bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN THỌ ĐÃ THẦM THÌ VỚI BẠN ĐỌC!

 

VŨ NHO 085 589 0003

MỘT FAN NHIỆT THÀNH CỦA NHÀ THƠ BÀNH PHƯƠNG LAN! CHÚC MỪNG NHÀ THƠ!RẤT NỂ BÀI THƠ BẰNG 5 THỨ TIẾNG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

TRÂN TRỌNG CÁM ƠN NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH NGUYỄN QUANG TOẢN!ANH ĐÃ VỊN CÂU THƠ ĐỨNG DẬY!CHÚC ANH NHỮNG NGÀY VUI!

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN NHÀ THƠ TRẦNNH THANH MINH!

 

Trần Thanh Minh

HÀO KHÍ HÀM TỬ - CHƯƠNG DƯƠNG Trần Thanh Minh Lệnh chia cắt: hai đạo quân hung hãn Thoát Hoan mang vó ngựa bắc tràn vô Phối gọng kìm với lão tướng Toa Đô Giữa thế nước...

 

VŨ NHO 085 589 0003

NHÀ GIÁO KIM RẪN CÓ NHỮNG MẨU CHUYỆN RẤT THÚ VỊ! CÁM ƠN TÁC GIẢ ĐÃ CỘNG TÁC CÙNG TRANG CLB VĂN CHƯƠNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 19
Trong tuần: 804
Lượt truy cập: 1054977

KHỈ CẮN

hoa_sung_1

KHỈ CẮN

(Truyện ngắn)

LƯU BÁ THỊNH

 

Các cụ có câu: “Con một chớ đi đò đầy”, để nhắc nhở những nhà hiếm con, chớ nên cho con vào những nghề mạo hiểm trong cuộc đời như: nghề biển, nghề rừng, nghề đào mỏ...

Thế mà hắn đúng là con một trăm phần trăm, lại là con một di truyền hẳn hoi. Này nhé: ông hắn, bố hắn, và nay lại đến hắn. Hơn nữa hắn còn là đứa con cầu tự ở chùa Hương, nên vừa mới sinh ra, hắn đã được  bán khoán cho Đức Ông - trong một ngôi chùa vào loại linh thiêng nhất khu vực.

Ấy thế nhưng hoàn cảnh và cuộc đời lại
đẩy đưa hắn vào ngành Lâm nghiệp. Không biết hắn được Đức Ông che chở, hay phúc đức nhà hắn to, nên hơn 40 năm đi rừng, đi núi, trăm suối, nghìn đèo, hắn không hề bị hổ vồ, rắn cắn, đá lăn, lũ quét nhấn chìm, mà bây giờ hắn vẫn sống nhăn ra đấy. Hắn đã về hưu hơn 10 năm, nhiều lúc vui miệng với bạn bè, hắn bảo thế là đời hắn đã có lãi. “Người ta có khi sống chưa đến 60 tuổi thì toi, hoặc mới hưởng lương hưu được hai, ba năm đã quy tiên... Thế mà hắn đã ở lứa tuổi xưa nay hiếm...

Cuộc đời hắn cũng có nhiều chuyện thú vị, có chuyện cười ra nước mắt, có chuyện bi lụy, nhưng cũng khối chuyện vui ra phết.

Thấm nhuần ý nghĩa câu truyền miệng trong dân gian: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Để khỏi lãng phí thời giờ của quý vị, tôi chỉ kể thử một chuyện của hắn làm vui.

Ngày ấy hắn còn trẻ, khoảng trên dưới 30 tuổi gì đấy. Tôi có một lần cùng đi khảo sát đất với hắn để trồng rừng liên doanh cây Keo lai ở Mã Đà - Đồng Nai. Chả là Keo lai, vừa là cây cho gỗ tốt để đóng đồ, làm nhà, làm nguyên liệu giấy, lại cải tạo đất, thế cho nên đâu đâu người ta cũng đua nhau trồng từ Bắc đến Nam.

Sau một ngày leo đồi, lội suối, chiều về chúng tôi rủ nhau đi uống cà phê thư giãn. Nhóm chúng tôi có 4 người kể cả hắn, ba chúng tôi đều là sinh viên mới ra trường, vóc dáng thư sinh, chỉ có hắn là dân Lâm nghiệp cựu, làm trưởng nhóm là trông có vẻ...

