bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN ĐÃ LÀM GỌN VIDEO CLIP NÀY!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÙI PHƯƠNG THẢO!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN LÃ THANH TÙNG!THƯƠNG NHỚ ĐĂNG BẤY, NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG VUI TÍNH , HÒA ĐỒNG, GIẢN DỊ!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ NGỌC YÊN!CÁM ƠN NHÀ VĂN CẦM SƠN ĐÃ LÀM VIDEO!

 

VU NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN, NGHỆ SĨ ĐIỆN ẢNH CẦM SƠN!KÍNH MỜI CÁC ANH CHỊ DỰ BUỔI TỌA ĐÀM ĐÓ XEM HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRONG VIDEO CLIP NÀY!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 87
Trong tuần: 820
Lượt truy cập: 711901

VỀ CUỐN SÁCH : "CÁM ƠN NGƯỜI SÔNG MÊ KONG"

“CẢM ƠN NGƯỜI, SÔNG MEKONG”
CUỐN SÁCH ĐỂ ĐỜI CỦA LÊ TUẤN LỘC

(Giải Nhì cuộc thi Văn hóa Đọc -
Chi hội nhà văn Công nhân năm 2022)

NGUYỄN THỊ THIỆN

anh_nha_giao_-_nha_van_nguyen_thi_thien

Tập trường ca “Cảm ơn Người, sông Mekong” của nhà thơ Lê Tuấn Lộc tôi được tặng vào dịp đầu Xuân Quý Mão. Ấn phẩm được Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc vào tháng 12 năm 2022 vừa qua.

  1. Cuốn sách vạm vỡ đầy tâm huyết.

Nói đến vạm vỡ người ta liên tưởng ngay tới một cơ thể cường tráng, con người có thân hình cao lớn, rắn chắc và khỏe mạnh. Trường ca ”Cảm ơn Người, sông Mekong” thật vạm vỡ cả về dung lượng và giá trị, ý nghĩa. Trước hết, cuốn sách có quy mô lớn với 624 trang khổ lớn (16 x 24 cm) thể hiện qua 8 chương. Tên của từng chương đã gợi mở về kết cấu của cuốn sách: Mở đầu, Đường thơ Tây Tạng, Đường lên Chùa vàng Myanmar, Thái Lan, bí ẩn như chùa vàng Baangkoc, Đường thơ Phnom penh, Cửu Long Giang ta ơi, Cảm ơn, sông Mekong, tại sông Mekong và Phụ lục. Từng chương lại gồm nhiều phần được trình bày mạch lạc. Tất cả cùng liên kết thống nhất và hướng về sông Mekong cùng những con người có duyên gặp gỡ, cùng có nhu cầu du lịch khám phá, khát khao tìm hiểu những giá trị văn hóa và
vẻ
đẹp cuộc sống quanh dòng sông. Mekoong là nguồn mạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa và tôn giáo của con người Việt Nam nói riêng, các nước Đông Nam Á và các nước ASEAN nói chung. Sông khởi nguồn từ Trung Quốc, chảy tiếp qua các nước Myanmar, Lào, Thái Lan Campuchia và Việt Nam. Với độ dài 4880 ki lomét. Mekong không chỉ cung cấp lượng nước, phù sa, dưỡng chất đảm bảo nguồn sống cho người dân ở những đất nước nó đi qua mà còn chở nặng những trị văn hóa vừa linh thiêng, vừa kì bí. Dòng sông đã khơi nguồn cảm hứng để các tác giả Việt và quốc tế có nhiều tác phẩm hay. Điều đáng nói là tuy viết về một đề tài không mới nhưng nhà thơ
Lê Tuấn Lộc - người có ý thức khai thác “những
vỉa mới cho thơ về thợ” - chữ dùng của Vũ Quần Phương) - đã có sự tìm tòi sáng tạo và có cách thể hiện riêng phong phú và khác biệt so với những tác phẩm cùng đề tài, cùng thể loại. Bên cạnh đó, thông qua cuốn sách, nhà thơ còn giúp người đọc thấy được ”sự đa dạng trong nhất quán của triết học phương Đông, về Văn hóa Phật giáo sáu nước” mà dòng sông đi qua.

