bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 110
Trong tuần: 965
Lượt truy cập: 748460

HỒN VIỆT THI ẢNH

Nguyễn Địch Long
 
LỜI THƯA ĐẨU SÁCH
 
    Hưng Yên yêu dấu, miền đất ân tình, nơi mẹ sinh tôi.
Tôi lớn lên từ một làng quê nghèo với lũy tre bốn mùa xanh mát, Cây đa, giếng nước, sân đình, dòng sông, con đò, cổng làng và mẹ hiền đã tạo nên hai tiếng Quê Hương, hun đúc nên tâm hồn Việt cho tôi và cho mỗi chúng ta. Từ tấm bé cho đến khi trưởng thành; từ nơi học tập thời ấu thơ trường làng cho đến các trường lớp thời học sinh, sinh viên; từ công tác nơi sơ tán cho đến những ngày cầm súng ngoài mặt trận và cả những khi áp mặt với sóng gió cát bụi công trường hay trên mọi nẻo đường công tác của mình; hai tiếng “Quê hương”cứ reo vào lòng người làm ta xao xuyên, nhớ thương và thổn thức.
   Sinh ra từ làng, trước khi đủ lông cánh bay đi muôn ngả, ai ai cũng phải bước qua cái cổng làng mình. Cổng làng là một phần hồn quê yêu dấu. Dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi nhớ về nó làm ta khắc khoải. Tôi đã được Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam giao đề tài nghiên cứu khoa học: “Cổng Làng Việt trên đất Hà Tây”, tiếp theo là “Công trình nghiên cứu về những ngôi nhà cổ trên mảnh đất Xứ Đoài”. Mặt khác lại trực tiếp bắt tay vào thiết kế phục hồi di sản văn hóa một số công trình như đình, chùa, đền, miếu và cổng làng. Những nét cổ kính rêu phong, những mái đao cong vút in trên bầu trời xanh do cha ông ngàn đời tạo dựng. Đó là một phần di sản văn hóa trên Quê Hương Đất Mẹ, nó cứ khắc sâu trong tâm khảm, niềm thương nỗi nhớ giúp tôi có được những cảm xúc và hồn bóng quê hương để tôi có thể thiết kế những công trình và những chiếc cổng làng được công chúng chấp nhận và tự hào về quê hương mình, đồng thời giúp tôi sáng tác nên những vần thơ mang đậm tình quê. Chiếc máy ảnh cũng đã góp phần bổ sung nhiêu cảm xúc làm nên Hồn Việt. “Hồn Việt Thi Ảnh” cũng chiều theo lòng người mà tạo thành tác phẩm máu thịt của mình.
   Có được thành công này, tôi rất biết ơn Người bạn đời chung thủy. Em đã giành cả cuộc đời hy sinh cho chồng con. Tôi nhớ mãi trên bến sông xưa, Em tiễn chân tôi vào chiến trường, bồng đứa con thơ vừa tròn 8 tháng tuổi. Vì ai cũng biết rằng: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Trong một đoạn thơ về cuộc đưa tiễn ấy tôi viết: “Tôi nhớ rõ cái đêm/Dòng Đà Giang trôi êm/ Bỗng ào ào sóng vỗ/Rầm rập đoàn binh hành quân vào đất lửa/Em bàng hoàng tiễn biệt kẻ chinh phu/Nghèn nghẹn nghe tim mình rạn vỡ/ Một dáng hình mảnh mai/ Lặng lẽ trên con đường đất đỏ/Bồng con thơ khắc khoải tháng năm dài/Ngày ấy trung du vời vợi mây trời” (Ngày ấy gặp em).
Tôi vô cùng biết ơn Mẹ, người đã “Nửa đời góa bụa nuôi con thành người” (Lối ngàn lau). Mẹ tôi cũng như bao bà mẹ Việt Nam khác “răng đen hạt na, ăn trầu cắn chỉ”. Khi tiễn tôi ra trận, mẹ dấu con về sự mủi lòng, nước mắt chảy vào trong. Sau đó mẹ bỏ hẳn trầu cau “Mẹ tiễn con đi/Hoa cau buồn khan nở/Bình vôi đầy hóa đá/Giàn trầu vàng tiết đông” (Hương cau). Mẹ tôi góa bụa khi Người còn xuân sắc, Người một đời tần tảo nuôi con, vượt qua bao cơn sóng gió, Người “Từng đau, đau đã đau nhiều/Gói vào nước mắt câu Kiều mẹ ru” (Mùa Kẻ Chợ)
Tình yêu của Mẹ và gia đình là chỗ dựa, là nền tảng vững chắc cho những tác phẩm của mình, là một phần tạo nên “Hồn Việt”.
   Mỗi bài thơ trong sáng tác của mình là một câu chuyện, một phần đời, một ngữ điệu riêng không lẫn với ai. Nhưng nó lại là tình đời chung của mỗi kiếp nhân sinh đồng điệu! “Hồn Việt” có 36 bài thơ cùng 36 bức ảnh gắn quyện vào nhau (không kể những bức ảnh không có thơ đi kèm). Nếu đọc thơ thấy hiện ra trước mắt những cảm xúc sống động sâu lắng chạm vào trái tim con người, ngược lại nếu chỉ nhìn vào ảnh cũng thấy có cả hồn thơ trong đó.
   Trong quá trình sáng tác nhiều bài thơ được thể hiện xong, tác giả phải đi thực tế chụp những bức ảnh gợi cảm, gợi hồn, đồng điệu cùng thơ. Cũng có khi đi thực tế thấy những hình ảnh chạm vào niềm rung cảm gợi ra bao ý thơ sau đó bài thơ đã được ra đời. “Hồn Việt” chứa đựng bao nỗi buồn vui trăn trở trong tôi và cả trong tâm hồn của những bạn bè và những người đồng cảm.
   Từ trong sâu thẳm con tim, xin trân quý và cảm ơn những ai yêu thương “HồnViệt”. Mong rằng “Hồn Việt” mang nặng hồn quê, hương sắc đậm đà trong mỗi chúng ta./.
                                                                           N.Đ.L
ndlong
 
