bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 136
Trong tuần: 879
Lượt truy cập: 747730

MẸ VỚI LỜI BÌNH

ĐOÀN NGỌC THU

 

 

 

 

MẸ

 

Cả cuộc đời cha đi bộ đội

Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương Và trên ngực là những vết thương Cứ trở gió lại đau nhức nhối

Chiếc ba lô gió sương đã gội

Gia tài cha tặng mẹ... chỉ thế thôi

 

Mẹ đón cha lặng lẽ

Mắt rạng ngời lệ đẫm những cách xa Hai mươi năm ngày cưới

Đến hôm nay đời chồng vợ bắt đầu Hai mươi năm lấy nhau

Mẹ đẻ con và nuôi con một mình


Tháng năm trôi....

Cả cuộc đời cha đi bộ đội Những đứa con lớn khôn, lại ra đi,

ra đi.

 

Mẹ ơi những khi con hạnh phúc Rồi khi con của mẹ va vấp

Chỉ một chỗ gục vào là mẹ Mẹ ơi!

 

Con của mẹ là gái

Chỉ xin một phần của mẹ thôi,

Để làm mẹ sau này!

 

26/10/1988


LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

“HAI MƯƠI NĂM LẤY NHAU /

MẸ ĐẺ CON VÀ NUÔI CON MỘT MÌNH”

 

Đoàn Ngọc Thu là cây bút nữ nổi tiếng, tác giả của những bài thơ tình lãng mạn, đặc biệt bài thơ "Mẹ" khiến người đọc rất xúc động. Thi phẩm giàu sức khái quát này đã ghi nhận, ngợi ca và tri ân sâu sắc tới những người mẹ suốt đời vất vả hy sinh vì chồng con và đất nước.

Dùng thể thơ tự do, kiểu câu dài ngắn  đa dạng, tác giả đã gửi gắm nhiều cung bậc cảm xúc. Với phương thức tự sự, sáu câu thơ mở đầu kể câu chuyện cuộc đời mẹ, lại vừa như một đoạn phim sống động tái hiện hoàn cảnh của mẹ cha và bao  gia đình khác: "Cả cuộc đời cha đi bộ đội / Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương / Và trên ngực là những vết thương / Cứ trở gió lại đau nhức nhối / Chiếc ba lô gió sương đã gội / Gia tài cha tặng mẹ... chỉ thế thôi". Ngôn ngữ thơ cô đọng, những dấu chấm lửng gợi nhiều liên tưởng, có sức khái quát cao qua hình ảnh chân thực, đắt giá phản ánh một thực tế trong đời sống dân tộc: "Khi có giặc người con trai ra trận / Người con gái trở về nuôi cái cùng con" (Nguyễn Khoa Điềm). Người cha đi chiến đấu dũng cảm nơi tiền tuyến, mẹ ở lại gánh vác hết thảy mọi việc. Giặc tan rồi, cha trở lại quê hương, "quà về cho mẹ" là mái tóc đã bạc vì năm tháng gian lao, cả những vết thương trên mình "nhức nhối" cùng chiếc ba lô "gió sương đã gội" bạc màu, sờn rách. Cách dùng từ "quà" ở đây là một sáng tạo độc đáo. Thông thường "quà" là để chỉ thức mua để ăn thêm hay vật dùng để biếu, tặng. Vậy mà ở đây "quà" lại là "mái tóc" bạc và "những vết thương" - một phần thể chất con người. Song với mẹ và người thân, sự trở về của cha đúng là món quà vô giá nhất. Hưởng niềm vui hội ngộ mẹ chỉ "lặng lẽ" nhưng "Mắt rạng ngời". Hạnh phúc lớn nhưng xót đau không hề nhỏ vì tuổi xuân của mẹ đã trôi qua: "Hai mươi năm ngày cưới / Đến hôm nay đời chồng vợ bắt đầu". Đọc đoạn thơ, ai cũng rưng rưng xúc động vì thương xót và cảm phục mẹ cùng những lứa đôi khác "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau" (Nguyễn Mỹ). Thương và phụ mẹ hơn nữa bởi "Hai mươi năm lấy nhau / Mẹ đẻ con và nuôi con một mình". "Hai mươi năm" là hơn bảy ngàn ngày, "một mình" mẹ vật lộn mưu sinh, "một mình" mẹ sinh nở,"một mình" nuôi con lớn khôn. Để làm nên điều ấy, biết bao mồ hôi và nước mắt đã  đổ ... Nhờ những người như mẹ, Tổ quốc mới có được lớp lớp đứa con lớn để "ra đi / ra đi" cứu nước tiếp bước ông cha. Ở hậu phương, rất thiệt thòi những đứa trẻ vắng tình cảm và sự dạy dỗ của cha, lại càng thương mẹ hơn bởi phải cáng đáng tất cả. Chủ thể trữ tình nghẹn ngào nhớ lại: "Mẹ ơi những khi con hạnh phúc / Rồi khi con của mẹ va vấp / Chỉ một chỗ gục vào là mẹ / Mẹ ơi!" Hai đoạn thơ cuối chỉ gồm ba câu, vần điệu gồ ghề với hai thanh trắc "phúc" và "vấp" cuối mỗi câu. Đây hẳn là dụng ý của người viết nói lên cảnh ngộ bất bình thường của đứa con. Riêng kết bài là câu cảm thán đặc biệt chỉ hai từ "Mẹ ơi!". Ý thơ cô đọng toát lên niềm tri ân và thành kính thiêng liêng không thể nói hết bằng lời với mẹ... Bài thơ khép lại, chủ thể trữ tình bày tỏ mong muốn "Chỉ xin được một phần của mẹ thôi". Đây là sự ngợi ca: mẹ vĩ đại biết nhường nào.

Con chỉ mong có được một phần của mẹ là cũng đủ! Trong bài, từ "mẹ" điệp tới 12 lần, tác giả nhấn mạnh và ngợi ca hơn nữa cuộc đời mẹ đã vất vả chịu đựng, hy sinh vì mục đích cao đẹp.

Nhạc sĩ Phan Long đã phổ nhạc thi phẩm thành bài hát “Mẹ Việt Nam” - một bài ca đi cùng năm tháng và luôn gây xúc động lòng người.

me


 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)