  1. Thiên trường ca nhiều sáng tạo độc đáo

Nói tính độc đáo của cuốn sách là để chỉ sự mới lạ và khác biệt. Có thể hình dung trường ca “Cảm ơn Người, sông Mekong” như một con tàu chữ nghĩa chở ”những tâm tư sâu nặng nhất, như một niềm tri ân sâu sắc đối với dòng sông kỳ vĩ, linh thiêng” của nhà thơ Lê Tuấn Lộc. Ấn phẩm đến với bạn đọc là kết quả của sự vượt qua thử thách ”khó khăn chồng chất khó khăn” đúng như tác giả chia sẻ trong “Tự bạch vì sao có tác phẩm này” ngay sau lời cảm ơn ở những trang đầu sách. Với quyết tâm cao cộng hưởng với niềm thi hứng tràn đầy tâm huyết cùng óc tưởng tượng sáng tạo, sự nỗ lực và kiên trì trong suốt 7 năm trời, ròng rã từ 2015 đến 2022, cuốn sách đã được nhà thơ hoàn thành trong niềm hân hoan chào đón của rất nhiều bạn đọc. Sự mới mẻ và khác biệt trong phương thức biểu đạt của tác phẩm thể hiện ở nhiều khía cạnh.

Hình thức thể hiện của cuốn sách là trường ca, thực chất là tình ca, một tác phẩm dài bằng thơ, có nội dung và ý nghĩa xã hội rộng lớn. Tác phẩm có nội hàm và cốt truyện như một thiên tiểu thuyết tình cảm bằng thơ. Người yêu thích du lịch có thể coi đây là một trường thiên du ca với sự tập hợp rất nhiều bài thơ, liên kết bởi những con người gặp gỡ nhau như là định mệnh. Tình yêu của Trúc và Mai ở mọi cung bậc cảm xúc của hai tâm hồn đồng điệu lúc yêu nhau tha thiết, lúc giận hờn ghen tuông dữ dội do lầm tưởng; song cuối cùng vẫn yêu nhau say đắm, đem đến sự thăng hoa, dạt dào cảm xúc lãng mạn. Kiều Mai đã đối đáp với người yêu bằng những vần thơ tình viết trên dòng sông, viết lên bầu trời, thả vào vũ trụ. Trúc viết nhiều thơ gửi cho Mai nhưng nhiều khi lại xé đi. Còn gì bay bổng và lãng mạn hơn thơ để nói lên tiếng nói của tình yêu dào dạt?

Thiên trường ca có cốt truyện hấp dẫn, kể
về hành trình du lịch suốt dọc sông Mekong của một cặp đôi tình nhân từ Tây Tạng, qua các nước Myanmar, Lào, Thái Lan Campuchia và điểm cuối là Việt Nam. Tác phẩm trường ca nhưng lại không liền một mạch mà là sự tập hợp liên kết hàng
trăm áng thơ của nhà thơ có tên Măng Trúc - sự hóa thân của chính tác giả - và một người đọc
yêu thơ, biết thưởng thức cảm nhận thơ ca - môn nghệ thuật ngôn từ tinh tế và hàm súc nhất - là Kiều Mai. Cũng chính nhờ tình yêu giữa đôi trai tài, gái sắc đã khiến cảm xúc trong Kiều Mai thăng hoa rồi cô trở thành người biết làm thơ. Thực chất, đây cũng là sự phân thân tâm trạng của chính
tác giả.

