bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 13
Trong ngày: 134
Trong tuần: 964
Lượt truy cập: 748532

VŨ NHO BÌNH BÀI THƠ ĐI LỄ CHÙA

ĐI  LỄ  CHÙA 

                                    Dư Thị Hoàn

Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa           

Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ 
Người thứ nhất thở dài:
- Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng!
Người thứ hai chép miệng:
- Vô phúc nhất người đàn bà không con!
Người thứ ba cười buông:
- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng.
Người thứ tư điềm đạm:
- Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con!     
Người thứ năm:
- Mô Phật
Lão xà ích giật dây cương
Roi quất
Tung bụi đường. 

Lời bình của Vũ Nho

Người phụ nữ Việt Nam khi còn trẻ thì chăm chỉ làm lụng nuôi nấng con cái lo lắng trọn vẹn cho gia đình. Đến khi đứng tuổi về già thì có một thú vui là đi lễ chùa. Chả thế mà đã có câu tục ngữ “Trẻ vui nhà, già vui chùa” với những dị bản “ Trẻ chơi nhà, già chơi chùa” hoặc “Trẻ vui chốn ở, già vui cảnh chùa”. Đi lên chùa, vãng cảnh hay thắp hương đều thể hiện tấm lòng thành muốn cầu xin trời Phật phù hộ độ trì cho mạnh khỏe, bình an, yên hưởng tuổi già cùng con cháu. Lễ chùa là một hoạt động tâm linh.

Trong bài thơ này có năm người đàn bà, cùng đi lễ chùa bằng phương tiện xe ngựa ( chắc là đi chùa xa nên mới thuê xe ngựa. Không phải xích lô, cũng không phải là taxi hay xe máy). Cả năm người đều mang vật tế lễ lên chùa ( Chỗ này có thể nhà thơ sơ suất, đối với chùa thì có vật lễ, không có vật tế). Theo sách hướng dẫn vào chùa lễ Phật thì lễ vật mang lên chùa thường là hương, nến, hoa, quả, và nước. Họ đi lễ chùa nhưng chưa đến chùa mà mới đang trên đường. Và năm nhân vật nói chuyện với nhau. Không hiểu sao, họ đều nói về cuộc đời và nỗi khổ của người đàn bà, của giới mình.

          Có bốn loại người phụ nữ với những nỗi khổ khác nhau, không ai giống ai. Được bốn người nhắc đến.

  • Khổ vì không chồng! Không chồng vì bất cứ lí do gì đều khổ. Một mình phải tự lo, tự liệu. Nhất là người đàn bà có con mà không chồng ( vì cả nể cho nên sự dở dang) lại càng khổ. Dân gian đã ví : “Chòng chành như nón không quai/ Như thuyền không lai, như ai không chồng”. Đây là sự “Tội nghiệp nhất”!
  • Khổ vì không con! Phụ nữ có thiên chức làm mẹ. Lấy chồng để sinh con đẻ cái, nỗi dõi tông đường. Không có con, dù là gái hay trai thì thật la đau khổ. Đó là lỗi “tuyệt tự”, cho nên được coi là “Vô phúc nhất”!
  • Khổ vì không khóc nổi trước mặt chồng! Vì sao không thể khóc nổi? Vì bị oan ức? Vì bị kì thị, khinh miệt? Vì,… Nhưng vì bất cứ lí do gì thì đây cũng là điều “ Bất hạnh nhất”!
  • Khổ vì không thể cười được khi thấy con. Vì sao lại không thể cười khi nhìn thấy con? Vì đã bỏ con quá lâu? Vì  bị con từ chối không nhận mẹ? Vì nhà chồng không cho phép? Vì… Nhưng bất cứ vì lí do gì thì đây cũng là điều “ Tuyệt vọng nhất”!

Bốn người nói ra bốn nỗi khổ của đàn bà, của giới mình, nỗi khổ nào cũng ở mức tột đỉnh với từ “nhất” đi kèm khẳng định:  Tội nghiệp nhất! Vô phúc nhất! Bất hạnh nhất! Tuyệt vọng nhất!

Dù người nói thở dài, chép miệng, cười buông hay điềm đạm thì bốn nỗi khổ kia là những nỗi khổ mà bất cứ người đàn bà nào chỉ cần vướng vào một thì cũng đã tột cùng đau khổ.

Người phụ nữ thứ năm không thể hiện thái độ ( thở dài, chép miệng, cười buông hay điềm đạm)  không góp chuyện gì , mà chỉ  đơn giản niệm hai từ “ Mô Phật”! Phải chăng, khi người ta thốt lên lời cầu nguyện “ Mô Phật”, tức là người ta đã viện đến Phật để mong được chia sẻ, được giải tỏa, được an ủi? Và đó cũng chính là lí do vì sao những người phụ nữ Việt dù ở hoàn cảnh nào vẫn năng đi chùa, năng đến với Phật để không chỉ cầu cho bản thân mình, mà còn cầu cho gia đình mình, làng xóm mình, giới mình được bình an.

     Lão xà ích không nói năng gì,  chỉ thể hiện bằng hành động “giật dây cương/Roi quất/Tung bụi đường”. Phải chăng con người này cũng đồng cảm với những người đàn bà, cũng muốn thúc ngựa đi nhanh để họ có thể  chóng tới nơi  dâng  lễ,   nơi chùa chiền, để  mong Phật từ bi độ trì cho những nỗi khổ đau của con người, nhất là những người phụ nữ!

     Có thể nói bài thơ “Đi lễ chùa”  vừa phản ánh một phong tục đẹp về tâm linh, vừa thể hiện một sự cảm thông  sâu sắc của một phụ nữ làm thơ với giới  mình về những điều mà cụ Nguyễn Du từng thốt lên đầy cảm thông : “Đau đớn thay phận đàn bà!”

 

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)