bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 19
Trong ngày: 35
Trong tuần: 1566
Lượt truy cập: 775879

KHẢO CỨU TỤC NGỮ TRÊN TẠP CHÍ NAM PHONG

Khảo cứu  "Tục Ngữ"

trên Tạp Chí Nam Phong cách 100 năm

TS. Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương –Bắc Ninh )

1.b._nguyn_vn_hoa

Cách đây  100 năm, khoảng đầu thế kỉ 20 , trên TC Nam Phong ( xin phép viết tắt là NP) đã có bài " Tục ngữ phú " của Phạm Như Môn ( Xin phép viết tắt PNM). .Tác giả PNM viết dưới thể loại "Phú" nhưng chất liệu của bài này "lắp ghép "lại hoàn toàn là " Tục ngữ".

Nếu đếm chi li có lẽ có đến gần nghìn câu "tục ngữ" Việt .

Ca dao dân gian sang tác từ " trái tim' , còn " Tục ngữ ' thì sáng tác từ"lí trí " qua lao động sản xuất , chiến thắng thiên tai địch họa .

Thế hệ trước đúc kết truyền khẩu cho thế hệ sau . Qua con dâu , con rể hoặc các cuộc di dân tập thể , những kho tàng " văn hóa dân gian " vô giá ấy được mang theo những "chân trời góc bể".

Sau đó qua hội thoại hàng ngày , " Tục ngữ" được truyền dậy qua nhiều thế hệ! Đôi khi dù kẻ thù xâm lược có hủy diệt thậm chỉ cả " kinh đô" , nhưng những viên ngọc quý giá này vẫn được nâng niu giữ gìn trong sâu thẳm lí trí của các tấm lòng Việt.

Nhân nghiên cứu TC NP chúng tôi thấy Tác giả PNM trong tác phẩm đã chia bài "phú" của mình thành 100 đoạn.

Mối đoạn tác giả PNM đều có đặt tên theo " vần ' ví dụ như Vần khôn,giồn,ra,mặt,sự,thật,mất,lòng,trong,cân,tục,ngừ,chẳng, nào,sai,nhắn,như,ai,ôi,nghe,lời,chuyện,họp,giở,thu,hay,bày,như,phơi,thóc,lọ,là,đàn,đọc,mmấy,động,tình,vui,lao,nhiêu,khách,dơi,phàm,người,có,học,đúc,văn,rèn,liếng,đứng,bút,nghiên,trên,bậc,quan,dưới,miền,tổng,lý,cùng,thầy,nho,sĩ,vơi,chị,nữ,sinh,kính,trình,các,đấng,cả,mọi,tân,bằng,mở,trí,rộng,ghi,nên,vi,sửa,chữa,mà,chớ,chê,cười,hậu,thứ,cho,tôi,cám,ân,vạn,bội.

Bài phú độc đáo bởi đã được tác giả cấu kết các câu tục ngữ thành một tác phẩm giàu bản sắc văn hóa Việt !

Hoàn cảnh lịch sử đã khác , điều kiện kinh tế , chính trị xã hội, thậm chí khí hậu cũng biến đổi cơ bản so với thời tác giả PNM viết bài phú trên ;

Hậu WTO , nay 2011 đọc lại những câu " Tục ngữ " đầu thế kỉ 20 , nhưng theo thiển kiến chúng tôi vẫn thấy nó có giá trị truyền dậy rất hữu ích.

Xin phép được xếp sắp theo các tiêu chí dưới đây một số câu Tục ngữ từ tác phẩm phú của PNM

1- Về đồng tiền :

Đời nay nén bạc đâm toạc tờ giấy

Nhiều tiền là tiên cõi trần

Có tiền mua tiên cũng được

Đồng tiền làm phấn con người

Tiền tài thân ngoại vật , có thì rằng có, không thì rằng không

Tiền ít lại muốn thịt nhiều

Của cờ bạc để sân

Bà là bà vì tiền thóc, bà cóc vì ai

Rẻ tiền mặt, đắt tiền chịu

Tiền là áo ,gạo là cơm

Trăm ơn không bằng hơn của

Đồng tiền không chân chạy được

Của vào nhà quan như than vào lò

Trăm người bán vạn người mua

Hòn đất quăng đi , hòn chì quăng lại

Công nơ nhất trả nhì khất

Cờ bạc về sáng

Đắt như là thuốc, rẻ như rau rong

2- Về tâm linh:

Xem bói ra ma

Thần cây đa, ma cây gạo , cú cáo cây đề,: giống như nhau cả!

