bannemoinhat2-banne3-banne4-banne5-banne6-banne7-bannecuoi
TÁC GIẢ QUEN THUỘC
BÀI VIẾT MỚI
PHẢN HỒI MỚI

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN SỰ CỘNG TAC NHIỆT TÌNH CỦA NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

nghiêm thị hằng 0948360597

rất cảm ơn PGS-TS Vũ Nho về những ý kiến khách quan

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC!CHÚC BÁC VUI KHỎE!

 

VŨ NHO 085 589 0003

CÁM ƠN BÁC ĐỖ CHIÊU ĐỨC VỀ BÀI VIẾT CÔNG PHU, THÚ VỊ!CHÚC BÁC VUI KHỎE!TRÂN TRỌNG!VŨ NHO

 

mike fun

bài rất hay tôi có thể lấy làm bài ktra ko

 
Xem toàn bộ
Đang truy cập: 26
Trong ngày: 131
Trong tuần: 963
Lượt truy cập: 736873

HUYỀN BÍ VÀ ĐỘC ĐÁO LỄ NHẢY LỬA...

Screenshot_20241022-061543_Gallery.jpg

Huyền bí và độc đáo Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn

                  PHẠM THỊ HỒNG THU
Mặt trời đã gác núi lúc lâu, màn nhung đen bao trùm một vùng rừng núi thanh
bình, yên ả, trong lành ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình,
tỉnh Tuyên Quang. Mới qua rằm tháng 9 mấy hôm, nhưng trời nhiều mây, chị
Hằng không xuất hiện, chỉ lác đác vài ngôi sao xa tít. Chúng tôi - đoàn của Hội
Nhà văn Hà Nội đi thực tế, phải dùng đèn pin điện thoại soi một đoạn đường vài
trăm mét để đến nhà truyền thống dân tộc Pà Thẻn xem Lễ Nhảy lửa.
Lễ Nhảy lửa của bà con dân tộc Pà Thẻn được công nhận là Di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia, là kho báu vô cùng quý giá của người Pà Thẻn từ ngàn xưa.
Chúng tôi vẫn ước ao được một lần thưởng thức.
Ở khoảng sân rộng trước nhà truyền thống, một đống củi, với những thanh khô
nỏ, to khoảng bắp tay, dài khoảng 2 mét, được xếp hình chóp, chờ khách đến đông
mới nổi lửa. Thầy cúng và gần chục thanh niên trai tráng mặc trang phục Nhảy lửa
của người Pà Thẻn, quần áo màu đen, viền cổ, tay và gấu áo bằng nẹp đỏ. Họ ngồi
trên chiếc chiếu gần mâm cúng. Mâm cúng đặt trên ghế gồm một đầu lợn luộc
chín, năm chén rượu, hương. Lót trên mâm để đặt lễ là hai tờ giấy rơm màu ngà,
đặt hình chữ thập. Loại giấy đặc biệt dùng để cúng của người Pà Thẻn được làm
bằng vỏ cây rừng cùng với rơm xay nhuyễn, ngâm nước, rồi lọc lấy bột làm giấy,
như loại giấy gió của người kinh. Họ hòa vào màn đêm, chỉ nghe tiếng gõ đàn
cúng, tiếng thầy cúng đọc bài cúng đều đều, nho nhỏ. Thầy cúng khoảng 30 phút,
mời các đấng linh thiêng tối cao về nhập vào các chàng trai. Lửa chưa nổi nhưng
có chàng trai được thần nhập vào đã nhảy chồm chồm.
Khách đến đông, lửa nổi lên, ngọn lửa hồng rực rỡ thắp sáng cả một vùng, lan
tỏa hơi ấm trong đêm sương cuối thu lành lạnh. Thầy liên tục cúng mời thần linh
về, không phải tất cả các chàng trai đều được “thần linh nhập”. Có người không
được “nhập”, có người được “nhập” ít, có người được “nhập” nhiều lần.
Lửa gần tắt, than đỏ rực, đây là thời điểm hồi hộp nhất, mãn nhãn nhất. Từng
chàng trai hoặc hai, ba chàng cùng một lúc nhảy vào lửa. Họ bốc lửa than tung lên
tạo thành những cây hoa lửa, những màn pháo hoa tuyệt mỹ. Tiếng reo hò của
khán giả càng cổ vũ các chàng trai biểu diễn thăng hoa. Các chàng trai là những
anh nông dân hàng ngày làm công việc đồng áng chân lấm tay bùn, vậy mà trong
Lễ Nhảy lửa, họ như những nghệ sĩ xiếc thực thụ, biểu diễn thật điêu luyện. Họ đi
chân không, tay không nhảy vào lửa, múa trong lửa, cầm cây lửa, ăn cả lửa mà
không bị bỏng, không bị xây xát. Quả thật là thần bí. Lúc “thần linh nhập vào”,
trong người các chàng trai lạnh toát, muốn nhảy ngay vào lửa để sưởi ấm. Họ thích
thú với lửa và không hề có cảm giác sợ hãi, lúc thần linh nhập có hơi mệt, sau buổi
lễ lại trở về bình thường.

