bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM GỌN VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÙI PHƯƠNG THẢO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÃ THANH TÙNG!THƯƠNG NHỚ ĐĂNG BẤY, NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG VUI TÍNH , HÒA ĐỒNG, GIẢN DỊ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 

VU NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN!KÍNH MỜI CÁC ANH CHỊ DỰ BUỔI TỌA ĐÀM ĐÓ XEM HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 178
Trong tuần: 1111
Lượt truy cập: 720639

CÂY NẾN

CÂY NẾN 
 
                        Cao Ngọc Châu 

Từ buổi âm dương giao thoa 
Thần nhẫn biến đôi ta thành nến
Anh là bấc trắng
Em là sáp trong 
Một cộng một thành một
Hai trừ một bằng không 
Hòa quyện nhau dâng hiến
Đến tan thành hư không
 
Lời bình của Phạm Ngọc Tâm Dung
 
tm_dung_1
 
     Với bài thơ “Cây nến”, Cao Ngọc Châu đã thể hiện niềm hạnh phúc kì diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người: Tình yêu lứa đôi – tình vợ chồng. Đây là một đề tài quen thuộc, nhưng bằng cảm xúc chân thành, “Cây nến”  được sáng tạo ra bằng một thi pháp mới – Thi pháp lấy trái tim đa cảm nhân hậu làm điểm tựa cho tứ thơ...
        Theo quan niệm của người Á Đông, hai cõi “âm – dương”  là hình ảnh tương đồng với muôn vật, cũng là hình ảnh của hai giới nam và nữ. Và tình yêu, tình vợ chồng là sự giao thoa giữa  hai cõi, hai giới ấy. Trong chúng ta, ai cũng đã từng có:

“ Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”.

        Quên làm sao được khi mắt ta đắm vào mắt nhau. Một luồng điện sinh học vô hình đã làm tim ta run rẩy, hồn ta như tan chảy rồi hòa vào nhau, tạo nên trạng thái lạ kì- trạng thái mê đắm của tình yêu. Và chính giây phút thiêng liêng đó, ta đã tìm lại được một nửa của chính ta – một nửa mà ta đã đón đợi từ muôn kiếp. Rất nhạy cảm, tác giả đã bắt nhịp được cảm xúc đó. Và sự khẳng định trong thơ hoàn toàn có căn cứ :

"Từ buổi âm dương giao thoa 
Thần nhẫn biến đôi ta thành nến"

Thần thoại xa xưa kể lại rằng: sau khi sáng tạo Trái đất, thấy nó lạnh lẽo, hoang vu quá, Thượng đế liền tạo ra thiên thần A Đam trong hình dáng một chàng trai khỏe mạnh đầy quyến rũ. Nhưng sự cô đơn của chàng làm cho đấng Tối cao không yên tâm. Ngài lại lấy từ thân thể A đam ra một rẻ xương sườn và tạo ra cô gái xinh đẹp, kiều diễm, dịu dàng: Nữ thần E Va. Họ yêu nhau. Từ đó loài hoa rực rỡ tỏa hương để gọi gió rắc phấn yêu tới bạn tình. Chim chóc hót vang, kết đôi xây tổ. Cầm thú, côn trùng, tôm cá gọi bạn tình ra rả, man dại đợi chờ mùa sinh sôi. Và cả núi sông cũng nên đôi, nên lứa. Tình yêu là một phép màu, tạo nên sức sống căng tràn, nó thổi hồn vào muôn loài, muôn vật, tạo nên chất thi ca, nhạc họa chốn nhân gian. Dĩ nhiên trong đó có những lứa đôi nam nữ thành chồng, thành vợ.
 Cũng là một câu chuyện thần thoại mới. Vị thần nhẫn trong đám cưới đã biến hai người yêu nhau thành một cây nến trắng, một hình ảnh trong vắt, thuần khiết, thanh cao :

"Anh là bấc trắng 
Em là sáp trong"

Sự so sánh thật giản dị. Cái hay của câu thơ không nằm ở câu chữ, mà ở tình thơ. Một cây nến xinh đẹp, trang nhã, như là anh và em hòa hợp. Cây nến ấy sẽ cháy lên mãi mãi ngọn lửa tình ấm áp, sáng trong. Những giọt sáp thấm vào bấc, tạo nên năng lượng nuôi ngọn lửa. Ngọn lửa tình rực rỡ, kiêu hãnh, tỏa sáng, xua tan giá lạnh và tối tăm, làm thăng hoa không gian yêu của đôi mình và cả thế gian. Nói về sự hòa hợp, đã có bao nhiêu là cách ví von. Cách ví của cao Ngọc Châu có nét riêng, mang đậm dấu vết toán học, nhưng lại không phải là toán bình thường.

"Một cộng một thành một 
Hai trừ một bằng không"

Điều thú vị chính là phép cộng và phép trừ đặc biệt. Bấc trắng và sáp trong, anh và em là hai đơn lẻ. Một anh và một em cộng với nhau thành một cây nến, thành một cặp đôi. Cũng như thế là phép trừ. Hai trừ một bằng không. Bởi vì nếu thiếu đi một, hoặc là bấc trắng, hoặc là sáp trong, giống như thiếu anh hoặc thiếu em, thì sẽ chẳng có cây nến, chẳng có cặp tình nhân. Rộng ra, riêng một A Đam, riêng một E Va, dù có sức mạnh phi thường, vẻ đẹp kiều diễm đến mấy cũng chẳng thành gì cả. Hai đấy nhưng thiếu một, sẽ là số không tròn trĩnh! Vượt ra khỏi cây nến, tác giả muốn hướng tới sự hòa quyện, dâng hiến của hai tâm hồn, hai trái tim yêu. Cũng một cách nói bằng toán học như thế, là những câu thơ của Phạm Thường Dân : 

“ Nếu không có đường tròn
Tâm chỉ là một điểm
Nếu không có tình em
Số không đời anh hiện”

Một sự trùng hợp lí thú trong thi ca!
          Chúng ta đều biết rõ sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn, ngắn ngủi của kiếp người. Vật sẽ đổi, sao sẽ dời, tiền bạc vật chất sẽ thành phù vân. Và cả những người yêu nhau rồi cũng thành cát bụi. Nhưng
“Thác là thể phách, còn là tinh anh”
(Nguyễn Du – Truyện Kiều).
Cây nến, khi cháy hết, cũng sẽ “tan thành hư không”. Nhưng Ngọn lửa- Tình yêu hòa quyện, dâng hiến, tỏa sáng của nó là phần tinh anh sẽ mãi mãi trường tồn...
“Cây nến” là một bài thơ tình. Tác giả đã từ quan sát cụ thể đưa vào quan niệm, triết lí một cách tinh tế và độc đáo. Với bài thơ này, Cao Ngọc Châu không chỉ làm thơ mà đã sống với thơ. Một sự kiệm lời tối đa và tác giả đã thành công. "Cây nến” sẽ sáng lung linh trong lòng những bạn đọc yêu thơ.
 
 
 
 
 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)