Người hắn tầm thước, dáng chắc nịch, mắt xếch, miệng rộng, tai lớn. Không biết có phải nghề đi rừng, leo núi thường xuyên đã luyện
cho hắn cái tác phong đi đứng nhanh nhẹn,
đôi tay luôn khuỳnh khuỳnh như dáng đi của con nhà võ, hay đó là gien di truyền do bố hắn để lại.

Khi bước vào quán, một anh bạn trong nhóm của chúng tôi vô tình, bước động vào một cái bàn làm đổ vỡ 2 ly cà phê của 2 người khách trông có vẻ rất ngầu và to con. Mặc dù anh bạn của chúng tôi đã nhanh nhảu xin lỗi, nhưng không biết vì sĩ với mấy cô gái ở bàn bên, hay máu nóng sẵn có của dân chơi anh chị, một trong hai vị khách nọ lớn tiếng “Đ... mẹ, mắt mù à. Ông thì đánh cho dập xương bây giờ!”.

Tôi thấy tình hình khá căng thẳng, mặc dù chúng tôi có bốn người, nhưng toàn là dân thư sinh trói gà không chặt, còn bọn chúng lại có những 2 người đều là dân đao búa!

Mặt tôi tái mét, cắt không còn hạt máu. Hai anh bạn kia của tôi cũng thế... Tôi không biết phải làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh oái oăm này, thì hắn - gã con một của chúng tôi đã từ từ bước tới bên, lên tiếng: “Này - người anh em, làm gì mà nhắng lên thế, muốn chơi thì chơi!” - Vừa nói hắn vừa xắn cao 2 tay áo sơ mi của hắn.

Tôi nhìn thấy hai cánh tay có bắp thịt cuồn cuộn rắn rỏi. Đặc biệt là trên cánh tay phải của hắn có một vết sẹo dài đến 6 cm vắt ngang cánh tay, đúng là di tích của một vết dao chém...

Không biết vì lời nói, hay vì nhìn thấy vết sẹo mà tự nhiên 2 tên kia xuống giọng: “thôi việc đã lỡ rồi, ta cho qua, lần sau đi đứng cho cẩn thận!”.

Thế là chúng tôi được một phen hú vía. Lúc ra về tôi cứ thắc mắc tự hỏi làm sao mà hai tên ngỗ nghịch lại bỗng dưng xuống thang như thế?

Mãi đến sau này, khi vào làm việc với các anh ở lâm trường Hiếu Liêm, tôi mới biết: Thì ra, nhìn thấy vết sẹo trên cánh tay của anh chàng con một - bọn chúng tưởng anh là đại ca “Chín rùa” - một tay anh chị, chùm bảo kê khét tiếng liều lĩnh trong các mỏ đào vàng trộm ở vùng Hiếu Liêm.

Khi đã thân nhau với hắn, tôi được biết:
vết sẹo đó là do hắn bị khỉ cắn. Con khỉ con,
bạn hắn nuôi để cho vui nhà, nhưng vì đến giai đoạn động đực, đã cắn hắn vào đúng tĩnh mạch. Không may cho hắn, trong quá trình chữa chạy, vết thương bị nhiễm trùng, nên sau này đã tạo ra vết sẹo như vậy. Bác sĩ bảo hắn: “nếu ông muốn, chúng tôi sẽ mổ ra khâu lại thì vết sẹo sẽ nhỏ đi”? Hắn nói: “Ồ để thế có khi lại hay đấy!”. Và quả nhiên vết sẹo đã cứu hắn và chúng tôi qua một tình cảnh éo le?

Thế rồi: “trong một bữa tiệc liên hoan nho nhỏ, khi rượu vào hắn nói”. Đời là thế đấy: Người ta đôi  khi lại sợ cái giả. Mà cái giả lại có đầy ra đấy? Sống là phải tỉnh táo.


Đồng Nai 4/3/2016 Thanh Bình

tay-bac7

 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Nguyễn Thị Mai
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003.
Nhà văn, Phó Gs, Tiến sỹ VŨ NHO:  vunho121@gmail.com