Nhân vật trung tâm được nhà thơ dày công xây dựng, có tính cách và số phận khá đặc biệt
làm nên linh hồn của cuốn sách là Măng Trúc và Kiều Mai với mối tình tuyệt đẹp nhưng đầy bi kịch của hai người. Tên của hai nhân vật cũng được tác giả đặt với dụng ý nghệ thuật rõ rệt. Ca dao Việt có câu: Có mai có trúc mới nên xuân… Măng Trúc
hơn Mai 15 tuổi, vốn là một Tiến sĩ về Môi trường học đồng thời còn là một nhà thơ, rất yêu nghệ thuật. Anh là chàng trai tài hoa, lãng tử nhưng kiêu kỳ. Kiều Mai vốn là một hoa hậu nhưng cô không công khai điều đó. Tuy là kết quả giao thoa của hai dòng máu Việt - Thái, sinh ở Nam Lào nhưng Kiều Mai sống với bà ngoại ở Sài Gòn nên am hiểu văn hóa Việt. Mẹ cô là người Việt - cũng là một hoa hậu ở thời kỳ trước. Bố cô người Thái Lan, là một doanh nhân thành đạt. Thật không may và thương tâm:
cả bố và mẹ Kiều Mai cùng bị mất đột ngột vì
một tai nạn giao thông thảm khốc, để lại cho cô khối tài sản lớn. Do đó cô mới có điều kiện đi du lịch xuyên quốc gia, hơn nữa về sau lại còn bao cấp cho Măng Trúc.

Nghệ thuật tự sự và trữ tình trong thiên trường ca có sự kết hợp hài hòa và hấp dẫn. Mở đầu là chuyến bay định mệnh và mối tình sét đánh. Mùa thu năm 2010, đôi bạn trẻ gặp và yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên trong chuyến bay từ Hà Nội, Măng Trúc dự Hội thảo về Tài nguyên và Môi trường sông Mekong tại Nha Trang. Cô gái “má hồng, môi đỏ, tên Mai”. Họ quen nhau từ trên máy bay. Cuộc thăm mộ danh nhân - bác sĩ Yrsin, người có tấm lòng cao cả và tài năng y học hiếm có, cống hiến hết mình cho khoa học và con người - đã gắn kết đôi bạn trẻ dường như sinh ra để dành cho nhau. Cuộc tình của đôi trai gái ấy vừa chớm nở đã bùng lên mãnh liệt nhưng thật bất ngờ khi Măng Trúc biết rằng người đẹp nói đã có chồng. Hy vọng lại được nhen lên vì Trúc biết Kiều Mai đã chia tay chồng. Cùng du lịch Tây Tạng, cõi đất Phật mà Trúc hằng ao ước trong đời. Kiều Mai cùng Măng Trúc có lời giao kết đêm Hồ Tây khi hai người đi cà phê. Trên cao nguyên Tây Tạng, hai người đã th nguyện trên đất Phật và cùng ký một giao ước lạ lùng: Hợp đồng yêu năm năm với điều kiện là ngủ chung, ăn chung tiêu chung nhưng không được ân ái. Ai vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt. Vượt qua những cám dỗ bản ngã thông thường, tình cảm của cả hai càng thêm sâu sắc. Chính sự thăng hoa cảm xúc đã khiến hai người có những bài thơ tình thật hay. Có những khi Trúc làm thơ cho Mai mà không gửi: ”Nhớ lắm thôi như là khát nước/ Nước không uống được/ Nhớ muốn đến mà không đến được/ Gần mà xa vô cùng…”. (Lại nhớ lắm thôi - trang 190). Hoặc bài khác như: “… Bao giờ bình yên em sẽ nhớ anhNỗi nhớ như sao, lung linh vời vợi/ Tình yêu mới lửa cháy bùng, gió thổi/ Anh như sao cuối trời” (Rồi em sẽ nhớ anh - trang 191). Hai người giữ được cam kết trong một năm du lịch tại Tây Tạng. Tuy vậy, giông bão nổi dữ dội khi họ tới Tam Giác Vàng - vùng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan và Myanmar. Mai gặp lại người tình cũ tên Phiện, đầu sỏ một toán cướp. Gã đã thực hiện mưu hèn kế bẩn bằng việc lén bỏ ma túy vào túi Mai, cho người đóng
giả làm cảnh sát Myanmar bắt Mai và Trúc khi
hai người đang du hành trên sông Mekong. Tại hang ổ, tên Phiện đã đè ngửa Mai để đổ thuốc
kích dục rồi sau đó làm tình ghê tởm. Thỏa mãn thú tính, bọn cướp còn lấy hết tiền, vàng mà hai người mang theo rồi trả tự do cho đôi tình nhân. Măng Trúc ghen và căm hận đã chia tay Kiều Mai, cho rằng cô đã vì nhục dục chà đạp lên tình cảm
của anh
và hợp đồng đã cam kết. Hai người theo hai công ty du lịch khác nhau. Trong nhớ thương, họ vẫn gửi cho nhau thơ tình qua Facebook. Khóa tu ngắn ngày trên đất Chiềng Mai ở Thái Lan khiến hai người hiểu rõ cả hai vẫn còn yêu nhau, Măng Trúc hiểu rõ nỗi ấm ức của Kiều Mai. Rồi đến Lào, hai đoàn du lịch gặp nhau, điệu hát Lăm Vông đã kết nối hai tâm hồn. Khóa tu tại những ngôi chùa rất đẹp trên đất nước Triệu Voi khiến Măng Trúc có nhiều bài thơ hay và lại thư cho Kiều Mai. Họ cùng trở về Việt Nam và quyết định làm đám cưới trên sông Hậu. Mai mặc đẹp nhất với váy trắng và vòng hoa cài đầu. Nhưng thật đau đớn làm sao,
vào đúng
đêm tân hôn ấy, do xả nước bất ngờ ở các đập thủy điện từ thượng nguồn sông Mekong, nước sông Hậu đột ngột dâng cao, bị lật thuyền nên Mai đã bị nước cuốn đi mất tích. Sư thầy làm lễ cầu siêu cho cô. Còn Măng Trúc vẫn tin Kiều Mai hãy còn ở đâu đó “vì những bài thơ tình hay nhất
vẫn còn”
… Trúc lang thang tiếp tục viết những bản tình ca.

