bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 57
Trong tuần: 949
Lượt truy cập: 748291

TRĂM NĂM KHÔNG LÀ HỮU HẠN

TRĂM NĂM KHÔNG LÀ HỮU HẠN

(Đọc cuốn sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Nxb Hội Nhà văn, 2020 của Phạm Lữ Ân)

                Tống Thị Thanh

ba_l_n

Tôi đã nghe đến các cụm từ “trăm năm là hữu hạn”, “hãy nói yêu thôi đừng yêu mãi mãi”… trên báo, tạp chí, mạng xã hội nhiều năm qua. Tôi không ngừng đặt câu hỏi, nhận ra và hiểu ra nhiều điều. Với tôi, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” là có thực, không thực, và cả đúng là như thế!

 

Ta thường nghe nói cuộc đời là trăm năm. Cuộc sống thực ra dài mà cũng ngắn ngủi. Trăm năm ấy, chúng ta làm được gì, đã làm gì, sống thế nào, có ổn không. Kì thực, đâu chỉ có trăm năm, trăm năm là hữu hạn nhưng cái vô hạn là vĩnh cửu. 

 

Hôm nay, trong bài viết này, tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc xung quanh nhiều vấn đề mà Phạm Lữ  Ân thể hiện trong cuốn sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”.

 

Cuộc sống của chúng ta là đáng quý, đáng yêu, đáng được trân trọng. Chúng ta hết mình cho ước mơ, lý tưởng, cũng như mục đích sống của mình. Đời người suy cho cùng có mấy điều thực rất quan trọng, đi đến cuối cùng là hạnh phúc - tình yêu. 

 

Nếu thành công trong sự nghiệp mà không có gia đình riêng thì rất đáng buồn, có tình yêu mà không có sự nghiệp cũng thực buồn bã, khi có gia đình riêng, con cái người trưởng thành hơn con cái mình cũng thất bại, tuổi già không có người chăm sóc thì cô đơn… Đời người cứ loanh quanh vụn vặt trong mớ tẹp nhẹp đó. Cho đến khi chúng ta nhận ra, nếu thực là trăm năm chỉ là hữu hạn. Chúng ta có thực sự tiếc nuối, chúng ta có buồn đau, chúng ta có muốn níu vào trần thế, hay chúng ta tin có kiếp sống sau khi chết. 

 

Cuộc sống bộn bề, ồ ạt và đầy sôi động, mỗi sáng mai, người nông dân ra đồng, trẻ con đi học, người buôn bán kinh doanh, người công nhân vào nhà máy… Chúng ta có muôn vàn gánh nợ đang đeo bám, cha mẹ già, vợ yếu, con đau. Có lúc nào đó, túng quẫn mà muốn quyên sinh? Giống như các nhân vật mà Phạm Lữ  Ân nhắc đến, vài ba em học sinh tự tử, cô gái không ưa mùi nước hoa của người yêu, bạn trưởng thành bởi hiểu về mình. Mỗi ngày, mỗi ngày như thế, cứ lặp lại, rồi lặp lại, mặt trời thức, gọi ta bằng ánh nắng chói chang, ta đến công sở vì không thể không nhận lương, làm bổn phận của một công dân trong xã hội. 

 

Có khi nào bạn nhận ra rằng, cuộc sống tủn mủn và vụn vặt quá. Ta sống vì điều gì, vì sao ta có mặt trên đời. Ta cũng giống như loài hoa hướng dương, ta cũng giống như cỏ mần trầu, ta cũng như con nai, con sóc. Sinh ra đã là con người, là kiếp người. Sống đúng là mình và luôn là chính mình. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nhận ra ý nghĩa của sự sống và tồn tại. Nếu không, mãi mãi, chúng ta không hiểu chúng ta sinh ra từ đâu, tại sao lại được sinh ra, sinh ra để làm gì. 

