bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 69
Trong tuần: 1047
Lượt truy cập: 750094

VỀ THĂM MẸ

VỀ THĂM MẸ

Đinh Nam Khương

Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi
Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con
Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

“NGHẸN NGÀO THƯƠNG MẸ NHIỀU HƠN”

Có một con người suốt đời ta phải mang ơn đó là người mẹ! Tình mẹ bình dị mà
thiêng liêng vô cùng đã khơi nguồn cảm hứng để nhà thơ Đinh Nam Khương (1949 -
2018 - Mỹ Đức, Hà Nội), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sáng tác  bài thơ "Về thăm
mẹ" rất cảm động. Thi phẩm là tiếng nói từ trái tim dạt dào tình yêu thương, niềm nhung
nhớ khôn nguôi khi người con nơi xa về thăm nhưng mẹ vắng nhà.
Bài gồm 14 câu thơ theo thể lục bát truyền thống với lối gieo vần và ngắt nhịp
đảm bảo đúng luật mà vẫn rất tự nhiên. Dùng thể thơ có âm điệu dìu dặt, du dương để
nói về tình mẹ là sự lựa chọn sáng suốt của tác giả. 
Bài khởi nguồn từ cảm xúc, tâm trạng của người con đi xa quê nay trở về thăm
mẹ nơi ngôi nhà thân thương: "Con về thăm mẹ chiều đông/ Bếp chưa lên khói mẹ không
có nhà". Với lối ngắt nhịp chẵn, những câu thơ tự nhiên, lời thơ giản dị dường như
không một chút dụng công nghệ thuật đã nói rõ thời gian là một buổi chiều mùa đông.
Cái lạnh của ngoại cảnh, của thời tiết càng dễ gợi nhớ, gợi thương. Không gian ngôi nhà
quen thuộc nhưng điều khác biệt là: "Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà". Câu thơ dung
dị, hình ảnh nhiều sức gợi: căn bếp là nơi luôn gắn với người mẹ và công việc nội trợ và
những bữa cơm gia đình sum họp đầm ấm. Việc “mẹ không có nhà” mang ý nghĩa bản

lề mở ra một trường cảm xúc mới. Vậy nên chủ thể trữ tình - người con mới có hàng loạt
những diễn biến tiếp theo trong hành động và cảm xúc: "Mình con thơ thẩn vào ra/ Trời
đang yên vậy bỗng oà mưa rơi". Từ láy "thơ thẩn" được người viết sử dụng đắt giá chỉ
tâm trạng nghĩ ngợi vẩn vơ, lan man về một điều gì đó. Hình ảnh "Trời đang yên vậy
bỗng oà mưa rơi" rất ấn tượng. Đây có thể tả thực cơn mưa bóng mây bất ngờ của đất
trời; có thể "bỗng oà mưa rơi" là nỗi lòng nhớ thương mẹ trào dâng vỡ òa đến không
kìm lại nổi. Dù là cách nào câu thơ cũng rất ấn tượng, tạo ám ảnh cho người đọc.
Cảnh vật quanh ngôi nhà của mẹ được tái hiện qua những dòng thơ tiếp. Người
con quan sát đồ vật trong nhà, thứ nào cũng gợi nhớ gợi thương về mẹ: "Chum tương mẹ
đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa/ Áo tơi qua buổi cày bừa/ Giờ còn lủn
củn khoác hờ người rơm/ Đàn gà mới nở vàng ươm/ Vào ra quanh một cái nơm hỏng
vành".  Chum là vật dụng bằng sành cỡ lớn, miệng tròn, ở giữa phình ra và thót lại phần
đáy; ở đây dùng đựng tương, thứ nước chấm quen dùng của nhà nông được làm từ gạo
nếp và đậu nành. Dùng nghệ thuật liệt kê kết hợp với miêu tả: chum tương, nón mê, áo
tơi, nơm hỏng vành – toàn những đồ dùng quen thuộc của nhà nông nghèo - cùng với
đàn gà vừa nở "vàng ươm" khiến nhà thơ càng nhớ tới mẹ với đức tính chịu thương chịu
khó trong mọi công việc. Cảnh vật trong nhà vẫn như xưa nhưng lúc mẹ có nhà người
con chưa để ý chăng? Bây giờ mẹ đi vắng, đồ dùng nào cũng in dấu ấn bàn tay lam làm
và hình bóng của mẹ. Ca dao xưa nói rằng: "Mẹ già như chuối ba hương/ Như xôi nếp
một như đường mía lau". Và tục ngữ có câu: "Một mẹ già bằng ba mẫu ruộng". “Túi
khôn” ấy của ông cha đã nói lên một thực tế: chẳng có gì hạnh phúc hơn là ta có mẹ trên
đời. Giờ đây mẹ vắng nhà, đồ vật nào cũng chất chứa kỷ niệm về đức hy sinh và tình
thương của mẹ. Cao trào cảm xúc của bài kết đọng ở những câu cuối:  "Bất ngờ rụng ở
trên cành/ Trái na cuối vụ mẹ dành phần con/ Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/ Rưng
rưng từ chuyện giản đơn thường ngày". Hình ảnh “ trái na cuối vụ” bất ngờ rụng xuống
gợi nhà thơ nghĩ tới món quà "mẹ dành phần con". Nỗi nhớ thương mẹ vốn đã thường
trực trong tâm trạng, giờ đây thêm một giọt nước tràn ly khiến chủ thể "nghẹn ngào...
Rưng rưng" vì xúc động và càng thương mẹ nhiều hơn. Nếu không thiết tha đau đáu
niềm thương nhớ mẹ, người con không thể có cách nghĩ như vậy. Với những giá trị
nhiều mặt về nội dung và nghệ thuật, bài thơ đã đạt Giải A cuộc thi thơ năm 1981 - 1982
của báo Văn nghệ. Thi phẩm cũng được tặng thưởng Bài thơ hay nhất năm 1992 của

Báo Văn nghệ Quân đội và Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003. Đáng quý hơn nữa,
bài thơ được tuyển chọn trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 của Bộ sách Cánh Diều.
Bài thơ là tiếng nói cảm xúc chân thành thể hiện tình cảm nhớ thương tha thiết
của người con khi về thăm mẹ. Cảnh vật vẫn như ngày xưa khiến lòng người con càng
xúc động và càng thương yêu, biết ơn mẹ nhiều hơn.

NGUYỄN THỊ THIỆN – Nhà số 2 ngõ 19/ 20 Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

tho-bien-dem

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)