bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

Xin chân thành cảm ơn ban biên tập CLB Văn chương đã đăng bải chia sẻ thông tin về hành trinh tìm dấu tích phàn mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương như mò kim đáy biển

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 133
Trong tuần: 1122
Lượt truy cập: 751366

BỐ Ở ĐÂU?

BỐ Ở ĐÂU?

(Đăng tuần san Đời sống gia đình số 35 ngày 30 / 8/ 2018)

                                     Vũ Ý Nhi

                                                                                                                   Nhân ngày giỗ bố

Bố ở đâu?

Tàu cau cười nghiêng trong nắng

Đoá hồng rung rinh

Chùm khế lúc lỉu quả xanh

Hương mộc quyện trong không gian

Hương ngọc lan nồng nàn ngõ nhỏ  

 

Bố ở đâu? 

Trong muôn nghìn nỗi nhớ

Trong câu thơ đang đọc dở dang

Trong tâm tư về Hoàng Hạc Lâu bố giảng cho con

Trong hơi nóng ấm trà vừa pha đặc sánh

 

Bố ở đâu? 

Bát bún thang

Củ khoai sọ chấm vừng

Nắm xôi bỏ dở

Chẳng thấy bố ăn

 

Bố của con đã là của ngàn năm.

Nguồn: Trang facebook cá nhân Ý Nhi Vũ - 8 - 2018

LỜI BÌNH

 “BỐ CỦA CON ĐÃ LÀ CỦA NGÀN NĂM” 

Trong cuộc sống hiện tại, ta vẫn  thường nghe nói “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Nhưng một nghịch lý diễn ra là cảm hứng thơ về mẹ vô cùng phong phú  nhưng  thơ viết về bố lại không  nhiều. Trong số đó, tôi rất thích bài thơ “Bố ở đâu?” trên đây của  tác giả Vũ Ý Nhi – một người bạn cùng khóa học Đại học Sư phạm Văn khoa. Bài thơ Ý Nhi viết nhân ngày giỗ lần thứ  ba  bố đẻ  của mình (8/2015 – 8/ 2018).

Người bố bài thơ nói đến là cố Phó  Giáo sư  Vũ Đức Phúc ( 1920 - 2015), bút danh Nguyễn Hồng Kỳ, Lãng Bạc, Lê Hậu, Tấn Trung, một nhà lý luận phê bình văn học kỳ cựu, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp Chí Văn học từ 1971, một nhà cách mạng lão thành  Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Ông là người giàu nghị lực, có lối sống  giản dị, khiêm nhường nhưng kiến thức văn chương rất sâu rộng. Mặc dù người bạn đời ra đi từ khi ông chưa tới bảy mươi tuổi nhưng ông đã vượt qua mọi mất mát đau thương và tất cả khó khăn trong cuộc sống đơn thân  để tiếp tục cống hiến cho xã hội. Ông đã đóng góp không nhỏ đào tạo nên một thế hệ vàng cho Viện Văn học trong vài ba thập niên cuối thế kỷ XX. Ông ra đi để lại nỗi tiếc thương khôn nguôi cho người thân và các thế hệ học trò.  Với thể thơ tự do, ngôn từ thuần Việt giàu xúc cảm, bài thơ là lời giãi bày tình yêu thương sâu sắc,  nỗi  nhớ tiếc khôn nguôi của con gái đối với  bố, cũng là  người thầy giáo rất đáng kính của mình. Tên bài thơ cũng là câu mở đầu của ba  khổ thơ trong bài đều là một câu hỏi  đầy ám ảnh “Bố ở đâu?”. Câu hỏi tu từ cũng  à điệp ngữ này như những tiếc nấc nghẹn ngào, khắc sâu  nỗi nhớ thương khó nói hết bằng lời. Mở đầu, tác giả chọn đượcnhiều hình ảnh gắn bó mật thiết đến  người bố bởi đây là những cây ăn quả, những loài hoa  đẹp, thơm do chính tay bố gieo trồng , tưới tắm, chăm sóc suốt  bao năm tháng trong  khu vườn nhỏ thân thuộc: Tàu cau cười nghiêng trong nắng /  Đoá hồng rung rinh /  Chùm khế lúc lỉu quả xanh / Hương mộc quyện trong không gian / Hương ngọc lan nồng nàn ngõ nhỏ”. Nghệ thuật nhân hóa “Tàu cau cười nghiêng trong nắng”  và  “Hương ngọc làn nồng nàn ngõ nhỏ” cùng với việc dùng nhiều từ láy  “rung rinh”, “lúc lỉu”, “nồng nàn” thật  giàu sức gợi, khiến cho cây và hoa cũng như có linh  hồn, cũng thấm đượm tình người. Cây và hoa ấy chính là một phần của người bố để lại, giờ đây trở thành nhịp cầu kết nối  giữa người đã khuất và người còn sống. Tiếp đó, tác giả đưa người đọc đến với tầng  tâm thức cao sâu hơn về người bố. “Bố ở đâu? / Trong muôn nghìn nỗi nhớ / Trong câu thơ đang đọc dở dang /  Trong tâm tư về Hoàng Hạc Lâu bố giảng cho con / Trong hơi nóng ấm trà vừa pha đặc sánh”. Bố của nhà giáo Vũ  Ý Nhi không chỉ là người cha hiền, còn là người thầy đáng kính phục và ngưỡng mộ bởi chính ông đã truyền cho con gái tình yêu thơ ca và văn học nói chung, chính ông đã khích lệ Ý Nhi sáng tác thơ qua việc  gợi mở,  giảng giải cho cô con gái cưng  hiểu rõ cái hay, cái đẹp của những áng thơ Đường kiệt xuất,  tiêu biểu nhất  là bài “Hoàng  Hạc Lâu” của Thôi Hiệu. Thi phẩm hàm súc, đa nghĩa này gợi lên niềm nuối tiếc những điều tốt đẹp đã qua và nhiều suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống. Nhớ thương  bố, nhân vật trữ tình nhớ  cụ thể  không gian văn chương mà người  cha thắp lửa tình yêu thơ cho con khi ấy tắm đẫm trong hơi nóng ấm trà đặc sánh. Phấn sau của bài, người viết hồi tưởng lại chi tiết những vật dụng, những đồ ăn cuối cùng  chuẩn bị cho cha nhưng bố không dùng  được nữa rồi: “Bố ở đâu? / Bát bún thang / Củ khoai sọ chấm vừng /  Nắm xôi bỏ dở / Chẳng thấy bố ăn?”. Những câu hỏi và  hình ảnh ấy còn tươi nguyên trong tâm trí giờ đây chỉ còn là hoài niệm… Khổ thơ kết của bài thật độc đáo bởi chỉ có một câu thơ đứng độc lập : “Bố của con đã là của ngàn năm”. Câu trả lời này đã hóa giải tất cả những câu hỏi trước đó, là sự khẳng định cao nhất những tình cảm, những cống hiến và  giá trị cuộc đời người bố kính yêu.

Nếu không  thương nhớ  bố sâu sắc,  không thường xuyên gần gũi để thấu hiểu nhiều về bố, tác giả không thể có được bài thơ giàu cảm xúc chân thực  làm lay động lòng người đến như vậy.  

     unnamed                                   

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)