bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 17
Trong ngày: 83
Trong tuần: 1573
Lượt truy cập: 776079

LỜI RU BUỒN

Lời ru buồn...

               HOÀNG DÂN

hoang_dan_1

          NHÀ GIÁO NHÀ VĂN HOÀNG DÂN

Trong vô số những câu ca dao đã trở thành những lời ru con khi bổng khi trầm, lúc khoan lúc nhặt của lớp lớp những người mẹ lam lũ tần tảo mà suốt cuộc đời dường như nỗi buồn vẫn nhiều hơn niềm vui thì câu:

Đêm qua mới gọi là đêm

Ruột xót như muối dạ mềm như dưa

được coi là câu có tần số cao nhất, được nhiều người nhập tâm nhất và có lẽ cũng ám ảnh nhất! Đêm qua là đêm nào? Không thể xác định! Mới gọi là đêm là đêm gì? Không thể biết! Một câu hỏi phiếm chỉ không thể định vị về thời gian và một câu hỏi phiếm chỉ không thể định tính về bản chất đã làm nên một chân lí tâm trạng nhất định đúng cho mọi thời đại! Phải chăng đó chính là lí do đã khiến cho một bé gái khi lọt lòng thì được nghe lời ru, lớn lên chợt hiểu lời ru và khi làm mẹ thì cất lên lời ru như một định mệnh? Lời ru ấy cứ âm thầm và bền bỉ truyền từ đời này qua đời khác, lan xa, tỏa rộng tới mọi miền quê. Trong tiếng võng đưa kẽo kẹt của những buổi trưa hè oi ả, lời ru dường như chùng xuống, nao lòng. Trong những ngày đông mưa phùn gió bấc cắt da cắt thịt, lời ru dường như cũng thấm đẫm sự giá lạnh của đất trời. Nhìn hàng tre ủ rũ dưới nắng hè chói chang hay nhìn mái tranh thánh thót từng giọt mưa rơi, người ta càng tê tái với những lời ru văng vẳng... Sao buồn thế, hả trời?

Tuy các thông tin ở dòng thứ nhất đều phiếm chỉ, nhưng không hiểu sao nó lại có sức gợi và khả năng lay động tâm hồn con người đến thế? Bằng kinh nghiệm sống của mình, bất kì ai cũng có thể liên tưởng đến một cái đêm nào đó của riêng mình và có thể thầm gọi tên cái đêm ấy ra là đêm buồn, đêm bất hạnh, đêm khủng khiếp... Nhờ liên tưởng ấy mà ai cũng có thể tiếp nhận một cách thật tự nhiên, sở đắc dòng thứ hai: Ruột xót như muối, dạ mềm như dưa! Đến đây thì hầu như những bí ẩn của dòng thứ nhất đã được hóa giải. Thì ra đã có một đêm như thế, một đêm tan nát cả cõi lòng! Ruột xót như muối nghĩa là gì? Cách hiểu thứ nhất: đã có một vết thương đang ứa máu, nay lại bị xát muối vào khiến cho nó càng trở nên đau đớn hơn, đáng sợ hơn! Đúng là họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai! Với ý nghĩa này, ca dao còn có những câu:

  • Làm chi cho dạ ngập ngừng

Đã có cà cuống, xin đừng hạt tiêu!

  • Gió đưa cây cải về trời

    Rau răm ở lại chịu lời đắng cay!

  • Con cò ăn bãi rau răm

Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai?

  • Trời mưa ướt bụi ướt bờ

Ướt cây ướt cối ai ngờ ướt em?

Giả định có một chàng trai vừa ăn cướp vừa la làng, anh ta chẳng những đã phản bội cô gái, lại còn giở giọng ngậm máu phun người, vu cho cô gái đủ thứ tội lỗi xấu xa để có cớ rũ bỏ tất cả mà vẫn vô can! Cô gái đã nhẹ nhàng nói với chàng trai những lời chua xót, thấm thía: thôi, anh đừng nói nữa, bản thân tôi đã cay đắng lắm rồi (đã có cà cuống), xin anh đừng giáng thêm tai họa (xin đừng hạt tiêu)!...

Cách hiểu thứ hai là: phải cắn răng mà chấp nhận cái thực tế phũ phàng này để vượt qua nó và tiếp tục sống bởi muối cũng có thể là liều thuốc đặc hiệu dùng để sát trùng. Không chịu đựng nổi những đau đớn nhất thời thì làm sao có thể nên người được? Dạ mềm như dưa nghĩa là gì? Cách hiểu thứ nhất là: cõi lòng hoàn toàn tan nát, nghĩa là sụp đổ lòng tin, là tuyệt vọng. Với ý nghĩa này, ca dao có những câu:

- Tưởng giếng sâu em nối sợi gầu dài

Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây

  • Sông sâu còn có kẻ dò

Lòng người ai dễ mà đo cho tường

Cách hiểu thứ hai là: sau cơn chấn thương tâm hồn, con người có thể trở nên yếu đuối hơn, nhiều âu lo sợ hãi hơn, nhưng hiểu mình hơn; do đó vị tha hơn, dễ tha thứ hơn. Bởi xét cho cùng, trong cuộc đời, ai mà chẳng phải trải qua những cú sốc tâm lí với các mức độ khác nhau, tính chất khác nhau, hậu quả khác nhau?

Tóm lại, cuộc sống luôn tiềm tàng những yếu tố may rủi bất ngờ, nhưng dù có đau đớn đến đâu thì cuối cùng vẫn phải gượng dậy, tiếp tục hướng về phía ánh sáng của sự sống. Một kỉ niệm dù buồn đau đến đâu chăng nữa thì vẫn là quá khứ, trước mắt là cả một tương lai rất dài mà con người không thể chối bỏ!

Tuy nhiên, nói như vậy là để động viên an ủi nhau, là để đồng cảm và chia sẻ với nhau, chứ nỗi buồn thì vẫn có lối đi của riêng nó để len lỏi vào tâm hồn con người, để làm thành cái trạng thái buồn vui lẫn lộn trong mỗi lời ru. Có lẽ vì thế mà cái đêm qua ấy cũng đã được nói khá rõ trong ca dao:

  • Đêm qua vật đổi sao dời

Tiếc công gắn bó, tiếc lời giao đoan

Đêm qua rót đọi dầu đầy

Bắc non chẳng cháy, oan mày dầu ơi!

Đêm qua rót đọi dầu vơi

Bấc non chẳng cháy, dầu ơi oan mày!

Hóa ra, đêm qua là cái đêm xảy ra toàn những chuyện kinh thiên động địa hoặc những chuyện ngược đời không thể nào tin nổi! Đó là:

  • Một đêm xảy ra chuyện bội ước kinh khủng như cơn địa chấn rung chuyển và đảo lộn cả vũ trụ.
  • Một đêm cởi hết gan ruột ra để dâng hiến tuyệt đối, nhưng tiếc thay, lại nhầm địa chỉ!
  • Một đêm chưa kịp chuẩn bị về tâm lí, tình cảm ; nhưng đã bị cướp đoạt một cách thô bạo và oan uổng!

Đó là một đêm mất trắng tất cả những gì mà con người đã kiên nhẫn gom góp, trân trọng, nâng niu... Như thế, hỏi sao không buồn cho được?!

                                                                                             Núi Bò, 19.11.2009

tho-bien-dem

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)