bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 113
Trong tuần: 1018
Lượt truy cập: 749562

TRUYỆN CỦA NGUYỄN KIM RẪN

Nhiếp tơ kể chuyện

                                             NGUYỄN KIM RẪN

 

Ò Ó… O… O…

Tiếng bác Trống làm tôi giật mình. Thế có tiếc không.Tôi đang mơ tôi thành người lớn, lại có bộ lông sặc sỡ không kém bác Trống. Ôi chao, tôi đẹp và oai quá!... Giờ thì lại thành Nhiếp tơ rồi. Nhiếp tơ là mẹ tôi đặt cho tôi đấy. Chả là tôi có bộ lông màu vàng và mượt như tơ trong nong tằm của bà chủ mà. Tôi đang suy nghĩ miên man thì mẹ tôi đã cục cục bên cạnh:

  • Nhiếp tơ, dậy đi con! Dậy để mẹ dẫn đi kiếm ăn nào!
  • Ứ, con mặc kệ!
  • Ồ… con trai mẹ phải ngoan chứ! Các anh, chị và các em con đi cả rồi.

Hay là con nhịn đói vậy nhé!

  • Không, con không đi với mẹ đâu. Con đi chơi với bác Trống cơ!

Mẹ tôi có vẻ buồn. Mẹ quay ra chỗ các anh, chị, tôi cục cục mấy tiếng. Rồi tôi chỉ còn nghe loáng thoáng xa xa những tiếng chiếp chiếp, cục cục. Tôi nhắm mắt lại. Lát nữa, thế nào bác Trống cũng gọi tôi. Đi theo bác, tôi cứ việc nhởn nhơ, chơi này, xem hoa này, chẳng phải làm gì cả. Thế mà cứ đói bụng là có cái ăn liền. Bác Trống tài ơi là tài! Mà sao mãi chẳng thấy bác Trống gọi nhỉ? Tôi choàng dậy, lon ton chạy đi. Đến cổng nhà bác Trống, tôi đã gọi líu ríu:

  • Bác Tống ơi! Bác còn nhà không bác Trống ơi!
  • Nhiếp tơ đấy phỏng?

Bác kéo dài giọng gọi. Ôi mừng quá. Kìa bác Trống đang thò cổ ra cửa gọi tôi:

  • Vào đây Nhiếp tơ!
  • Dạ!
  • Tôi chỉ khua đôi chân hồng một lúc là váo tới nhà. Bác Trống đang lấy

mỏ chải từng sợi lông, rồi lại ngoái cổ soi mình trong bát nước. Bác có bộ lông tuyệt quá! Màu đỏ như lửa. Mấy cái lông ở cánh đen nhánh. Mỏ và chân thì vàng suộm. Trông oai ơi là oai. Tôi sốt ruột hỏi bác:

  • Bác ơi! Bác cháu ta có đi kiếm ăn không?
  • Cháu cứ yên tâm. Nhiếp tơ ngoan ngoãn và xinh đẹp ạ!
  • Cháu đẹp như bác, bác nhỉ?
  • Hà! Hà! – Bác Trống tươi cười nhìn tôi – Cháu của bác đẹp nhất!

Bác nói làm tôi thích thích là… Tôi hỏi bác:

  • Sao bác không phải đi làm mà bác dậy sớm thế?
  • Ồ! Cháu yêu quý của bác. Bác phải dậy sớm để gọi mọi người dậy đi

làm chứ. Mọi người càng làm việc nhiều, làm việc hăng hái thì bác cháu mình mới càng dễ có cái ăn cháu ạ! Đẹp như bác cháu mình mà bới đất thì… eo ơi…

Tôi vừa nghe nói lại vừa ngắm đôi cánh mềm mại tơ non của mình.

  • Thế hôm nay ta đi đâu hở bác?
  • Lại kho lương thực chứ đâu.

