bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 52
Trong tuần: 1567
Lượt truy cập: 775916

HÃY CHUNG TAY...

Đỗ Khánh Toàn
 
HÃY CHUNG TAY SÁNG TÁC NHIỀU TÁC PHẨM
ĐIỆN ẢNH HƠN NỮA ĐỂ THỦ ĐÔ TỎA SÁNG HƠN
 
    Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có hơn nghìn năm Lịch sử và văn hóa - cứ qua mỗi triều đại các tầng lớp văn hóa ấy lại được bồi đắp dày thêm, làm phong phú thêm cho Hà Nội, để mỗi chúng ta là công dân của Thủ đô đều có quyền tự hào về mảnh đất linh thiêng này.
Chính vì linh thiêng mà nó là mạch nguồn (không nơi nào ở VN có được) cho chúng ta sáng tác không ngừng để Hà Nội tỏa sáng hơn, văn hóa Hà Nội lan tỏa mạnh mẽ hơn.
   Trong 1000 năm Hà Nội có 145 ông Tổng Đốc cai quản (chỉ có 5 ông bị cách chức nhưng không vì tham nhũng) thì chúng ta cũng có thể làm phim về 145 vị này với công nghệ phục dựng kỹ thuật 3D hiện nay nếu làm được điều đó chắc chắn sẽ đem lại sự thú vị cho người xem hiểu biết thêm về lịch sử Thủ Đô và góp phần nào vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay.
   Hà Nội còn là cái gì đó của yêu thương, khắc khoải, lo âu, dằn vặt trong tâm hồn người Hà Nội lúc đi xa để "vội vã trở về, lại vội vã ra đi" đem theo bao nỗi niềm thương nhớ, phải chăng là hồn cốt của một nền văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người chúng ta mà rất khó lý giải. Và Hà Nội còn là những điều ta chưa biết mà điện ảnh chưa khám phá hết thí dụ như: Kinh thành cổ Thăng Long, Thành Cổ Loa, Văn hóa cung đình các triều đại, cây đào Nhật Tân, Vua Quang Trung đem về sau khi đã Đại phá quân Thanh, Dư địa chí Hà Nội v.v. Tất cả đều có thể đưa lên phim khi người sáng tác có đủ tài năng và nhiệt huyết.
Trong phạm vi của một tham luận nhỏ này, người viết chỉ tham vọng đưa ra 3 mảng đề tài để mọi người suy ngẫm, nghiên cứu làm phim.
 z3692201215829_d349bd9df69e471d9b353daed0f1ff9e
  1. Phim về lãnh tụ Hồ Chí Minh.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài Người khai sinh ra nước VNDCH (1945). Thủ đô Hà Nội là nơi người ở và làm việc lâu nhất, gắn bó với Người bao tình cảm thương yêu nhất. Và ở đây đã có biết bao chuyện của Bác Hồ với Hà Nội và Hà Nội với Bác mà chúng ta chưa biết, chưa khai thác hết đưa lên màn ảnh. Ấy vậy; mà có dư luận cho rằng chuyện Bác Hồ với Hà Nội "chỉ có thế thôi" vài hình ảnh cụ đi thăm lúa, đi tát nước, gặp gỡ đồng bào, gặp gỡ thiếu nhi v.v... cũ rồi không làm thêm phim nữa - ừ thì cứ cho là cũ cũ về chất liệu, tư liệu, kém về hình ảnh nhưng ta làm mới được mới hay và tin rằng vẫn rung động lòng người - Bởi người là Hồ Chí Minh. Để làm mới khai thác được đề tài như vậy, nó còn phụ thuộc vào tài năng, trình độ hiểu biết, nhãn quan chính trị của người làm công việc sáng tác cần được nâng cao, cần dày công nghiên cứu, sưu tầm. Theo tôi quan niệm không làm phim thêm về Bác như vậy là chưa đúng, đến ngày giỗ Bác lấy gì mà dâng cúng. Nhân đây, tôi xin lấy một ví dụ cũng là câu chuyện liên quan tới Bác cũ mà không cũ đó là "học tập tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh" - cuộc vận động này đã có gần 30 năm nay và có cả triệu bài viết về đề tài Bác Hồ mà vẫn có những bài viết nóng bỏng tính cách mạng, tính thời sự của đương đại của GS. Trần Văn Giàu và một số giáo sư, sử gia khác mà không cũ chút nào, thể hiện qua những lần trao giải. Vậy thì làm phim về Bác với Thủ Đô và Thủ Đô với Bác, nếu chúng ta tập hợp đủ thông tin và hiểu sâu hơn nữa về Bác ta có thể  làm 10 tập, thậm chí 20 tập về Bác cả 2 thể loại tài liệu và truyện. Và ở đây tôi cũng xin kể một chuyện có thể là đề tài phim về Bác sắp tới. "Tết năm 1969 Bác Hồ nói Bộ Chính trị để Bác đi thăm chúc tét nhân dân, Bộ chính trị không đồng ý vì Bác còn đang ốm, Bác nói: Bác đi chúc tết nhân dân phải cho Bác đi chứ, và lần này Bác tự chọn về thăm xã Vật Lại, Ba Vì. Mọi người thắc mắc hỏi Bác, Bác giải thích "Bác phải về Vật Lại vì tết trồng cây năm 1963, Bác về thăm HTX Lạc Trung, Yên Lạc, Vĩnh Phúc tham gia tết trồng cây - Theo lộ trình sau xong việc, Bác đi đường qua phà Trung Hà về Hà Nội. Nhân dân Vật Lại hay tin huy động nhân dân cả xã từ cụ già đến em nhỏ đem theo cuốc, thuổng, cây trồng mong đón Bác đến cùng trồng cây. Nhưng vì còn làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc nên Bác không đi về đường đó. Nhân dân Vật Lại chờ không thấy, ngay chiều hôm ấy các cụ phụ lão phát động nhân dân trồng hoàn thành một đồi cây rộng lớn mang tên "Đồi cây đón Bác" vì thế, mặc dù còn yếu nhưng Bác quyết xuống thăm để trả nghĩa nhân dân, trả nghĩa các cụ già. Việc làm của Bác cho ta thấy điều gì ở Hồ Chí Minh - Điều đó là nhân cách Bác, Đạo đức Bác, tinh thần trọng dân của Bác - Một hình ảnh rất người của một lãnh tụ vĩ đại. Câu chuyện xảy ra hơn 50 năm rất đáng làm phim! Ngoài ra còn chuyện Bác Hồ ở Liễu Trang, ở Nhà sàn trong phủ Chủ tịch Bác Hồ vi hành đến thăm nhân dân, đều có thể là phim mà còn nhiều câu chuyện nữa về Bác trong Hội thảo này không thể kể hết.
Vì con người Bác nó đã hội tụ đủ về tất cả những gì về nhân sinh triết lý cuộc đời: Tư tưởng, Đạo đức, trọng dân, vì nước, vì dân, phụng sự nhân dân cần kiệm liên chính v.v.. Tất cả làm lên nhân cách Hồ Chí Minh mà văn nghệ sĩ Thủ đô có đủ sức làm một: Hồ Chí Minh
                              - Một con người
                              - Một dân tộc
                              - Một sự nghiệp
                              - Một thời đại
Nếu làm được đề tài lớn kể trên thì phần nào thấy rõ được tầm vóc vĩ đại Hồ Chí Minh và cũng là nén tâm nhang trả nghĩa, ơn Người.
 