Lấy vợ kiêng tuổi đàn bà, làm nhà kiêng tuổi đàn ông

Khấn vái rác rơm ,tiền tài cho mồm ông thày bói

Vị thần nể cây đa

Quỷ tha ma vồ

Sống dầu đèn , chết kèn trống

Khỏe như quỷ

Xem bói ra ma , quét nhà ra rác

Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà chắc có điềm giàu

Người sống vì mồ mả , chẳng sống vì cả bát cơm

Ví dù đất biết nói năng thì răng thày rụng

Cha cũng kính mẹ cũng vái , thờ như thờ vong

Giàu làm phúc , khó làm duyên

Sông có khúc , người có lúc

Ở hậu rồi mai gặp hậu

Trai Bát Tràng ,Thành hoàng Kiêu Kị

No nên Bụt , đói nên ma

Ma cũ bắt nạt ma mới

Tam nam bất phú , ngũ nữ bất bần

Làm oán nên oán , làm ơn nên ơn

Trai cao lưỡng quyên ,gái mắt một mí

3- Về gia đình :

Phụ tử tình thâm

Chim có tổ người có tông

Con non cha già

Lấy chồng xem họ

Rau nào sâu ấy

Cha già quyền con

Chồng như giỏ vợ như hom

Con có cha như nhà có nóc

Cha sinh mẹ dưỡng

Đời cua cua máy , đời cáy cáy đào

Xẩy cha còn chú

Thấy sang quàng làm họ

Cháu bà nội tội bà ngoại

Mẹ hát con khen

Cha chung không ai khóc

Rỏ nhà ai quai nhà ấy

4- Về quan hệ xã hội

Bia miệng không mòn nghìn năm

Khôn đâu đến trẻ , khỏe đâu đến già

Ra đường hào hoa , về nhà rỗng tuếch

Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng

Cậy thế cậy thần

5- Về giầu và nghèo

Đi ngựa về xe

Chó cắn áo rách

Nhà giàu mở đám , thất nghiệp nằm đình

Đít không khố đầu không khăn

Ăn mày chẳng tày giữ bị

Có sẻn mới giầu

Thấp cổ bé họng

Giàu làm phúc khó làm duyên

Nhà có cơm tấm thịt đông

Nhà nghèo thì cơm sung cháo rền

Kẻ sang tràng kỉ bát tiên

Kẻ hèn ổ rơm nằm bếp

Kiết đến lõ tĩ

Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống

Nhà nghèo gặp bệnh trọng

Nhà giầu bán chó nhà khó bán con

Bụng đói đầu gối phải bò

Khăn mảnh bát,dép quai mo,áo nước dưa,quần cũ dỉ

Khó giữa đầu , giầu giữ của

V.v…

Trong bài "Tục ngữ phú " của PNM có nhiều câu theo chúng tôi rất độc đáo , ví dụ như

Người lùn xem hội

Thò lò ngã bốn mặt ( Tít thò lò NVH)

Mười câu nói hay không bằng một câu nói dở

Cậu chết mợ người dưng

Mẹ để đồ thì mát , con để đồ vừa tát vừa đánh

Dẫu rụng răng cũng thể hùm

Hoc dốt đồ tốt lại muốn

Chẳng giỗ thì nếp còn đấy

Một người thì kín chin người thì trống

Thủng thả thủng thỉnh,chán như con đĩ chơi trăng

Ăn cả rắn thằn lằn,còn vẽ con sư tử

Rồng leo cây nghệ ,voi đỗ cành rào

Chữ xấu mèo cào ( chữ xấu như gà bới NVH)

Mình khôn để ai dại

Nói ra giọng rượu chẳng hơi riềng cũng hơi men

Thợ may thì ăn hơi giẻ, thợ vẽ thì ăn hơi hồ, thày đồ thì ăn bớt chữ , làm gì chẳng có ăn

Gió liệu chiều che ( Gió chiều nào che chiếu ấy NVH )

Đã hỏng nồi thì lôi lấy rế

Chẳng ưa dưa có bọ ( Chẳng ưa dưa có dòi NVH)

Sang nước Lào phải ăn mắm ngóe

Vắng mặt gọi thằng Ngô , có mặt kêu Ông Sứ ( Vâng dạ trước mặt ,đấm C.sau lưng câu này tôi nghe được từ Chị Tư Vân Mĩ Tho( Tiền Giang ) thời chiến tranh đánh diệt chủng Pôn Pôt NVH).

