bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 0855890003

CÁM ƠN ANH ĐỨC BÌNH CỘNG TÁC!CHÚC ANH VUI KHỎE!

 

ĐỨC BÌNH

Xin cám ơn BAN BT trang TÁC PHẨM VÀ BẠN ĐỌC !

 

VŨ NHO 085 589 0003

Tôi không xem chương trình VUA TIẾNG VIỆT. Cứ theo những gì bác Đinh Y Văn tường thuật thì đích thị là TRÒ CHƠI Đoán từ. Người nhìn từ trong Từ Điển, nói "chữ" đầu của từ, rồi nói "chữ" sau. Người kia...

 

Đinh Y Văn

Trân trọng cảm ơn Tổng biên tập đã dành sự quan tâm đến bố con cụ Đinh Y Văn!

 

Đinh Y Văn

Xin có lời thưa lại, hình như cụ ĐYV bị quy oan là “lơ mơ” ?! Tên chính thức vòng 2 chương trình Vua tiếng Việt là GIẢI NGHĨA, không phải là ĐOÁN TỪ bác ạ.

 

vũ nho 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TÁC CỦA NHÀ BÁO, NHÀ NGHIÊN CỨU NGHIÊM THỊ HẰNG!

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 204
Trong tuần: 1012
Lượt truy cập: 773513

CON CHÓ VÀNG CỦA MẸ

CON CHÓ VÀNG
CỦA MẸ

       LƯU BÁ THỊNH

Mỗi lần đọc bài thơ “ Sao không về vàng ơi” của nhà
thơ Trần Đăng Khoa tôi lại nhớ tới con chó vàng của mẹ .
Một kỷ niệm sâu sắc, đầy ân hận mà tôi không thể nào
quên được.
Năm ấy mẹ tôi nuôi đước một con chó vàng rất đẹp,
bụng thon, ngực nở, đầu to, tai vểnh, mắt sáng to tròn, với
bộ lông vàng mượt, dáng như con ngựa chiến, nó lại có
đốm lưỡi nên rất khôn , nhất là mấy năm liền, mẹ không
nuôi được một con chó nào, dù là con mực, con khoang
hay con đốm. Những con trên: con thì chết yểu, con nuôi
chưa được một năm đã chết, con bị người ta bắt trộm. Cho
nên mẹ tôi quý con chó này lắm, mà con chó cũng tỏ ra rất
mến chủ
Đặc biệt là 2 đứa con của tôi, chúng cũng rất thích con
chó. Mỗi khi vợ chồng tôi đưa các cháu về quê thăm bà nội,
chúng thích thú vì được chay nhảy thoải mái, lại còn được
chơi đùa với con vàng. Thằng lớn thường nhảy lên lưng
con vàng, miệng hét nhong nhong, vung tay, vung chân
như kỵ sỹ cưỡi ngựa., còn thằng nhỏ thường túm lấy đuôi
con chó, làm cho nó phải ngúng nguẩy bứt ra, có lúc bứt
không được nó vùng lên kêu ăng ẳng, thế là cu cậu thích
chí cười khanh khách.
Cho nên cứ đến chiều thứ bảy là các cháu lại đòi
được về quê thăm bà nội, để được chơi với con vàng.
Những năm ấy cũng là những năm cuối của thập niên
bảy mươi trong thời kỳ bao cấp. Đối với tôi cũng là những
năm gian khó, vất vả nhất. Vì chúng tôi đều là những công
chức, hưởng lương ba cọc ba đồng, sống trong khu tập thể
nhà nước ở ngoại vi Hà Nội, cái gì giá cả cũng đắt đỏ.


Chúng tôi lại sinh liền một lúc hai câu con trai cách
nhau chỉ mười sáu tháng. Có con trai tôi phấn khởi lắm, tôi
bảo với vợ : vất vả mấy chúng mình cũng cố nuôi cho các
con khôn lớn.
Thế là sau giờ làm việc, vợ tôi lại phải tranh thủ đi bán
kem, tôi cũng đi vẽ thuê tranh bảo hộ lao động để kiếm
thêm tiền chợ. Thực tế chúng tôi phải chịu bao nhiêu lo
toan vất vả, mặc dù cháu đầu đã được 4 tuổi, cháu thứ hai
đã hơn 2 tuổi, lúc mới sinh ra cháu nặng 4.2 kg, nhưng vì
phải đi nhà trẻ sớm, nên cháu hay bị rối loạn tiêu hoá. Vì
vậy thường xuyên cháu phải vào bênh viện. Mỗi khi có một
cháu bị ốm và nhất là có cháu phải nhập viện, vợ chồng
chúng tôi lo sốt vó, lúng ta lúng túng không biết gửi con cho
ai.
Đã có lần chúng tôi đưa mẹ tôi ra ở cùng để trông các
cháu đỡ đần, nhưng chỉ được vài tháng cụ lại đòi về quê vì
các cụ còn phải chăm lo cúng giỗ tổ tiên, đi chùa đi chiền,
hàn huyên với bà con lối xóm, mà thực tế sống trong một
căn phòng hơn chục mét vuông với 5 người lớn nhỏ, quả
thật là quá chật chội, các cụ không chịu được.
Tôi nhớ có lần cháu thứ hai của chúng tôi bị bệnh kiết
lỵ, phải vào viện cấp cứu. Chúng tôi đã vét đến đồng bạc
cuối cùng trong sổ tiết kiệm, để lo thuốc thang cho cháu, rồi
vay nóng, giật tạm của anh em, bạn bè trong cơ quan,
nhưng cũng không đủ. Tôi phải vội về quê xin tiền của mẹ.
Nhưng mẹ tôi cũng không còn, vì có một ít tiền, cụ đã lo chi
vào cái giỗ của ông nội tôi tuần trước. Cụ đi hỏi vay các bà
hàng xóm cũng chỉ được bốn chục ngàn, vì họ cũng kẹt do
lúc đó đang trong mùa giáp hạt.
Thế mà số tiền thuốc phải mua ngoài loại đặc biệt để
chữa cho cháu hết những một trăm đồng cơ, thật là hoạ vô
đơn chí. Tôi đang lúng túng không biết xoay sở ra làm sao
thì mẹ tôi bảo: Hay là ta bán con vàng đi ? Tôi bảo: Mẹ ơi
không được đâu, con vàng nó ngoan va còn để trông nhà


