình trước khi tập thơ được xuất bản, ra mắt
bạn đọc.
Tuyển tập thơ Tình yêu và nỗi nhớ là một tuyển thơ được Nguyễn Quang Huệ
lựa chọn theo ý thích của riêng mình từ năm tập thơ đã xuất bản: Dòng sông ký
ức, Cánh én mùa xuân, Chợ quê, Ba bậc thềm nhà, Cửa khép hờ và một số bài thơ
anh mới sáng tác gần đây. Đây chưa phải là toàn bộ thơ Nguyễn Quang Huệ viết
về người lớn và cho người lớn, mà chỉ là một phần đời của thơ anh, một phần
diện mạo anh. Nhưng đó là phần quan trọng nhất, phần sâu kín nhất của tâm hồn
anh, được hội tụ từ các bài về một chủ đề: Tình yêu và nỗi nhớ. Gần trăm bài thơ
trong tuyển thơ này như những lát cắt cuộc đời nhỏ lẻ hợp thành một lát cắt lớn
thể hiện phần cơ bản nhất dung mạo tinh thần tâm hồn nhà thơ Nguyễn Quang
Huệ. Theo tôi phần cơ bản đó chính là một tiếng thơ lão thực ẩn chứa một trái
tim trong sáng và đôn hậu, được thể hiện bằng những lời thơ mộc mạc, giản dị,
đôi khi ít dụng công gọt rũa, thổi xao kỹ lưỡng, nhưng hết sức tha thiết và chân
thành. Tôi thiết nghĩ chúng ta đồng cảm và sẻ chia với Nguyễn Quang Huệ chính là
đồng cảm và sẻ chia với tiếng thơ đó, với phần tâm hồn đó của anh; đồng cảm và
sẻ chia với Tình yêu và nỗi nhớ đằm thắm với một tình thơ chân mộc, chứ không
phải ở sự dụng công ngôn từ, hình ảnh, hình tượng hay thi pháp thơ hiện đại. Chỉ
như vậy cũng đã là một tiếng thơ rất đáng quý và đáng trân trọng. Tôi quý thơ
anh chính là quý tiếng thơ đó.
Đây là hình ảnh một bà mẹ Diễn Châu từ nhà quê xứ Nghệ ra đô thành thăm
cháu “ mang cả giọng quê lên tàu” được diễn tả qua hai khổ thơ bằng lời chân
mộc của mẹ:
“Thương con nhớ cháu vô chừng
Tui đi thăm nó khi ưng thì về
Tỉnh ngoài không nói mô tê
Quê ta như rứa ai chê mặc người.
Cháu tui đầy cữ hôm rồi
Bữa ni bà mới rảnh rơi lên tàu
Một toa đầy tiếng Diễn Châu
Không quen cũng biết bạn bầu đồng hương…”
Những câu thơ giản dị thật thà rất mực, không hề có chút kỹ thuật tân kỳ, cứ
tự nhiên như được thốt ra từ tấm lòng của mẹ mà tha thiết ân tình, đậm đà tâm
hồn xứ Nghệ. Yêu biết bao “ Mẹ tôi mang cả giọng quê lên tàu” !
Đây là “ Chợ quê” nơi hội tụ bộ mặt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của
làng quê Việt. Với Nguyễn Qua ng Huệ, đó còn là nơi gặp gỡ, đoàn tụ bạn bầu,
chia sẻ nhớ thương. Mặc dù ‘Chợ quê’ chỉ có: “ Rổ rau mẹt cá mớ tôm / Đôi ba
hàng thịt, dăm con lợn gà / Vài ba chục trứng bày ra…” nhưng đó là nơi: “Trước là
gặp bạn, sau là đổi trao”. Và thật dung dị khi anh bộc lộ tâm tình của người quê đi
chợ, không còn là nơi buôn bán trao đổi nữa, mà là chợ tình nghĩa, chợ tình
người:
“Tiền nhiều mặc những đẩu đâu
Chợ quê góp nhặt lá trầu quả cau
Cảnh quê nghèo túng có nhau
Không đi nhớ bạn nhớ bầu lại đi…”
Những câu thơ lục bát rất mòn mà sâu lắng, mà da diết, ai bảo chỉ có thánh thót
du dương?
Đây nữa, “Ba bậc thềm nhà”, lại lục bát, nơi không ai sinh trưởng ở làng quê
Việt lại không gắn bó thiết tha mặn nồng như cánh cò , cánh võng, bờ tre, bến
nước, sân đình…Nguyễn Quang Huệ phát huy sở trường lục bát dân giã của mình:
“Thân thương ba bậc thềm nhà
Đi vào bao lượt đi ra bao lần
Mỗi ngày mấy chục bước chân
Hết lên lại xuống, ngay sân nhà mình.
Ung dung như chốn cung đình
cội nguồn , quên nơi chôn rau cắt rốn, cũng có nghĩa là không được quên gốc gác,
truyền thống tổ tiên từ “Ba bậc thềm nhà”
“ Từ sĩ tốt đến quân vương
Nào ai quên lúc náu nương thềm nhà
Ngàn đời từ thuở ông cha
Nhà mình mình ở, thềm mình mình đi
Đậu nghè bái tổ vinh quy
Cũng từ chập chững cô dì đỡ nâng”.