Không phải ai làm nghề thầy cúng cũng mời được thần linh về trong Lễ Nhảy
lửa. Phải là thầy cúng cao tay, giỏi nghề. Buổi lễ chúng tôi được xem do thầy cúng
Phù Văn Thành điều binh khiển tướng. Thầy Thành được người anh con nuôi của
gia đình là ông Húng Văn Hín truyền nghề cho. Ông Hín tuổi cao đã mất.
Hàng năm người Pà Thẻn ở xã Hồng Quang tổ chức Lễ hội Nhảy lửa để tạ ơn
thần linh, tổ tiên, cầu xin mùa màng tốt tươi, no ấm khỏe mạnh, không bệnh tật ốm
đau, bản làng thuận hòa, phát triển, con cháu hiếu thuận. Lễ hội được tổ chức vào
ngày 15 - 16 tháng giêng. Tối ngày rằm tổ chức Lễ Nhảy lửa. Thầy cúng đã dạy
truyền nghề cho học trò, có khoảng 20 - 25 người theo học. Theo được nghề thầy
cúng chỉ được 1 - 2 người, nhưng biết cúng Lễ Nhảy lửa đến nay vẫn chỉ có thầy
Phù Văn Thành đã gần 70 tuổi. Quả là một việc vô cùng khó.
Khi than đã tàn gần hết, các chàng trai dừng biểu diễn, thầy cúng bài thu quân về,
cảm ơn các vị thần đã giúp để có buổi Nhảy lửa tuyệt vời và cúng mời họ về trời.
Khi chưa tìm hiểu, nhiều người nghĩ các chàng trai nhảy lửa như các nghệ sĩ đã
được luyện tập từ bé nên bốc lửa, đi trên lửa, ăn lửa, múa lửa đã quen, tay chân
không bị bỏng. Không phải thế, nếu không có thầy cúng mời gọi thần linh trợ giúp
thì không có Lễ Nhảy lửa. Thật là huyền bí và độc đáo. Và vai trò của thầy cúng
thật đặc biệt.
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những nét văn hóa độc đáo
riêng. Lễ Nhảy lửa là phong tục, tín ngưỡng giá trị cần được bảo tồn, phát huy và
lưu giữ muôn đời cho người Pà Thẻn, cho đất Việt yêu dấu của chúng ta.
Lâm Bình, Tuyên Quang 20,21/10/2024
Phạm Thị Hồng Thu

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
BẢN QUYỀN THUỘC CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG
Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Vũ Quần Phương
Tổng Biên tập: N.văn, LLPB - P.giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho
Quản trị Website: Nhà văn, Nghệ sĩ Điện ảnh Cầm Sơn
 
ĐIỆN THOẠI & EMAIL LIÊN HỆ
Tel:  1- 0328 455 896. 2- 0855 890 003. 3- 0913 269 931
1.Thơ, Phê bình và các thể loại khác:  vunho121@gmail.com
2.Văn xuôi (truyện ngắn, bút ký...)  : soncam52@gmail.com
(Chú ý: Không gửi bài cho cả hai mà chỉ gửi 1 trong 2 địa chỉ)