Đào Ngọc Chung
 
BÊN NHÀ SÀN, ĐỌC VÀ XEM “HỒN VIỆT THI ẢNH”
CỦA NGUYỄN ĐỊCH LONG
 
   Chỉ riêng sự hội ngộ của chúng ta hôm nay, dưới mái nhà sàn, bên núi Tản sông Đà, một vùng đất huyền thoại, đã là những giây phút quý hiếm dành cho tình bằng hữu thi ca.
   Huống chi, trong không gian đặc biệt này lại được thưởng thức thơ và ảnh của chính chủ nhân ngôi nhà sàn, kiến trúc sư Nguyễn Địch Long.
Đúng là, có thể ”đọc"ảnh và 'xem'thơ. Bởi lẽ, nói như người xưa: Trong ảnh có thơ và trong thơ có ảnh, ngôn ngữ nhiếp ảnh và ngôn ngữ thi ca đã hòa quyện vào nhau, như trái tim nhậy cảm và đa cảm của người đam mê cái đẹp. Chỉ nhìn về ảnh thôi, để tách riêng ra, tôi nghĩ thật khó phân biệt với các tác phẩm của một nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Sâu xa, anh là một kiến trúc sư, rất am tường về bố cục, hình khối, đường nét, phối cảnh... Hơn thế, anh là một nhà thơ đích thực, đã có 12 đầu sách: Chim Hồng Tước, Trăng xưa đáy mắt, Mưa tan, Gió thức, Mai sau rồi nữa. Nẻo trời, Thơ chọn, Mùa chim ngói, Hồn Việt thi ảnh, Huyền thoại mẹ, tuyển tập thơ, Hương trầm tích và Hồn Việt thi ảnh(Tái bản, bổ sung, nâng cao). Tiếp nối truyền thống Thi - Họa, có lẽ Nguyễn Địch Long là một trong số ít hiếm hoi các tác giả có sáng kiến làm Thi - ảnh.
   Đã có mươi phút truyền hình giới thiệu những bức ảnh cổng làng của anh. Chính đây là căn cứ để anh đặt tên tập sách ảnh - Thơ là Hồn Việt. Lẽ tự nhiên, hồn thơ đã tỏa ra như hương của hoa, trong từng tấm ảnh. Huống chi, cạnh mỗi bức ảnh lại có một bài thơ, giúp ta cảm nhận bằng hồn, những khoảnh khắc thăng hoa của nghệ thuật ánh sáng, Ảnh và Thơ hòaquện cho ta hiểu rõ sự đa năng của một nghệ sỹ. Nhưng điều quan trọng hơn cho ta hiểu được chân dung tâm hồn tác giả. Lan tỏa trong Hồn Việt là những khoảng khắc ưu tư, hoài niệm, nao lòng trước cảnh cũ người xưa. Xao động nhất là hình bóng Mẹ và ẩn hiện đâu đó là chân dung các thi nhân tài danh, bạc phận... Chính cội nguồn tình cảm đó, đã kết thành tứ, gợi câu chữ, ló ra chất thi sĩ của Nguyễn Địch Long.
   Xin thử dùng lại ở Xuân về cây gạo xù sao không trổ bôngHuế chiều mưa, ảnh và thơđã đạt đến độ chuyên nghiệp, thật thanh khiết và gợi cảm.
Trải lòng mình trên trang giấy là những gam màu đa sắc, âm điệu trầm ấm, nhiều khoảnglặng, đắng đót ký ức lữ hành... Đó là dấu ấn tâm trạng của:Một cánh chim lãng đãng/Ru bóng chiều vụt quaAnh như gã độc hành mãi vẫn còn vụng dại.