nữa chứ. Nhưng mẹ tôi cương quyết, liền chạy ra chợ gọi
người mua chó vào bán con vàng vừa được sáu chục ngàn
đồng. Mẹ đưa tiền cho tôi giục mau ra bệnh viện với
cháu.Tôi giắt xe đạp ra cổng mà mắt ứa lệ, cảm thấy trông
vắng, hụt hẫng như vừa mật đi một cái gì lớn lắm, đặc biệt
là ánh mắt của con vàng khi bị người ta lôi đi, Nó tỳ chân
trước vào nền gạch sân nhà, cố tình không đi, mắt ứa lệ
nhìn tôi như cầu khẩn van xin, nhưng rồi cái thòng lọng oan
nghiệt của người mua chó cứ lôi nó đi. Tôi vội ngoảnh mát
đi chỗ khác. Mẹ tôi cũng chạy sang nhà hàng xóm lúc nào
tôi cũng không biết nữa, ngay sau khi đưa tiền cho tôi. Tôi
chắc là cụ cũng không muốn nhìn cảnh người ta lôi con
vàng đi.
Thế rồi bệnh tình của con tôi cũng qua khỏi. Chúng tôi
vô cùng mừng rỡ, cảm ơn trời phật đã giúp chúng tôi qua
cơn sóng gió.
Sau một tháng trời, chúng tôi lại đưa các cháu về quê
thăm bà nội.Về đến nhà mẹ tôi mừng rối rít, cứ ôm lấy
thăng cháu nội thứ hai mà xuýt xoa, thế nào, cháu khỏi hẳn
chưa, bây giờ đã ăn được mấy bát cơm? Mày làm tao lo
quá!
Được một lúc thằng lớn hỏi: bà ơi, con vàng của nhà
ta đâu rồi? mẹ tôi nói nó đi chơi đâu đó thôi, chắc là tý nữa
nó về. Sáng hôm sau, mới ngủ dậy nó đã hỏi bà: bà ơi con
vàng nó về chưa? Tôi vội chạy ra dỗ nó. Để bố gọi nó về
cho. Tôi gọi mãi mà không được, thế là nó đòi tôi phải đưa
nó đi tìm con vàng. Tôi cũng dắt nó ra đường, miệng lúc
huýt sáo, lúc gọi vàng ơi ra vẻ tìm con vàng cho nó nguôi
đi, nhưng đi được một lát, chúng tôi gặp cu tý, con anh bạn
hàng xóm. Cu Tý hỏi: Hoàng đi đâu đấy? Con tôi bảo: Tớ đi
tìm con vàng của tớ.
Tôi chưa kịp ngăn lại thì cu Tý đã nói: Con vàng nhà
cậu bị bán rồi, chính mát tớ trông thấy mà lại. Thế là con


tôi lăn ra đường, khóc ầm lên bắt đền ai đã bán đi con chó
của nó?.
Về đến nhà, mẹ tôi phải dỗ nó. Ừ bà hư, bà bán con
vàng của cháu, thôi cháu cứ nín đi mai bà lại mua con khác
đẹp hơn đền cho cháu.
Thế rồi chuyện cũng qua đi, các con tôi cũng khôn lớn,
chúng cũng được đi công tác, dựng vợ, gả chồng. Có điều
cả hai cháu đều đi làm xa ở các tỉnh phía Nam. Hai vợ
chồng tôi cũng được về hưu, cùng ở nhà trông nom tổ
đường cho các cháu.
Rồi có một lần, vợ tôi phải vào trông cháu cho anh con
trai đầu, tôi ở nhà một mình, giữa 5 gian nhà rộng lớn, tôi
cảm thấy cô đơn trống vắng vô cùng.Tôi mới thấm thía nỗi
xót xa cơ cực của mẹ. Tôi mới hiểu tại sao mỗi lần tôi về
quê, mẹ tôi lại cứ níu kéo, muốn trò chuyện với tôi. Thì ra
người già rất sợ sự cô đơn, thế mà tôi lại bán đi cả con
vàng, nguồn an ủi của cụ khi con cái vắng nhà. Ôi sao tôi
lại là đưa con bất hiếu, bất tài như thế ? (Trích trong
tập truyện ngắn CON CHÓ VÀNG CỦA MẸ_Nhà xuất bản
Hội Nhà Văn ấn hành hành năm 2021

hoa_sung_1

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)