bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ BÀI VIẾT CÔNG PHU, THÚ VỊ!CHÚC BÁC VUI KHỎE!TRÂN TRỌNG!VŨ NHO

 

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 24
Trong ngày: 129
Trong tuần: 961
Lượt truy cập: 736870

NGUYỄN VĂN SONG VIẾT VỀ MẸ

NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN SONG

VIẾT VỀ MẸ 

 

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

 

 

ng_xun_xuyn





Nhà thơ Nguyễn Văn Song sinh năm 1974, tại Vân Điềm, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Hiện là giáo viên Trường Trung học Phổ thông Phù Cừ, Hưng Yên. Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Đi từ phía cổng làng, Mẹ và sen. Đoạt giải B (không có giải A, đồng hạng với nhà thơ Tòng Văn Hân (Điện Biên) với tác phẩm MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM) cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 2019 - 2020.

----------

Đọc thơ Nguyễn Văn Song viết về Mẹ, người đọc thấy sự cần cù, kiên nhẫn và trung thành của anh trong việc chọn hướng đi, chọn cách viết. Hình ảnh Mẹ trong thơ Nguyễn Văn Song luôn là hình ảnh người mẹ của làng quê nghèo khó, lam lũ, tảo tần với gam màu tối, với những hình ảnh xưa cũ quen thuộc đã được nhiều nhà thơ, nhiều thế hệ nhà thơ tiếp cận khai thác.

Tôi đã đọc khá nhiều bài thơ của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Song viết về Mẹ nhưng chưa thấy bài thơ nào anh viết về niềm vui, hạnh phúc của người mẹ, cũng chưa gặp nụ cười hay dáng mẹ đứng thẳng lưng trong các bài thơ anh đã viết! Lạ thật! Chẳng lẽ cả đời người mẹ không có được một niềm vui? Chẳng lẽ con cái được nuôi dậy nên người mẹ cũng hà tiện một nụ cười? Tôi nghĩ trên thế gian này không có người mẹ nào như thế! Và trong tâm trí của bất cứ người con nào thì những lo toan, vất vả của mẹ, những vui buồn thường nhật của tình mẫu tử sẽ luôn nằm trọn trong trái tim với đủ cung bậc, sắc thái nên ký ức về mẹ chỉ một gam màu, một cung bậc tình cảm như thế thì không thể!

Có lẽ nhà thơ Nguyễn Văn Song tâm niệm muốn lấy được sự đồng cảm của bạn đọc thì hình ảnh, ngữ điệu phải quen thuộc mới chạm tới nỗi xót thương của người đọc, mới lấy được nước mắt của người yêu thơ nên thơ viết về mẹ của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Song luôn lấy chất liệu là ngữ điệu xót xa của tâm trạng "ôn nghèo kể khổ", bằng những hình ảnh mẹ được anh đồng nhất với hình ảnh của sự lam lũ, nghèo khó nên mới đọc thơ anh một hai bài người đọc sẽ dễ đồng cảm với "nhân vật trữ tình trong thơ" nhưng nếu đọc nhiều hơn nữa sẽ gặp sự lặp lại về ngữ điệu, về hình ảnh, sắc thái đã quá quen thuộc trong cách khai thác của nhiều nhà thơ, thành ra dù nhà thơ Nguyễn Văn Song đã cố bỏ nhiều công sức trau chuốt câu thơ, trau chuốt bài thơ để có những câu thơ chạm được vào nhịp rung cảm của bạn đọc thì với những người đọc kỹ tính một chút, ưa sự sáng tạo một chút vẫn sẽ chau mày, thiếu kiên nhẫn để ngồi đọc hết nửa tập thơ:

- "Đồng xa mót tép mò cua

Mẹ về nghẹn gió giữa trưa nắng trầy"

(Gi tre)

- "Mùa đông lội xuống đồng làng

Mẹ gầy sương đổ bóng càng thêm xiêu"

(Mùa đông ca m)

- ”Mẹ ngồi sàng nhũng đêm dài

Sẩy từng câu hát thức ngoài thềm sương”’

(Đàn cò ca M)

- "Mẹ ta quần mảnh, áo nâu

Đêm khuya cặm cụi ngồi khâu dưới đèn"

(Tiếng cuc nđêm)

- "Giường đơn thiếu dáng mẹ gày

Nan tre buốt lạnh chở đầy hắt hiu"

(M vng nhà)

- "Trưa hè tãi thóc, lật rơm

Bàn chân sấp ngửa chạy cơn mưa rào

Ai làm giông gió ba đào

Để cho bóng mẹ ngã nhào đổ xiêu"

(Đôi bàn chân m)

........

Tuy kiên nhn và trung thành vi vic chn hướng đi, chn cách viết nhưng mừng là nhà thơ, nhà giáo Nguyn Văn Song cũng rt ý thc tiếp thu góp ý ca các bn văđể câu thơ, bài thơ ca anh thành hay, thêm cm xúc. Ví như mt ln vào trang facebook cá nhân ca anh tôi "b" my ch "nhẹ bẫng", "nháo nhào 4 câu thơ cui bài “Cõng Mẹ” ám nh nên viết vài dòng cm nhn v bài thơ, vi nhng cm xúc rt tht v 4 câu thơ cui bài:

"Đọc “Cõng Mẹ”, tôi rất thích 4 câu thơ cuối bài:

"Mẹ nằm nhẹ bẫng lưng con

Mà nghe muôn vạn núi non đổ ào

Lưng dài, vai rộng, thân cao

Một lần cõng mẹ nháo nhào bóng xiêu."

Bốn câu thơ với những chữ gợi nhiều cảm xúc như: "nhẹ bẫng", "nháo nhào" khiến câu thơ dễ thấm sâu vào trái tim người đọc. Hai chữ "nhẹ bẫng" trong câu "Mẹ nằm nhẹ bẫng lưng con" làm người đọc nghẹn lòng chưa kịp lắng xuống thì 2 chữ "nháo nhào" trong câu kết bài thơ: "Một lần cõng mẹ nháo nhào bóng xiêu" như bồi thêm để cảm xúc nơi người đọc thêm se sắt. Bốn câu thơ đó chưa đến mức tuyệt hay nhưng để viết được những câu thơ hay như thế thì ngoài tình yêu, lòng biết ơn sự vất vả hy sinh của Mẹ luôn đậm sâu trong tâm tưởng thì sức lao động, sự sáng tạo của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Song góp phần không nhỏ!"

Sau đấy, tôi được nhà thơ Nguyn Văn Song cho biết, ban đầu 2 câu kết anh viết: “Lưng dài, vai rộng, thân cao / Một lần cõng mẹ ngã nhào bóng xiêu” nhưng khi gđăng  tp chí Văn Ngh Quân Đội thì biên tp Lý Hu Lượng đã gi ý anh đổi “ngã nhào” thành “nháo nhào” va th hiđúng tâm trng tr tình mà ch li không cũ. Nhà thơ Nguyn Văn Song thy 2 ch "nháo nhào" nâng câu thơ hay lên nhiu nên đã chnh sa theo gi ý ca biên tp Lý Hu Lượng.

*.

Hà Nội, ngày 25 tháng 10-2024

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

hoa_sung_1

.

 

 
 
 
 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)