  1. Những đề tài đương đại.
    Hà Nội là Trung tâm địa chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong nhiều năm qua Hà Nội đã có những bước phát triển không ngừng, đứng vào tốp dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội. Mặc dù phát triển tốt nhưng Hà Nội vẫn còn không ít những vấn đề khó khăn nổi cộm tồn tại về kinh tế trong cuộc sống của đại đa số nhân dân đang đặt ra cho Hà Nội những thách thức đan xen cũ - mới rất khó giải quyết, nó đang kìm hãm sự phát triển chung toàn xã hội. Vậy Văn nghệ sĩ chúng ta cũng phải bắt nhịp với cuộc sống này, đi sâu, đi sát hơn nữa vào cuộc sống đang diễn ra hàng ngày hàng giờ để sáng tác phản ánh lên tác phẩm của mình loại trừ được cái xấu tôn vinh được cái tốt làm cho Hà Nội đáng yêu hơn, đẹp đẽ hơn trong con mắt người dân cả nước và bạn bè quốc tế như Bác Hồ từng nói:
"Cả nước nhìn về Thủ Đô ta, Thế giới trông vào Thủ Đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức gìn giữ trật tự an ninh, làm cho Thủ Đô trở thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất lẫn tinh thần", "Thủ Đô Hà Nội phải là một thành phố gương mẫu".
Lời dạy của Bác đến nay vẫn đúng, vẫn là những định hướng cho những đề tài phim hiện nay:
          - Thành phố số
          - Thành phố thông minh
          - Chính quyền kiến tạo 4.0
          - Văn minh Hà Nội
          - Người tài Hà Nội ở đâu
          - Vấn đề An ninh lương thực Thủ Đô
Hay là một số đề tài mang tính thời sự:
- Tại sao Hà Nội cứ loay hoay mãi không thể làm được những cánh đồng 500 triệu, 1 tỷ đồng/ha trong khi các địa phương Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang họ làm được mà người tài và khoa học kỹ thuật Hà Nội không thiếu v.v..
Ngay dưới chân chúng ta ngồi đây cũng có thể làm 1 phim dài về phố cổ Hàng Buồm để mọi người hiểu cuộc sống dân nghèo, họ phải vật lộn với cuộc sống từ sáng đến tối và cả trong giấc ngủ. Đề tài vậy  cũng hấp dẫn chứ, bởi nó phản ánh hiện thực. Chúng ta không nói xấu mà chỉ muốn cùng chính quyền và xã hội thấu hiểu cuộc sống của người phố cổ mà quan tâm giúp đỡ họ khắc phục cuộc sống ngày một tốt lên.
Một đề tài đương đại nữa theo tôi nó cũng có ngồn ngộn chật tài liệu sự kiện cần làm phim đó là: 80 năm văn hóa văn nghệ Thủ đô - Nhìn lại từ đề cương văn hóa, năm 1943 của Đảng do Tổng Bí thư Trường Chinh thay mặt Thường vụ Trung ương (lúc ấy) soạn thảo, xem văn hóa văn nghệ Thủ đô đã làm được những gì từ ánh sáng của Bản đề cương mà định hướng cho Văn hóa văn nghệ Thủ Đô cho những năm tới. Ngoài ra chúng ta còn một số đề tài khai thác lại nhưng không kém phần hấp dẫn như: "cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám Hà Nội - cuộc cách mạng đặc biệt, "50 năm Điện Biên Phủ Trên Không" "10 năm Hà Nội sát nhập Hà Tây" đất rộng lên rất nhiều sao Thủ Đô chật thế, luộm thuộm thế v.v... Những đề tài như vậy khi được khai thác chắc chắn sẽ hấp dẫn.
 