Tớ ruồi thầy mật

Làm đĩ có gan ( Có gan làm đĩ có gan chịu đòn NVH)

Mật ít ong nhiều ( Mật ít ruồi nhiều NVH)

Bù nhìn coi dưa , đười ươi giữ ống

Phải gai lại lấy gai nhể

Hươu trỏ là ngựa ,đỉa cũng như rươi

Lếu láo bố cu nhăng ,nhếch nhác con mẹ mốc

Nói chẳng hở hàm răng

Củi đậu lại nấu đậu

Hùm tha lợn chẳng sao ,mèo tha thịt đuổi cùng củ-tỉ

Lệnh vua phải thua lệnh làng ( Phép vua thua lệ làng NVH)

Không hoài thóc ta cho gà người bới

Nửa miếng giữa làng bằng sàng xó bếp

Tốt danh hơn áo lành

Già lừa đẻ non ngựa, máu bò như tiết dê

Chó dại có mùa người dại quanh năm

Một người làm đĩ xấu cả mĩ danh đàn bà

Người chết rồi mới chết tật

Mắt sắc như dao cau ,mồm ướt như cầu rửa

Trai phải hơi gái bè vó trôi bão

v.v…

Tuy đã nghiên cứu kĩ "Tục ngữ phú" cua PNM , nhưng còn nhiều điều vẫn chưa hiểu , ví dụ

Tại sao tác giả lại đặt 100 đoạn mà không phải dưới 100 hoặc trên 100 .

Hoặc Bí ẩn đặt tên các đoạn vẫn chưa rõ , cố lí giải nhưng mới " loáng thoáng

hoặc "mù mờ " , ví dụ Vần 93 thấy có câu " Ở hậu rồi mai gặp hậu ' thấy tác giả PNm đặt cho tên " Vần hậu"; Vần 95 đặt là " Vần cho" thấy có câu "tục ngữ: Không làm ai cho".

Tác giả dùng phương pháp( phỏng vấn trực tiếp những người cao tuổi +/_ 100 tuổi hoặc thông qua các Cộng tác viên ( thày giáo /học sinh…) bằng các phiếu điều tra kiểu Xã hội học sưu tầm nào mà có "ngân hàng dữ liệu" tục ngữ phong phú như vậy?

Hoặc đi sâu vào nội dung nhiều câu Tục ngữ mà tác giả PNM sưu tầm , chúng ta vẫn chưa hiểu từng tận.

Hoặc phần kết " Tục ngữ phú" của PNM khóa lại như sau :"

Ăn cơm mới nói chuyện cũ quản chi sâu rẫy nồi canh hay thì khuyên bàn ta rặn, đúng thì như cá không ăn múi( muối NVH), vẫn biết rằng lời thì ai nghe xiết,nhiều quá hóa nhàm! Thế mà câu nói của người đời xưa hay còn sót ói. Dẫu rằng kể lể lôi thôi như trôi thòi ruột,bất hạ thiên ngôn;nhưng sánh với kẻ lo co lo bò trắng răng sai thắng kỷ bội ; xin các khan quan làm ơn xét tới "!

Có lẽ mỗi thế hệ tùy thuộc vào hoàn cảnh sống cụ thể mà " sang tác " ra Tục ngữ mới. Xin phép nêu vài ví dụ sau đây mà tôi còn nhớ :

Khi còn chiến tranh Chống giặc Mĩ xâm lược, ở phía Nam xuất hiện các câu tục ngữ

chẳng hạn : " Ăn cơm quốc gia (ám chỉ chính quyền SàiGòn) lại thờ ma cộng sản (ám chỉ theo chính quyền Hà Nội); còn ở phía Bắc lại có các câu tục ngữ ví dụ " Nghiêng đồng đổ nước ra sông" hoặc " Thóc không thiếu 1 cân , quân không thiếu 1 người , tất cả vì Miền Nam ruột thịt"

Hoặc câu " Ngày Bắc đêm Nam ' ( ám chỉ tâm sự của anh em miền Nam tập kết ra miền Bắc , tưởng 2 năm tổng tuyển cử thống nhất đất nước , nhưng phải đằng đẵng chờ đợi kiểu Ngày sống ở phía Bắc đêm lại tha thiết nhớ quê hương ở phía Nam . Sau 30 tháng 4 năm 1975 thì " hội chứng "này mới chấm dứt với hàng vạn gia đình vì Nam Bắc chia li !

Bước sang kinh tế thị trường và mở cửa , hậu WTO ngoài chợ đen (chợ trời) xuất hiên câu Tục ngữ : Tiền là tiên là Phật , là sức bất của tuổi trẻ , sức khỏe của ông già , là cái đà danh vong , cái lọng che thân , cán cân công lí?".

Đọc bài "Tục ngữ phú " của PNM cách đây gần 80 năm (bằng tuổi chị dâu cả nhà tôi quê Bắc Ninh) , thấy trí tuệ dân gian là bất tận, chỉ truyền miệng mà vẫn gìn giữ mãi cho con cháu muôn đời triết lí & kinh nghiệm sống để thích nghi thông minh nhất với từng hoàn cảnh cụ thể ./.

product2531506759683

  


In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)