bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 140
Trong tuần: 968
Lượt truy cập: 748541

ĐỨNG Ở CHỢ SÔNG CỦA TRÚC THÔNG

BÌNH BÀI THƠ “ĐỨNG Ở CHỢ SÔNG”CỦA

NHÀ THƠ TRÚC THÔNG            

 

ĐỨNG Ở CHỢ SÔNG

 

Ai đi lâu lắc tận đẩu tận đâu

bến vẫn bèo xưa trôi xuôi sông Châu

quán chợ quê hương gạch tường long đỏ

còng cây đa đứng vẫn như thưở nào

 

mẹ tôi đội thúng đậy mảnh vỉ buồm

đường hè chân rát đường đông bấm bùn

tôi rắc tuổi thơ loanh quanh phố chợ

chút tình thơ dại bây giờ tôi buôn

 

bán cho vợ con lần đầu thăm quê

bán gởi cho ai xa nước chưa về

bán cho chị tôi thưở hai mươi ấy

cùng những linh hồn lơ lửng trên quê…

                              Báo “Văn Nghệ số 45 (5-11-2011)

 

            LỜI BÌNH CỦA THANH ỨNG

        

                 Trúc Thông viết chậm, bài nào của anh cũng có sự gia công kĩ lưỡng về cảm xúc và sử dụng ngôn từ. Bài “Đứng ở chợ Sông” trên đây cũng vậy. Nhà thơ không cho biết bài thơ sáng tác khi nào. Nhưng đọc bài thơ có thể đoán, nhà thơ sinh năm 1940 này viết bài thơ khi đã luống tuổi, khi đôi chân anh đã bươn bải nhiều nơi trên trái đất này như nhà thơ đã tự nhận: “Ai đi lâu lắc tận đẩu tận đâu”. Tất nhiên đại từ phiếm chỉ “Ai” không chỉ nói riêng tâm sự của Trúc Thông mà còn nói về những ai đồng tuế, đồng cảnh như tác giả. Thời gian làm biến cải bao nhiêu thứ nhưng cái “chợ Sông” của quê hương tác giả vẫn thao thiết những nét xưa  “bến vẫn bèo xưa trôi xuôi sông Châu / quán chợ quê hương gạch tường long đỏ / còng cây đa đứng vẫn như thưở nào”. Một “chợ Sông” được chấm phá đôi ba nét tượng trưng mà hiện lên một cái chợ bên dòng sông Châu ở quê hương Hà Nam của tác giả với những đám bèo trôi xuôi vô tư tự ngày nào, là những mảng tường gạch xây đã lâu ngày, thời gian xói vào trơ ra ruột gạch “long đỏ” và cây đa còng  vẫn khắc khổ dáng xưa. Đó là chợ quê lâu đời, có quán gạch được xây cất tử tế của một làng quê cổ kính bên sông. Nó khác với cái chợ ở “mom sông” “eo xèo mặt nước” của cụ Tú Xương. “Đứng ở chợ Sông” lặng lẽ và trầm mặc này, Trúc Thông nghĩ về mẹ mà cuộc đời của bà gắn bó với những buổi  chợ : “Mẹ tôi đội thúng đậy mảnh vỉ buồm / đường hè chân rát đường đông bấm bùn”. Những chi tiết chọn lọc về người mẹ rất thực, rất đời của tác giả-với cái thúng  ngất nghểu trên đầu, hai tay tong tả hết phiên chợ này đến phiên chợ khác-  làm ta liên tưởng đến những bà mẹ “dòng dõi nhà quê” đảm đang công việc đồng áng và cũng giỏi giang cả việc chợ búa, thúng mẹt để kiếm sống ở hầu khắp làng quê ta. Trúc Thông có “Bờ sông vẫn gió” rất hay viết về mẹ.  Đó là một bờ sông có gió, có lá ngô lay, có bến sông trôi, có tiếng nước chảy sông xa, có cây cau cũ, giại hiên nhà…Tất cả trở về trong một hoài niệm thành kính về người mẹ đã mãi mãi ra đi. Dáng hình và hồn vía mẹ đã hòa tan vào thiên nhiên cây cỏ của bờ sông quê. Ở đây, hiển hiện hình ảnh một bà mẹ khỏe khoắn, tất tả, chịu thương chịu khó ở “chợ Sông”. Cái “ chợ Sông” đó còn gắn bó với tuổi thơ tác giả “tôi rắc tuổi thơ loanh quanh phố chợ / chút tình thơ dại bây giờ tôi buôn”. Từ “rắc” rất hay, làm người đọc liên tưởng đến những trò chơi tuổi thơ hồn nhiên, hiếu động cùng bạn bè một thời vô tư trong sáng của tác giả.

                   Sự gắn bó tuổi thơ của tác giả với “chợ Sông” đã tạo nên cảm hứng trở về trong hai khổ thơ trên. Hình ảnh “ chợ quê” còn lại đậm nét và độc đáo cùng với nó là hình ảnh người mẹ và chút tình thơ dại của tuổi thơ tác giả. Tác giả coi đó là “vốn liếng” giầu có để “bây giờ tôi buôn”. Khổ cuối bài thơ, tác giả muốn chia sẻ cái vốn liếng giầu có đó cho mọi người. Tác giả dùng từ “buôn”, từ “bán” trong bài là rất hợp  vì đây là “chợ sông” và tác giả đang “đứng” ở đó. Đó còn là một sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cảm xúc của tác giả: “bán cho vợ con lần đầu thăm quê / bán gởi cho ai xa nước chưa về / bán cho chị tôi thưở hai mươi ấy / cùng những linh hồn lơ lửng trên quê…”

                Đó là những người thân thiết gần gũi nhất của tác giả, là những người xa quê hương, tổ quốc, cả những người sống và những linh hồn “lơ lửng trên quê”. Tất cả được tác giả chia sẻ, gửi gắm tình cảm quê hương thân thiết và trao cho mọi người một thông điệp đầy nhân ái “Hãy nhớ về và lưu giữ trong tim những hình ảnh thân thương của cội nguồn quê hương đất nước”. Như nhiều bài thơ khác của Trúc Thông, “Đứng ở chợ Sông” kiệm lời . Tác giả cân nhắc trong từng câu chữ. Mỗi từ ngữ trong câu đều được tính toán để có hiệu quả cao. Có lẽ chính vì thế, bài thơ có khả năng neo đậu trong lòng độc giả.

                                                                                        Thanh Ứng

 dao

 

         

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)