  1. Hà Nội cần có những tác phẩm về các vùng miền khác.
    Tại sao lại đặt vấn đề này vì Hà Nội là kinh thành là Thủ đô của cả nước, nơi hội tụ hiền tài bốn phương. Vì vậy, mà Hà Nội có tầm ảnh hưởng lớn, sức lan tỏa trên bình diện toàn quốc; điều đó đã được chứng minh trong lịch sử.  Trong quá trình đi mở cõi của ông cha ta: mở đến đâu thì văn hóa Thăng Long, ĐB Bắc Bộ đến tới đó. Đã có nhà thơ viết:
          "Từ thủa cầm gươm đi mở nước
          Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long"
Hai câu thơ thôi cũng cho ta thấy được mức thâm sâu từ cội nguồn dân tộc, cội nguồn văn hóa thấm đẫm trong mỗi người con đất Việt, nó trở thành sức mạnh nội sinh để dân tộc ta vượt qua bao nhiêu thác ghềnh hiểm nguy bảo vệ trọn vẹn giang sơn tổ quốc (ví như 1000 năm Bắc thuộc mà chúng ta vẫn dành lại được nước). Sự hiện diện của Văn hóa Thăng Long còn ở chỗ là các ngôi đình, chùa Bắc Bộ trên đất Nam Bộ, rồi nó còn hiện diện ở Tây Nguyên để hình thành lên thành phố Đà Lạt ở Việt Bắc, Tây Bắc, Cà Mau cùng nhiều địa phương khác. Vậy thì chúng ta cũng phải mở rộng làm phim về những vùng đất này nữa! Đừng co cụm Hà Nội ta chỉ làm cho Hà Nội, muốn lan tỏa thì phải truyền bá tư tưởng, kiến thức truyền bá văn hóa là một công việc Hà Nội làm không khó - một khi đã có chủ trương đúng, cách làm đúng.
Nếu có nhiều phim hay về các vùng miền thì người Hà Nội cũng được thưởng thức thêm văn hóa của các dân tộc khác sống xa Hà Nội - Ngược lại người dân ở các địa phương cũng hiểu thêm ánh sáng văn minh từ Thủ Đô mà học tập xây dựng tốt cuộc sống cho mình. Từ những trao đổi qua lại của phim ảnh nó càng làm giàu thêm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa Hà Nội và văn hóa của các dân tộc khác.
Với suy nghĩ trên chúng ta có thể làm được một số đề tài phim ngoài Hà Nội:
- Hà Nội trên cao nguyên xanh (huyện Lâm Hà Lâm Đồng).
- Con đường hạnh phúc (công trình xây dựng đường Hà Giang - Mèo Vạc vào những năm 1960 do kỹ sư người Hà Nội thiết kế).
- Chuyện cổ tích từ một làng hoa (nói về sự phát triển của Đà Lạt do người Hà Nội đặt nền móng).
- Hà Nội với Việt Bắc, Tây Bắc đều là những đề tài sáng tác được.v.v..
 
Kính thưa Hội nghị.
Trên đây chỉ là ý kiến gợi mở của tôi về những đề tài phim - còn "bắt đầu từ đâu chính là "tiền đâu" mới là nguồn lực đích thực cho sáng tác các tác phẩm Điện Ảnh thành công góp phần vào sự nghiệp phát triển văn hóa mà Bác Hồ hằng mong đợi: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"
Xin cảm ơn Hội nghị.
 
                                                          Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2022
                                                                               Đ.K.T
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)