Ôi, “kho lương thực ”! Tôi mừng thầm. Mấy hôm đi với bác, tôi no căng bụng. Toàn gạo trắng muốt. Ở đấy, người đông. Xúc gạo đổ vào bao bì, vào túi du lịch v… v… thế nào cũng vương vãi. Tha hồ ăn, chả phải đào, phải bới gì cả. Sướng quá! Thế là tôi và bác lại đến kho lương thực. Bác Trống đi trước.  bước chậm rãi. Tiếng chân bác cộc cộc nhịp nhàng. Tôi cũng khuỳnh hai cánh nhỏ xíu và dang rộng chân để bước cho oai. Eo ơi! Bước tôi sao mà ngắn thế! Chỉ một tý là cách bác một khoảng. Tôi lại phải chạy một chặp. Xa xa mẹ tôi đang chúc mỏ xuống đất tim cái gì, rồi lại lấy chân cào cào đất cát tung toé. Mấy đứa em tôi mới chập chững nhưng cứ bước lấy bước để hết chỗ này đến chỗ khác. Mẹ tôi dại quá, suốt ngày đào bới, chẳng nghỉ chút nào. Mà sao mẹ tôi lại thế cơ chứ? Cứ như tôi với bác Trống có phải sướng hơn không? Đằng này, mẹ tôi lại còn buồn khi tôi đi theo bác…

Kho lương thực đây rồi. Người mua gạo đông quá. Tôi chạy một mạch đến chỗ bàn cân. Lạ quá! Lạ quá! Chẳng thấy cái cô Mơ béo đâu. Mọi hôm cô vẫn đứng cân gạo cơ mà. Tôi chỉ thấy mọi người đặt nhưng cái túi đầy gạo của mình lên bàn cân rồi tự cân lấy. Ai cũng gật đầu rồi bưng gạo ra. Tôi chạy chỗ mấy cô giao gạo. Gọi đến ai, các cô lại nhặt những túi gạo nhỏ: túi ba cân, túi năm cân đem đổ lên cái phễu tôn. Người lấy gạo chỉ việc đặt miệng túi dưới phễu. Gạo rót vào túi, không vương ra ngoài một hạt. Thì ra, cái cân chỉ để cho người mua gạo thử lại mà thôi. Chiếp… chiếp… ôi! Kiểu này thì bác cháu tôi đến chết đói mất. Tôi thấy bác Trống cứ nhìn mãi cái miếng vải đỏ có chữ vàng rồi lại cụp đôi mắt thau của bác xuống. Tôi buồn bã hỏi bác:

  • Bác ơi! Bác nhìn cái gì thế?

Khẩu hiệu của họ đấy… “Chống vương vãi tiết kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Thảo nào…

Giọng bác rõ ràng buồn buồn. Tôi hỏi:

  • Làm sao bây giờ hở bác?
  • Cứ đợi đấy! Rồi sẽ có cái ăn.

Bác nói rồi lững thững đi quanh các bao gạo xếp ở sân. Tôi nhìn theo từng bước của bác. Đến gần một bao gạo, bác mổ bao lấy gạo ăn. Bỗng mắt tôi hoa lên.

  • Quác qua… ác! – Bác Tống kêu thất thanh rồi vỗ cánh chạy thục

mạng ra phía cổng kho. Một người thấy bác moi gạo đã vụt ngay cái đòn gánh vào lưng bác và quát. Thấy vậy, tôi vội vã bước về phía mẹ. Đằng sau tôi hãy còn vang lên tiếng chửi:

  • Phải làm mà ăn chứ! Đi ăn cắp có ngày toi mạng…

Mẹ tôi vẫn bới, vẫn tãi cho các anh, các em tôi xúm vào mà nhặt, mà mổ. Ôi… ngượng chết được. Tôi dập dừng không dám bước lại. Cái út nhìn thấy tôi reo lên:

  • Mẹ ơi! Anh Nhiếp tơ kìa!

Mẹ tôi vừa ngước lên thì mấy anh tôi đã xua xúa mắng tôi:

  • Đồ lười! Không chịu tìm bới mà ăn!
  • Cục… cục… - Mẹ tôi trầm giọng xuống – Đừng mắng em các con!

Nhiếp tơ, lại đây…

Ôi! Tiếng gọi của mẹ!Tôi đến với mẹ. Mẹ hiền từ dang đôi cánh rộng ôm tôi vào bên mình.

N.K.R

chim_cuoc

 

 

 

 

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)