bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 27
Trong tuần: 939
Lượt truy cập: 748220

NHỮNG NGÀY NGHỈ HỌC

NHỮNG NGÀY NGHỈ HỌC

                                      (Tế Hanh)

Những ngày nghỉ học tôi hay tới

Đón chuyến tàu đi đến những ga,

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,

Lòng buồn đau xót nỗi chia xa.

 

Tôi thấy lòng thương những chiếc tàu

Ngàn đời không đủ sức đimau

Có chi vướng víu trong hơi máy,

Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.

 

Bánh nghiến lăn lăn quá nặng nề !

Khói phì như nghẹn nỗi đau tê;

Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ;

Lòng của người đi réo kẻ về.

 

Kẻ về không nói bước vương vương...

Thương nhớ lan xa mấy dặm trường.

Lẽo đẽo tôi về theo bước họ

Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.


trn_trung_di

NHÀ GIÁO NHÀ THƠ TRẦN TRUNG

LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG

 

    NỖI ÁM ẢNH THUỞ “ HOA NIÊN”.

                                          

Hình như có một thực tế muôn thuở :học trò trong “Những ngày nghỉ học”, thường rất sướng-Nghỉ để được chơi, được vui với tuổi hoa niên vô tư lự.

  Với thi phẩm “Những ngày nghỉ học” thì, trái tim nhạy cảm và đa cảm của Tế Hanh lại trĩu nặng nỗi tâm tư. Có một niềm tâm giao của hai thi nhân cùng thời : Nguyễn Bính và Tế Hanh.

  Nguyễn Bính cũng giãi bày niềm cô đơn của thi nhân lãng mạn trước cảnh tụ tán, gặp gỡ và biệt li khi chợt rùng mình nhận ra “Những bóng người trên sân ga”. Thổn thức nhiều lắm về những thân phận chia lìa :

             “...Một lần tôi thấy một bà già

                Đưa tiễn con ra trấn ải xa

                Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng

                 Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.”

  Còn Tế Hanh-lại một cách cảm thấm thía nỗi “bơ vơ xem tiễn biệt” và “lòng buồn đau xót nỗi chia xa” khi đứng trước sân ga mà chạnh buồn. Mà gửi gắm lòng mình khi nhìn theo những “chuyến tàu đi đến những sân ga”.

  Nguyễn Bính thương “Những bóng người trên sân ga”;Còn-Tế Hanh lại “thương những chiếc tàu” chở khách đi về. Những câu thơ của Tế Hanh gợi sự liên tưởng tương đồng. Thương những con tàu với “mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau” mà hóa ra cũng lại thương chính những kiếp người chở nặng tâm tư. Một cách tả thực, cảm thực mà vẫn lia chạm tới thế giới sâu buồn của lòng người. Thế nên, thi nhân của tuổi “Hoa niên” ( tên tập thơ của Tế Hanh-1945) như tự buông tiếng lòng ngậm ngùi, xa xót :

                    “Tôi thấy lòng thương những chiếc tàu

                      Ngàn đời không đủ sức đi mau

                       Có chi vướng víu trong hơi máy,

                       Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.”

  Tế Hanh đem cái trực giác Giời cho con người mà đảy tiếp, mà cộng hưởng với tâm tình nhạy cảm của thi nhân. Cũng bởi thế, xúc cảm chủ quan tự lòng thi sĩ, tự ngân lên tiếng nói của lòng mình. Mượn vẻ nặng nề của đối tượng miêu tả (những con tàu), nhà thơ đã nghe và thấm những cảm giác từ miền sâu thẳm của tâm tư. Thanh âm của những chuyến tàu đi về cùng lúc hòa buồn với cảm giác “nghẹn nỗi đau tê”. Và, những tiếng “rền rĩ” của còi tàu đâu có còn xa lạ với nỗi buồn đau thân phận của con người.

  Những sáng tác của Tế Hanh-bao gồm cả hai thời đoạn trước và sau 1945, đều có một điểm nhất quán trong “điệu tâm hồn” của thi nhân.Đó chính là tiếng tâm tư nhạy cảm cùng suy tư-từ trong bản chất của một tâm hồn yêu quê hương, yêu thương con người-Những kiếp người bị đè nặng trước muôn nẻo, “muôn phương” của cõi thế nhân. Thương quí bao nhiêu sự hồn nhiên và trĩu nặng buồn đau của thi nhân trong cái thuở “Hoa niên” khó quên ấy:

                             “Kẻ về không nói bước vương vương...

                               Thương nhớ lan xa mấy dặm trường

                               Lẽo đẽo tôi về theo bước họ

                               Tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương.”

                   hoa-sen-phat

       

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)