Chính lời tự sự chân thành đó đã làm nên giọng điệu, ngôn từ, hồn cốt thơ Nguyễn Địch Long.
   Người tự xưng danh là Gã độc hành mãi vẫn còn vụng dại kia, từng là một người lính, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng kiêm Chủ tịch Hội Kiến Trúc Sư Hà Tây. Con đường công danh của anh có thể tạm gọi là hanh thông. Vậy mà, thật khó tìm thấy trong thơ anh khẩu khí, giọng điệu thường gặp của một người từng cầm súng và từng làm công tác quản lý lâu năm. Chỉ thấy anh là một người con có hiếu, nặng tình với quê hương và trái tim luôn thổn thức trước nhân tình thế thái, nói như nàng Thúy Vân: Khéo dư nước mắt khóc người ngày xưa.
   Thì ra, Những nốt trầm, khoảng lặng trong thơ anh lại là nỗi trăn trở, suy tư đầy trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Thường phải đi qua cảm xúc buồn, mới tiếp cận được chất trữ tình công dân trong thơ anh. Xin hãy đọc bài báo Cho một thủ đô bền vững đăng trên báo Người Hà Nội số 21 (22-5-2009) để hiểu duyên cớ nỗi buồn thanh khiết của anh. Có những nỗi buồn làm cho người ta lớn lên, sâu sắc hơn để tự hoàn thiện mình. Và thơ, đã làm sống lại ký ức tuổi thơ, bồi đắp chân, thiện, mỹ cho trái tim vốn đa cảm và nhạy cảm của anh. Tôi yêu tâm thế của anh trong câu thơ: Đậu ngọn cành cao, khát gió lành. Anh luôn đắm mình trong hoài niệm, tìm về cội nguồn yêu thương, sẻ chia nỗi buồn nhân thế. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ “Con sông quê hương”và “Quê ngoại ” của anh đã được hai nhạc sỹ nổi tiếng Văn ký và Thuận Yến phổ nhạc. Hình như, chính những chiếc cổng làng đã giúp anh thăng hoa cảm xúc, gửi gắm được nhiều điều trắc ẩn, ưu tư nhất. Có thể, nhiều người nói anh đến với thơ ở tuổi đã xế chiều. Nhưng tôi nghĩ, đúng hơn anh đã dạt dào cảm xúc, thăng hoa thi hứng ở tuổi xế chiều. Trong đời, nhiều khi đến bạc tóc, người ta mới bắt gặp được tình yêu đích thực, theo đúng nghĩa đẹp nhất của từ này. Và khi đó một ngày bằng hai mươi năm. Yêu thơ, anh càng trân trọng tình bằng hữu trong thơ. Cuộc gặp mặt hôm nay, trong ngôi nhà sàn của anh, là một trong muôn một. Trong bài thơ “Nhà sàn và em” của Nguyễn Địch Long có một câu thơ  thật đắm đuối lòng người “Conmắt biết ru hồn thi sĩ. Tôi nghĩ, chính chủ nhân ngôi nhà sàn này, có con mắt ấy. Và tôi tin để viết được câu thơ ấy, đã có rất nhiều con mắt tuyệt vời ru hồn thi sĩ Nguyễn Địch Long
 
                                                                 Đ.N.C
 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)