  1. Cuốn sách để đời của nhà thơ.

Nhà thơ Lê Tuấn Lộc (sinh 1949, Thanh Hoá bút danh Lê Vũ Hạnh Phúc) là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, tốt nghiệp ngành Khai thác mỏ năm 1972, đã xuất bản hơn 20 đầu sách, từng nhận giải thưởng về kịch nói; Giải Nhì thơ về công nhân của Hội nhà văn Việt Nam phối hợp với Bộ giao thông vận tải và một số giải thưởng khác.

Cuốn “Cảm ơn Người, sông Mekong” là sự bt phá thể hiện một bước tiến mạnh mẽ và táo bạo trong sự nghiệp sáng tác của một nhà thơ ở tuổi “xưa nay hiếm” với chủ đề phong phú mà nhất quán, giàu sức thu hút bạn đọc bởi không bó hẹp ở chuyện tình yêu đôi lứa, ở những chuyến du lịch hấp dẫn, thú vị và bí ẩn. Trong trường ca, những khám phá về tâm linh, những phong tục của vùng miền được phản ánh và hội tụ. Mặt khác, vấn đề môi sinh trong lành và phát triển bền vững đang được đặt ra bức thiết ở Việt Nam cũng là mối quan tâm của các cấp chính quyền, nhà chức trách và mọi công dân trong khu vực sông Mekong. Qua lượng thông tin ngồn ngộn và đa dạng trong tác phẩm, người đọc vô cùng ngưỡng mộ, khâm phục năng lực sáng tạo, sự tìm hiểu khám phá nhiều tầng văn hóa của tác giả. Chính nội dung sâu sắc, giàu chất nhân văn ấy lại được thể hiện qua lối tự sự và trữ tình hấp dẫn, giọng điệu đa giới tính, truyền cảm. Có thể nói ”Cảm ơn Người, sông Mekong” là cuốn sách để đời của nhà thơ Lê Tuấn Lộc dành cho hôm nay và cho mai sau.

hoa_sung_1 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)