 

Trả lời được câu hỏi ấy, chúng ta mới sống tích cực, tin vào tương lai, chấp nhận định luật trong đời. Cứ boăn khoăn day dứt mãi là chúng ta không biết vì sao mình tồn tại, mình đúng hay mình sai. Chúng ta không đúng, không sai. Cuộc đời cũng không có quy luật nào là bản đồ mật mã. Chỉ có các giá trị của tình yêu là còn lại mà thôi. 

 

Trong tình yêu, tình yêu đôi lứa là trung tâm của mọi quan sát và tìm hiểu. Lứa đôi là cơ sở để tồn tại sự sống. Anh ấy, cô ấy hạnh phúc tức gia đình hạnh phúc, họ sẽ là hình mẫu, kiểu mẫu cho xã hội. Tình yêu là căn nguyên và gốc rễ của hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Con người chỉ thực sự vui vẻ khi có đầy đủ tình yêu thương. 

 

Không chỉ hôm nay mà những vấn đề Phạm Lữ  Ân đề cập trong cuốn sách đã được nói nhiều, luôn nói, luôn đề cập, luôn bàn, luôn trao đổi. Bởi, thực tế, đó là cuộc sống bộn bề, lo âu, mệt mỏi và hy vọng của chúng ta. Hiện thực được phơi bày từ chính trong nội tâm của chúng ta, gia đình ta, xã hội ta, nhân loại này. Không ai ban cho chúng ta yêu thương và ấm no. Chỉ khi ta muốn yêu thương và có cơm ăn áo mặc thì mới có cuộc sống. Lý do đó, khiến con người cần đến con người và hiện hữu. 

 

Trăm năm là hữu hạn thôi, nhưng trăm năm đó, ta được hít thở không khí này, được sống bên cha, bên mẹ, được làm điều ta mơ ước, được gặp người ta yêu. Và thời gian trôi quá nhanh, thoáng chốc đó mà tóc ta chợt bạc, nhân loại đã sang thập kỉ thứ 3 của thế kỉ XXI. Dịch bệnh tràn lan, bão lũ miền trung, thất nghiệp, tuổi già không được đảm bảo, thế giới vẫn liên miên các tranh chấp. Đơn giản, chúng ta là một phần của thế giới, hãy sống đúng con tim và hành động của mình, ấy là hạnh phúc. 

 

Phạm Lữ  Ân đã gửi đến nhiều bạn trẻ, gửi cho chính mình, tôi cũng được tác giả gửi gắm, tôi đang cầm trong tay cuốn sách của tác giả. Nếu ta biết trăm năm này chỉ là hữu hạn, ta sẽ sống tốt và tử tế hơn, ta sẽ làm được nhiều điều cho người ta yêu thương. Nếu ta biết trăm năm này không là hữu hạn, ta cũng sẽ sống cố gắng và thi đua nhiều hơn, để trọn vẹn một đời sống là chính mình. Không bao giờ có hai từ “Giá như”, bởi nó chỉ là cảm giác, suy đoán của chúng ta mà thôi. Điều gì không là hiện thực thì nó không tồn tại. Không tồn tại tức không xảy ra đến với ta. Như vậy, ta luôn làm chủ cuộc sống của mình, sống cuộc đời của mình. 

 

Không có ai bé nhỏ và bị bỏ lại trong cuộc đời. Tất cả chúng ta đều được tạo hoá sinh ra và được công bằng. Thế nên đừng bao giờ cho rằng mình là duy nhất. Nếu vậy, người đó không là bạn đọc của tôi. Những suy tư này, những suy nghĩ này, những cảm nhận này, trước hết muốn đối thoại với tác giả Phạm Lữ  Ân. Tôi muốn nói những điều cao, xa, dài, rộng hơn, cuộc sống vốn như vậy, và chấp nhận mình chính là chấp nhận để tồn tại, sống có nghĩa là thừa nhận “trăm năm đâu là hữu hạn”. Vâng, rõ ràng triết lý này là của riêng tôi, gợi ý từ sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”. Thế nên, đừng bỏ phí thời gian, bỏ phí ước mơ và hoài bão. Phải thực hiện, ngày hôm nay, lúc này, cho ngày mai bởi ngày mai.

                                Tác giả Tống Thị Thanh

unnamedmn

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)