NGUYỄN ĐÌNH NHỮ dịch
范 公 著
PHẠM CÔNG TRỨ
(1600 - 1675)
99Tuyển dịch thơ DANH NHO VIỆT NAM Phạm Công Trứ 范 公 著 (1600 - 1675) người xã
Liêu Xuyên, huyện Đường Hào, nay thuộc xã Nghĩa Hiệp, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Năm 27 tuổi,
ông đậu Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1628) và được bổ làm Tham tán trấn Sơn Nam. Do có công dẹp loạn,
thăng chức Đô ngự sử. Năm Thịnh Đức thứ 5 (1657) được vời làm Tham tụng, tước Yến quận công. Năm
Cảnh Trị thứ 6 (1668) hưu trí. Sau chúa lại cho triệu ông ra làm Tể tướng, cai quản việc 6 bộ. Năm 1675
ông mất thọ 76 tuổi, được thăng Thái tể, ban tên thụy là Kinh Tế. Ông được coi là một Tể tướng giỏi thời
Lê Trung hưng. Phạm Công Trứ hiện còn 17 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục.
扈 駕 征 順 化 紀 行
(珥 河 萑 舟)
聖 主 方 揚 吊 伐 兵
賒 艎 先 後 豎 神 旌
臨 流 炫 耀 篷 檣 影
壓 浪 喧 闐 鼓 角 聲
扶 日 從 臣 慚 算 略
乘 風 志 士 喜 功 名
南 溟 自 此 鯨 波 帖
江 漢 湯 湯 佇 告 成
范 公 著
HỘ GIÁ CHÍNH THUẬN HÓA KỲ HÀNH
(Nhị Hà hoàn chu)
Thánh chúa phương dương điếu phạt binh
Xa hoàng tiên hậu thụ thần tinh
Lâm lưu huyễn diệu bồng tường ảnh
Áp lãng huyên điền cổ giác thanh
Phù nhật tòng thần tàm toán lược
Thừa phong chí sĩ hỷ công danh
Nam minh tự thử kình ba thiếp
Giang Hán thang thang trữ cáo thành.
Phạm Công Trứ
Dịch nghĩa:
GHI VỀ CHUYẾN HỘ GIÁ CHÚA
ĐI ĐÁNH DẸP Ở THUẬN HÓA
(Thuyền đi trên sông Nhị)
Chúa đang hùng dũng tiến đánh kẻ có tội
Thuyền lớn trước sau đều cắm cờ
Lan mặt sóng vẫn rõ bóng hai chèo, cột buồm
Lướt qua nước rộn tiếng trống và tiếng tù và
Bề tôi phò Chúa thẹn mình khi giúp mưu lược
Chí sĩ cưỡi gió mừng rỡ gặp hội công danh
Hẳn từ đây biển Nam im lặng sóng kình
Sông Giang sông Hán đang cuồn cuộn chờ báo chiến công.
________________________
* sông Hán và sông Giang
Cuối năm Quý Mùi (1643) chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng cất quân vào Thuận Hóa đánh chúa Nam là Nguyễn Phúc Lan. Cầm quân theo chúa có Tây quận công Trịnh Tạc, Quỳnh Nham công Trịnh Lệ, Hữu thị lang Nguyễn Quang Minh, Tự khanh Phạm Công Trứ, Nguyễn Danh Thọ. Quân đi từ bến sông Nhị Hà, ra cửa Thần Phù rồi vào Nam.
Dịch thơ:
GHI VỀ CHUYẾN HỘ GIÁ CHÚA
ĐI ĐÁNH DẸP Ở THUẬN HÓA
(Thuyền đi trên sông Nhị)
Chúa đang hùng dũng tiến quân vô
Thuyền lớn trước sau đều cắm cờ
Nước cuộn rõ hình buồm, mái đẩy
Sóng lan rộn tiếng trống, tù và
Bày tôi phò chủ thẹn mưu lược
Chí sĩ cưỡi mây gặp thế cờ
Từ đó biển Nam im sóng lớn
Hán, Giang* chờ đợi báo công to.
丁 儒 完
ĐINH NHO HOÀN
(1670 - 1716)
Đinh Nho Hoàn 丁 儒 完 (1670 - 1716) hiệu Mặc Trai, người xã An Ấp, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà 21 (1700) đời Lê Hy
Tông, từng làm Đốc trấn Cao Bằng, rồi Hữu thị lang bộ Công. Trước tác của Đinh Nho Hoàn để lại tuy
không nhiều nhưng được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao: “Thơ Đinh Nho Hoàn nhuần nhị, ngọt
ngào và chứa chan những tình cảm, ý vị, đẹp đẽ, thể hiện nồng nàn lòng yêu quê hương đất nước và
niềm tự hào dân tộc” (Tổng tập văn học Việt Nam, T6, tr.315).
渡 珥 河 繾 題
舟 泛 新 春 壓 晚 寒 ,
江 亭 宴 襬 渡 江 干 .
天 香 諾 透 千 重 水 ,
碧 練 平 舖 十 里 瀾 。
桂 棹 蘭 漿 初 試 險 ,
臣 忠 子 孝 利 排 難 。
花 檣 高 揭 功 成 日 ,
戲 訪 前 津 帶 笑 看 。
丁儒 完
ĐỘ NHỊ HÀ KHIỂN ĐỀ
Chu phiếm tân xuân áp vãn hàn,
Giang đình yến bãi độ giang can.
Thiên hương nặc thấu thiên trùng thuỷ,
Bích luyện bình phô thập lý lan.
Quế trạo lan tương sơ thí hiểm,
Thần trung tử hiếu lợi bài nan.
Hoa tường cao yết công thành nhật,
Hí phỏng tiền tân đới tiếu khan.
Đinh Nho Hoàn
Dịch nghĩa:
CẢM HỨNG ĐỀ THƠ
KHI VƯỢT SÔNG NHỊ HÀ
Trong mùa xuân mới, thuyền lướt đè cái lạnh muộn màng,
Sau khi kết thúc tiệc ở đình ven sông thì vượt qua bờ sông.
Hương trời cho thấy xuyên qua nghìn tầng nước,
Dải lụa biếc (con sông) trải ra mười dặm sóng.
Chèo quế sào lan lần đầu tiên thử thách nguy hiểm,
Niềm trung của bề tôi, cái hiếu của người con có lợi cho vượt qua khó khăn.
Đến ngày thành công (trở về), cột buồm hoa giương cao,
Lại đến thăm chơi bến cũ ngắm nhìn cùng với nụ cười.
Dịch thơ:
CẢM HỨNG ĐỀ THƠ
KHI VƯỢT SÔNG NHỊ HÀ
Xuân sớm thuyền trôi cuối tiết hàn
Giang đình vãn tiệc vượt sông sang
Hương trời xuyên thấu nghìn tầng nước
Sóng lụa trải ra mấy dặm làn
Chèo quế, sào lan qua hiểm trở
Tôi hiền tử hiếu vượt gian nan
Thành công trở lại giương buồm tiến
Bến cũ về thăm thú ngập tràn!
Đ. N.
Người gửi / điện thoại