Đó không chỉ là nơi “mình ở” , “mình đi” ung dung tự tại thoải mái, không chỉ là
nơi trở về “bái tổ vinh quy” khi thành danh, thành tài, mà còn là nơi “đỡ nâng”
chắp cánh cho con người đi ra với cuộc đời rộng lớn. Bài thơ nhắc nhở nhẹ nhàng
mỗi người không bao giờ được quên
Lớn khôn, khờ dại từ ba bậc thềm”.
Câu chữ hết sức mộc mạc, giản dị, mà ý tứ thâm sâu khôn cùng.
Từ “ Ba bậc thềm nhà ấy, cái “ Chợ quê” ấy Nguyễn Quang Huệ liên tưởng nhắc
nhở chính mình mà động đến tâm hồn bao người ra đi “từ lũy tre làng” mỗi khi
“xa quê”:
“Ra đi từ lũy tre làng
Trai quê lên phố đa mang cuốc cày
Từ ngày xa ruộng đến nay
Tay chai đã lặn để thay bút cầm”.
Nghĩa là nghề nghiệp, chức phận có thể đổi thay, nhưng tấm lòng con người “trai
quê” thì không thể đổi dạ thay lòng, dầu cho:
“Sáo diều xa vắng bao năm / Bờ xôi ruộng mật đã nằm vào tranh”. Dầu cho:
“Tưởng quê là mảnh đất lành”, nhưng cánh chim không đậu mà bay đến thành
phố phồn hoa đô hội để rồi “Nào ngờ lên phố ẩn danh cả đời”. “Xa quê” là sự thổ
lộ tấm lòng của tác giả đối với quê hương bản quán, nơi sinh dưỡng mình từ thuở
nằm nôi. Đó cũng là một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một khi người ta
không “vong quê, vong quốc”. sự chân tình của tác giả trong ý thơ sâu lắng của
anh đã chinh phục tôi về sự gợi mở một giá trị của văn hóa dân tộc mà ngày nay
đang có nguy cơ mai một.
Cuối cùng không thể không nói đến thơ Nguyễn Quang Huệ viết về tình yêu. Nào
là “Chum nếp”: “Mấy năm chum nếp vẫn đầy / Chỉ chờ cánh thiếp tung bay gọi
mời”, để rồi “Công chum chờ đợi bao ngày / Xin đừng trách mối tình này làm chi”.
Nào là “Tiễn nàng”: “Thế là nàng đã sang sông / Nàng đi lấy chồng tôi ở lại sau”,
để rồi “Tình yêu như một đóa hồng / Nhưng còn gai nhọn mà không trọn lời”, nào
là “Rượu tình” kể về một cô gái Ba Vì mời về uống rượu trong khi cô ở ngay Hà
Nội, rất gần mình “Giữa lòng Hà Nội thân quen / Sao em không ngỏ chút men mơ
màng”, nhưng cái dáng người và đôi mắt nàng đã hút hồn anh “Cao cao dáng
ngọc thon đầy / Mắt nhìn gom hết trời mây vào mình”, để rồi nhà thơ mơ màng
trách cứ vẩn vơ trong khát vọng yêu đương “Em xinh là của mọi người / Ba Vì có
rượu em mời những ai?... Rượu lòng chưa uống đã say / Rượu tình chỉ một chén
này ngả nghiêng…” v/v. và v/v… Chung quy lại, trong thơ tình Nguyễn Quang Huệ
luôn luôn thấp thoáng một bóng hồng, gần và xa, xa và gần, tưởng với tới mà
không thể với tới, tưởng bắt được mà không thể bắt được, trở thành khao khát,
trở thành đợi mong nhưng vẫn cứ muốn được mãi mãi “Một lòng bên anh” như
một hoài cảm, như một vọng ước. Ước muốn của em thật cao đẹp, mang đầy tính
nhân văn, nào là “Em muốn là dòng sông / Cho thuyền anh xuôi ngược”, nào là
“Em muốn là nhành hoa / Tỏa hương thơm dìu dịu”, nào là “Em muốn là thinh
không / Cho lòng anh tĩnh lặng”, nhưng cuộc đời đâu chỉ có màu hồng, bởi em
đâu là gió, là dòng sông, ngọn cỏ, là hoa, là thinh không nên em vẫn phải trở về
chính em:
“Nhưng thương anh mặn nồng
Như lòng em vẫn ước
Dù anh không nhận được
Vẫn một lòng bên anh…”
Đó là lời cô gái hay chính Nguyễn Quang Huệ hóa thân làm cô gái để giải tỏa tâm
tình của mình? Có lẽ chính Nguyễn Quang Huệ mới biết rõ nhất. Nhưng bong
hồng và một tình yêu đơn phương với những nhát đợi thì luôn ẩn hiện, day trở
trong thơ anh.
Tôi xin khép lại bài viết của mình ở đây. Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Quang
Huệ với “Tập tuyển thơ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ” như một chùm quả đầu mùa đang
dần chín và tỏa hương thơm. Hy vọng bạn đọc sẽ tìm được và đồng cảm với tuyển
tập thơ này.
Phố Vương Thừa Vũ Hà Nội ngày 21 tháng 5 – 2019
Quang Hoài
(Hội viên Hội nhà văn VN).
Người gửi / điện thoại