bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 21
Trong ngày: 58
Trong tuần: 950
Lượt truy cập: 748294

LỜI BÌNH CHO TÂM SỰ VỀ NGƯỜI CHA

TÂM SỰ VỀ NGƯỜI CHA

                                  Nguyễn Thanh Hào

 

Con lại hát bài ca giữ nước

Như năm nào cha hát "Hành quân xa... "

Chặng đường xưa cha đã từng qua 

Con kiêu hãnh làm người tiếp bước  

 

Thuở trong nôi con chưa biết được

Buổi Cách mạng về rực rỡ Mùa thu 

Con chỉ nghe trong tiếng Mẹ ru.                           

"Con ngủ cho ngoan, cha đi đánh giặc.                                                      

Mai cha về con nắm tay cha... "*    

 

Bao mùa thu nối tiếp trôi qua

Con lớn dậy theo cha vào bộ đội

Vượt Trường Sơn trong bom gào đạn dội

Mới hiểu mình từ Cách mạng sinh ra 

Và hiểu mình có một Người Cha.                                

 -------------------------

* Một điệu hát ru con

Nguồn: Tác giả viết tặng người bạn mừng Đại thọ cha 95 tuổi 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

"CON KIÊU HÃNH LÀM NGƯỜI TIẾP BƯỚC"

"Tâm sự về Người  Cha" của nhà giáo Nguyễn Thanh Hào (1941 - Hà Nội) là một bài thơ hấp dẫn, thú vị cho người đọc bởi tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ, kính trọng và nhất là niềm tự hào sâu sắc ở người con đối với thân phụ mình.

Hoá thân vào nhân vật người con - một chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam, chủ thể trữ tình mong được hát tiếp “bài ca giữ nước” người cha đã hát, bước tiếp con đường người cha mình đã đi với thái độ kiêu hãnh, tự hào. Nhịp điệu thơ đoạn mở đầu bài thật vui tươi phấn khởi, mang âm hưởng hào sảng trầm hùng của những áng sử thi dân tộc thời kháng chiến oanh liệt: "Con lại hát bài ca giữ nước/ Như năm nào cha hát "Hành quân xa... "/ Chặng đường xưa cha đã từng qua/ Con kiêu hãnh làm người tiếp bước". Đoạn thơ cuốn hút, gợi người đọc nhớ về "Bài thơ báng súng" của nhà thơ lớn Hoàng Trung Thông: "Ta lại viết bài thơ trên báng súng/ Con lớn lên đang viết tiếp thay cha/ Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống/ Người hôm nay viết tiếp người hôm qua". Lịch sử đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta chưa mấy lúc nguội tắt ngọn lửa chiến tranh. Các thế hệ người Việt luôn tiếp bước nhau trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, giành và giữ chủ quyền độc lập thiêng liêng. Tiếp đó, tác giả nói tới lời ru của mẹ - dòng sữa  mẹ nuôi lớn con về thể xác nhưng lời mẹ ru và những bài học đạo lý ngàn đời kết tinh trong đó nuôi lớn con về tâm hồn và khí chất để con nên người. Qua lời ru của mẹ, không khí sôi sục hào hùng của Cách mạng tháng Tám và hình ảnh người cha hiện về thật đẹp, được tái hiện rất tự nhiên: "Thuở trong nôi con chưa biết được/ Buổi Cách mạng về rực rỡ Mùa thu/  Con chỉ nghe trong tiếng Mẹ ru / "Con ngủ cho ngoan, cha đi đánh giặc/ Mai cha về con nắm tay cha... ". Ở đây hình ảnh Mùa thu được tác giả viết hoa - gợi nhớ về cuộc Cách mạng tháng Tám hào hùng, từ đó nhân dân được làm chủ, con người thoát khỏi gông xiềng áp bức. Trong những người làm nên khởi nghĩa Tháng Tám lịch sử ấy có người cha. Vậy chủ thể người cha trong bài thơ là ai? Người đó sống như thế nào để được đứa con tình nguyện và "kiêu hãnh làm người tiếp bước" như thế ? Người viết bài này được tác giả cho biết: "Tâm sự về Cha" ra đời năm 2010 nhân kỷ niệm 55 năm Cách mạng Tháng Tám thành công. Thơ viết tặng Cụ Trần Hữu Chức (Bí danh Việt Điểu) quê xã Thuần Mỹ, Ba Vì. Lúc đó Cụ  đã 95 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn. Cụ rất thích bài thơ, cẩn trọng lồng khung kính để cạnh bàn thờ. Cụ là một cán bộ lão thành cách mạng, từng tham gia cướp  chính quyền thời kỳ Khởi nghĩa tháng Tám, làm Huyện đội trưởng huyện Bất Bạt. Khi hoạt động bí mật, nhiều lần nhờ mưu trí mà Cụ thoát chết trong những cuộc vây ráp của địch. Các con Cụ: người tham gia bộ đội chống Mỹ, người làm cán bộ, người khác dạy học. Trước khi nghỉ hưu, Cụ là giám đốc Lâm trường Sông Đà. Năm 2015, Cụ tạ thế khi vừa tròn một trăm tuổi. Cụ là người cha mẫu mực, một tấm gương cao đẹp ở vùng quê Ba Vi. Viết về một bậc tiền bối, một người cha đáng kính trọng như vậy nên kết bài tác giả nói về sự tiếp nối của lớp con cháu hiện tại: "Bao mùa thu nối tiếp trôi qua/ Con lớn dậy theo cha vào bộ đội/ Vượt Trường Sơn trong bom gào đạn dội / Mới hiểu mình từ Cách mạng sinh ra/ Và hiểu mình có một Người Cha". Bài thơ tuy chỉ nói về người cha trong một gia đình nhưng không bó hẹp ở đó, ý thơ có chiều sâu khái quát về sự kế thừa tiếp nối của hậu thế đối với các bậc tiền nhân. Tục ngữ có câu: "Cha nào con ấy", “Con hơn cha là nhà có phúc”. Tin rằng có cha ấy, những người con sẽ tiếp bước vững chắc truyền thống vẻ vang của gia đình, của quê hương. Bài thơ đã dừng nhưng tư tưởng, cảm xúc vẫn lan tỏa một tình yêu, một niềm  tin ở lớp con cháu và cả thế hệ trẻ sẽ tiếp nối và phát huy truyền thống cao đẹp của ông cha mình, dân tộc mình.

 muaxuan1234

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)